Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau công tác dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 91 - 95)

Xuất phát từ thực trạng DĐĐT trên địa bàn huyện cùng với những tác động mà DĐĐT ảnh hưởng đến, những khó khăn và tồn tại sau DĐĐT, dựa trên những nghiên cứu của bản thân và tình hình cụ thể của huyện, định hướng, tham khảo một số tài liệu và tiếp thu những ý kiến đóng góp của người dân trực tiếp sản xuất, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Dũng như sau:

4.5.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa

- Tập trung tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến tận cán bộ, hội viên nông dân, làm cho người dân hiểu rõ và thực hiện đúng chính sách, pháp luật về thương mại cũng như việc kết nối cung cầu giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp

- Thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế để Hội Nông dân các cấp và đông đảo nông dân hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với lĩnh vực thương mại nông thôn. Các ngành chức năng cần làm tốt công tác xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản và quảng bá sản phẩm nông sản. Tạo điều kiện, cân đối bố trí tăng kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm nông sản nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững.

- Rà soát quy hoạch giao thông phù hợp với việc phát triển hệ thống hạ tầng thương mại nông thôn, bảo đảm nối liền mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị với các trục lộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân lưu thông hàng hóa và phương tiện vận chuyển. Triển khai thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; xây dựng các điểm bán hàng Việt Nam cố định tại các huyện và tổ chức các hoạt động Xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi.

- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động điều tra, khảo sát thị trường, mở rộng hệ thống phân phối ở địa bàn nông thôn, tổ chức các hội chợ hàng nông sản, sản phẩm làng nghề; hỗ trợ cung cấp thông tin, phổ biến tuyên truyền cho các chủ thể sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn nắm được quy định của pháp luật và cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho họ tiếp cận các nguồn thông tin về thị trường, giá cả, nguồn vốn tín dụng và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về thương mại.

- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển các thương hiệu Quốc gia về sản phẩm nông sản. Xây dựng rào cản đối với sản phẩm hàng hóa nông nghiệp nhập khẩu. Nghiên cứu, ban hành khung pháp lý về mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Quy hoạch và định hướng phát triển sản xuất các ngành hàng chủ lực theo chuỗi liên kết, nhất là thu hút đầu tư, giải quyết thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Cần phải có các hợp đồng về tiêu thụ nông sản để bà con nông dân yên tâm vào sản xuất.

4.5.2. Giải pháp về đầu tư mở rộng sản xuất

Tăng cường công tác khuyến nông. Ngoài việc xây dựng các mô hình sản xuất, các cánh đồng mẫu, thì các cơ quan chuyện môn cần hỗ trợ hộ nông dân tiếp cận được với khoa học , kỹ thuật.

- Mở các lớp tập huấn về nông nghiệp, hỗ trợ đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất.

- Đưa bà con đi thăm quan các mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao để học tập kinh nghiệm trong sản xuất.

- Mời các chuyện gia nông nghiệp về hỗ trợ giảng dạy cho bà còn tại địa phương khi muốn khởi nghiệp làm giàu bằng nông nghiệp.

Công tác này làm tốt sẽ giúp cho nông dân có một cách nhìn mới tổng quát hơn trước khi đưa ra quyết định sản xuất, song song với nó là việc quyết định đầu tư mở rộng các loại hình bền vững.

Từ việc định hướng phát triển sản xuất người nông dân cũng định hướng cho nguồn vốn bỏ ra để đầu tư mang lại hiệu quả cao

Để giải quyết được nguồn vốn phục vụ cho sản xuất của nông hộ, cần thực

+ Đa dạng hoá các hình thức tín dụng ở nông thôn, huy động vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích phát triển quỹ tín dụng trong nhân dân, hạn chế mức thấp nhất tình trạng cho vay nặng lãi.

+ Cần ưu tiên cho nông dân vay vốn phát triển kinh tế trang trại về trồng trọt, chăn nuôi.

Ngoài việc vay vốn từ ngân hàng lãi suất theo thoả thuận ra, Nhà nước cần có chính sách cho nông dân vay với lãi suất ưu đãi, thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng loại cây trồng, vật nuôi theo chế độ vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đảm bảo đúng chu kỳ sản xuất cho từng cây, từng con sát với thực tế.

4.5.3. Giải pháp về môi trường

- Khuyến khích sử dụng công nghệ sạch trong bảo vệ thực vật, người nông dân nên giảm thiểu thuốc BVTV, loại bỏ các thuốc BVTV độc hại cho môi trường cũng như cho chính sức khỏe bản thân.

- Khi đánh giá về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho thấy vẫn có những hạn chế trong việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV. Tỷ lệ N : P2O5 : K2O đối với cây trồng của các xã nghiên cứu là chưa hợp lý, lượng thuốc bảo vệ thực vật được người dân sử dụng nhiều. Do đó, cần có cán bộ nông nghiệp hướng dẫn cho người dân bón phân cho từng loại cây trồng theo đúng liều lượng quy định vừa tăng năng suất cây trồng, tránh lãng phí và đảm bảo môi trường đất.

- Hướng cho người dân tích cực bón các loại phân chuồng, phân hữu cơ để cải tạo đất trồng trọt, tuyên truyền cho người nông dân tích cực thu gom vỏ thuốc BVTV nông nghiệp để xử lý, không đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tích cực dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, giảm tới mức thấp nhất thuốc trừ sâu hóa học.

4.5.4. Giải pháp kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu sản xuất - Định hướng được sản xuất theo yêu cầu của thị trường

- Mở rộng các mô hình sản xuất lúa thơm mang thương hiệu “Gạo Thơm Yên Dũng".

- Đẩy mạnh sản xuất rau màu hàng hóa, đặc biệt là mở rộng diện tích trồng khoai tây xuất khẩu và các cây lương thực trong vụ đông.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với loại đất sản xuất.

- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sản xuất cho nông dân để mọi người dân hiểu và tiếp cận những yêu cầu của nền kinh tế thị trường về sản

phẩm mình làm ra, đáp ứng yêu cầu thị trường về chất lượng, hình thức và tính an toàn sản phẩm. Hạ giá thành sản phẩm ngay từ khâu sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh, tạo điều kiện tốt cho hoạt động dịch vụ đầu ra bao gồm chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với loại đất sản xuất 4.5.5. Giải pháp về giao thông, thủy lợi

- Có chính sách hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng.

- Giao thông và thuỷ lợi có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất. Trong sản xuất nông nghiệp, khả năng tiêu, thoát nước ảnh hưởng tới loại hình sử dụng đất. Vì vậy cần cải tạo, nâng cấp, làm mới hệ thống giao thông, thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương để người nông dân thuận lợi phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)