Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Dũng

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 58 - 62)

4.3. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Dũng

4.3.2. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Dũng

Hiện toàn huyện mới có 13/21 xã thực hiện dồn điền đổi thửa, một số xã đã đồn đổi thành công đất nông nghiệp, còn một số xã đang triển khai dồn đổi.

Những xã còn lại chưa có thôn nào đăng ký dồn điền đổi thửa.

Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả dồn điền, đổi thửa huyện Yên Dũng tính đến ngày 30/12/2015

STT Huyện Yên Dũng

DT đã thực hiện DĐĐT (Giao đất xong trên thực địa)

Số thửa/hộ trước và sau DĐĐT

Số diện tích BQ/hộ trước và sau DĐĐT

Số diện tích đang thực hiện DĐĐT

Tổng số (ha)

Trong đó Trước

DĐĐT (thửa/hộ)

Sau DĐĐT (thửa/hộ)

Trước DĐĐT (m2/hộ)

Sau DĐĐT (m2/hộ)

Diện tích (ha)

Đang TH đến bước Giao

đến hộ

Làm GT, TL

TỔNG CỘNG 3.361,86 3.259,00 102,86 683,30

1 Xã Tiến Dũng 427,18 399,38 27,8 5 đến 12 1 đến 3 3011 2853 75 0

2 Xã Đức Giang 394,93 391,31 3,62 5 đến 12 1 đến 3 3078 2941

3 Xã Đồng Phúc 241,42 234,81 6,61 5 đến 12 1 đến 3 4037 3970

4 Xã Đồng Việt 68,86 64,85 4,01 5 đến 12 1 đến 3 2347 2147 109,00 0

5 Xã Tư Mại 441,89 435,87 6,02 5 đến 12 1 đến 3 2703 2680

6 Xã Yên Lư 169,72 156,06 13,66 5 đến 12 1 đến 3 2686 2338 25,5 0

7 Xã Thắng Cương 221,97 218,28 3,69 5 đến 12 1 đến 3 4349 4479

STT Huyện Yên Dũng

DT đã thực hiện DĐĐT (Giao đất xong trên thực địa)

Số thửa/hộ trước và sau DĐĐT

Số diện tích BQ/hộ trước và sau DĐĐT

Số diện tích đang thực hiện DĐĐT

Tổng số (ha)

Trong đó Trước

DĐĐT (thửa/hộ)

Sau DĐĐT (thửa/hộ)

Trước DĐĐT (m2/hộ)

Sau DĐĐT (m2/hộ)

Diện tích (ha)

Đang TH đến bước Giao

đến hộ

Làm GT, TL

8 Xã Xuân Phú 180,93 179,98 0,95 5 đến 12 1 đến 3 2344 2348 180,80 0

9 Xã Tân An 22,15 21,19 0,96 5 đến 12 1 đến 3 2012 2036 47 5

10 Xã Quỳnh Sơn 300,71 288,53 12,18 5 đến 12 1 đến 3 2196 2215

11 Xã Lãng Sơn 369,58 366,57 3,01 5 đến 12 1 đến 3 2682 2779

12 Xã Trí Yên 180,35 170,17 10,18 5 đến 12 1 đến 3 3854 3763 246 0

13 Xã Cảnh Thụy 342,17 332,00 10,17 5 fđến 12 1 đến 3 3869 3892

Với thành công trong việc dồn đổi ruộng đất ở một số thôn, xã đã định hướng cho mô hình sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa được nhân rộng trên toàn huyện.

Những kết quả đạt được ở những xã của huyện đã chứng minh được hướng đi đúng đắn của công tác dồn điền đổi thửa . Kết quả dồn điền đổi thửa đã tạo ra những thửa lớn, ít phân tán nên đã khắc phục được những manh mún đất đai tạo ra, thuận lợi cho việc xây dựng những cánh đồng mẫu lớn trên đó có thể áp dụng cơ giới hoá một số khâu làm đất, gieo mạ, giảm công đi lại, có điều kiện áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật nên năng suất cây trồng tăng từ 15-20kg/ha/năm như ở xã Tư Mại, xã Cảnh Thụy... Đặc biệt trong quá trình tiến hành dồn điền đổi thửa nhiều địa phương đã tạo cơ hội cho nhiều hộ có vốn, có sức lao động, có kỹ thuật nhận ruộng một thửa cộng thêm một phần diện tích trong quỹ đất ngân sách xã (5%), các hộ này đã và đang phát triển theo hướng sản suất hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng tập trung vào các mô hình trang trại nhỏ, kết hợp chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế cao như ở xã Tư Mại, xã Lãng Sơn...

Qua bảng 4.4 về kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa của huyện Yên Dũng:

- Về diện tích, đến hết năm 2015 toàn huyện đã dồn đổi được 3.361,86ha , trong đó giao cho hộ nông dân là 3.259,0 ha; làm giao thông, thủy lợi hết 102,86 ha.

- Về số thửa, trước khi dồn đổi mỗi hộ có khoảng 5 đến 12 thửa, sau dồn đổi chỉ dao động từ 1 - 3 thửa/hộ.

Số diện tích bình quân/ hộ của các xã có xã tăng là Cảnh Thụy từ 3869m2 lên 3892m2/hộ, xã Thắng Cương tăng từ 4349m2 lên 4479m2/hộ. Các xã giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp là Xã Đồng Phúc giảm từ 4037m2 xuống 3970m2/hộ, xã Trí Yên giảm từ 3854m2 xuống còn 3763m2/hộ...và một số xã khác cũng giảm. Đây là tác động không mong muốn đối với những người sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nhưng cũng không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Qua quá trình dồn điền đổi thửa diện tích đất sản xuất của các hộ đã bị thu hẹp lại. Nguyên nhân là thực hiện chủ trương của Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa huyện, Ban chỉ đạo các xã, các hộ nông dân đã đồng tình bớt diện tích để thực hiện quy hoạch thiết kế lại giao thông thuỷ lợi nội đồng để thuận lợi cho sản xuất và chủ động trong tưới tiêu nước. Những

hộ trước chuyển đổi có diện tích ít thì không mấy bị ảnh hưởng, còn những hộ trước chuyển đổi có diện tích lớn thì quỹ đất sản xuất bị mất đi đáng kể, làm giảm sản lượng và thu nhập của hộ.

* Những ưu điểm và khó khăn, tồn tại sau khi thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Dũng.

- Ưu điểm:

Việc thực hiện dồn điền đổi thửa thành công đã hình thành những ô thửa lớn, hệ thống giao thông nội đồng được cải tạo, xây dựng đồng bộ đã tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất thành vùng tập trung và đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giảm chi phí công lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Sau dồn điền đổi thửa, công tác quản lý đất đai được thuận lợi hơn, đất công ích được tập trung lại thuận lợi cho việc phát triển xây dựng các trụ sở cơ quan sự nghiệp.

- Những khó khăn, tồn tại:

Nhận thức của một bộ phận nhân dân lo ngại sau khi dồn điền đổi thửa phải nhận được các thửa ruộng lớn tại khu đồng xa, đất đai xấu, khó canh tác; yêu cầu nghiêm ngặt thực hiện quy trình kỹ thuật trong triển khai xây dựng “cánh đồng mẫu lớn”, trong khi trình độ người nông dân không đồng đều, có thói quen sản xuất nhỏ lẻ, theo truyền thống…

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp của người dân không phù hợp với thực tế sử dụng sau dồn đổi gây tâm lý không yên tâm khi sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)