Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến cơ cấu cây trồng

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 76)

4.4. Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng

4.4.1. Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến cơ cấu cây trồng

Khi tiến hành sản xuất việc lựa chọn trồng cây gì? Nuôi con gì? ở đâu? Là vấn đề được quan tâm nhất của người nông dân. Dồn điền đổi thửa quy hoạch lại đồng ruộng đã buộc các các hộ nông dân phải lựa chọn được một số giống cây

trồng, vật nuôi phù hợp hơn, mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá là một tất yếu khách quan. Để nông sản trở thành hàng hoá và có chỗ đứng trên thị trường đòi hỏi nông sản phải có chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Từ yêu cầu đó các hộ nông dân đã ý thức được việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý trong sản xuất của hộ.

Trong quá trình chuyển đổi đi tới nền nông nghiệp hàng hóa, việc bảo đảm an ninh lương thực là điều kiện quan trọng nhất để người nông dân yên tâm thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, cần phải sử dụng hợp lý quỹ đất theo hướng thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đưa các loại cây, con giống có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa cho năng suất và chất lượng hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp, cây rau quả và các cây đặc sản khác.

Trên vùng đất vàn, tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng thành vùng chuyên canh, quy hoạch lại hệ thống giao thông và thủy lợi để tổ chức sản xuất thâm canh các giống lúa cao sản, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường. Các hộ đã có hướng sản xuất nông sản không chỉ cho năng suất mà còn phải đảm bảo chất lượng.

Nếu như trước khi dồn đổi, ruộng đất manh mún các hộ gia đình chỉ trồng những cây trồng truyền thống như lúa Tạp lai, lúa Khang dân, một số cây mầu như khoai lang,.. ngô. Sau dồn đổi ruộng đất, thửa ruộng đã lớn hơn, nhiều hộ gia đình đã chuyển sang các cây trồng có giá trị kinh tế theo hướng chuyên canh các loại cây hàng hóa như giống lúa Tám thơm, Bắc Thơm,Thiên Ưu, BC15, TBR225, khoai tây Đức, khoai tây Altanic xuất khẩu…

Theo kết quả điều tra thực tế kết hợp với số liệu thống kê về tình hình sản xuất nông nghiệp trong những năm qua trên địa bàn các xã nghiên cứu cho thấy, ở đây có các loại hình sử dụng đất phổ biến sau:

+ Loại hình sử dụng đất 2 lúa (LUT1).

+ Loại hình sử dụng đất 2 lúa – màu (LUT2).

+ Loại hình sử dụng đất chuyên rau màu (LUT3).

+ Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản (LUT4).

+ Loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả (LUT5).

Bảng 4.6 cho chúng ta thấy cơ cấu cây trồng của 2 xã điều tra trước và sau khi dồn đổi ruộng đất để thấy được rõ hơn sự thay đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất của các xã.

Bảng 4.6. Diện tích, cơ cấu cây trồng thay đổi trên địa bàn 2 xã nghiên cứu

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất

Diện tích đất nông nghiệp

Cảnh Thụy Quỳnh Sơn

Trước DĐĐT Sau DĐĐT Trước DĐĐT Sau DĐĐT

SL (ha)

CC (%)

SL (ha)

CC (%)

SL (ha)

CC (%)

SL (ha)

CC (%) 451,5 100,0 454,6 100,0 422,3 100,0 431,9 100,0

2 lúa (LUT1)

2 lúa – 1 cây vụ đông (LUT2)

- Lúa xuân- lúa mùa 250,09 55,39 226,26 49,77 234,96 55,63 220,41 51,03 - Lúa xuân- lúa mùa- khoai tây 63,62 14,09 78,07 17,17 57,70 13,66 64,72 14,98 - Lúa xuân- lúa mùa- cà chua 36,97 8,19 38,09 8,37 23,52 5,57 25,10 5,81 - Lúa xuân- lúa mùa- đậu tương 20,33 4,5 26,17 5,75 15,00 3,55 17,67 4,09

Chuyên rau, màu (LUT3)

- Ngô xuân - rau các loại -su hào đông 27,81 6,15 30,76 6,76 20,13 4,76 22,51 5,21 - Lạc – đậu tương – khoai lang 12,0 2,66 13,02 2,86 18,02 4,26 18,79 4,35 - Cà chua – đậu tương – su hào 17,90 3,96 18,42 4,05 10,45 2,47 14,08 3,26

Nuôi trồng thuỷ sản (LUT4) - Chuyên cá 12,98 2,86 13,61 2,99 21,32 5,05 24,18 5,59

Cây ăn quả lâu năm (LUT5) -Táo Đài loan 9,8 2,17 10,2 2,24 15,6 3,69 17,87 4,13

Chuối tiêu - - - - 5,6 1,32 6,57 1,52

Nguồn: UBND xã Cảnh thụy, xã Quỳnh Sơn

Từ bảng 4.6 cho thấy:

- Qua các loại hình sử dụng đất thì đất 2 lúa (LUT1) trước dồn đổi xã Cảnh thụy là 250,09 ha chiếm 55,39% diện tích đất nông nghiệp của xã, sau dồn điền có diện tích là 226,26 ha chiếm 49,77% diện tích đất nông nghiệp của xã ; Xã Quỳnh Sơn trước dồn điền có diện tích là 234,96 ha chiếm 55,63% diện tích đất nông nghiệp của xã, sau dồn điền có diện tích là 220,41 ha chiếm 51,03%

diện tích đất nông nghiệp của xã. Việc giảm diện tích đất 2 lúa ở 2 xã trên là do sau dồn điền hệ thống tiêu thoát nước thuận lợi hơn cho người dân chuyển đổi sang đất 2 lúa 1 màu .

- Loại hình sử dụng đất 2 lúa 1 cây vụ đông có 3 kiểu sử dụng đất là: lúa xuân – lúa mùa – khoai tây; lúa xuân – lúa mùa – cà chua; lúa xuân lúa – mùa – đậu tương. Đối với đất lúa xuân- lúa mùa – khoai tây trước dồn điền đổi thửa xã Cảnh Thụy có diện tích 63,62 ha, chiếm tổng 14,09% diện tích đất nông nghiệp, đến sau dồn điền đổi thửa có diện tích 78,07ha, chiếm tổng 17,17% diện tích đất nông nghiệp xã; xã Quỳnh Sơn trước dồn điền có diện tích là 57,70 ha chiếm 13,66% diện tích đất nông nghiệp của xã, sau dồn đổi có diện tích là 64,72 ha chiếm 14,98% diện tích đất nông nghiệp của xã. Với loại hình sử dụng đất 2 lúa 1 cây vụ đông này đã có sự tăng lên về diện tích cũng như cơ cấu cây trồng.

- Loại hình sử dụng đất chuyện rau màu với diện tích, cơ cấu cây trồng của 2 xã nghiên cứu cũng tăng hơn so với trước dồn điền.

- Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trước dồn điền đổi thửa xã Cảnh Thụy có diện tích 12,98 ha, chiếm 2,86% , đến sau dồn điền đổi thửa có diện tích tăng lên là 13,61 ha, chiếm 2,99% diện tích đất nông nghiệp của xã. Xã Quỳnh Sơn trước dồn điền đổi thửa có diện tích là 21,32 ha chiếm 5,05 %, sau dồn điền đổi thửa có diện tích là 24,18 ha chiếm 5,59 % diện tích đất nông nghiệp của xã. Như vậy nhìn vào diện tích đất nuôi trồng thủy sản sau dồn đổi thì Xã Quỳnh Sơn có diện tích tăng hơn so xã Cảnh Thụy.

- Loại hình sử dụng đất cây ăn quả lâu năm sau dồn điền cũng tăng lên về diện tích cũng như cơ cấu cây trồng

Việc dồn điền đổi thửa đã làm cho quy mô thửa ruộng được tăng lên, tạo điều kiện chăm sóc, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh và áp dụng các tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào đồng ruộng và đặc biệt là sự thay đổi giống cây trồng phù hợp trong sản xuất đã làm cho năng suất cây trồng tăng lên rõ rệt.

Như vậy qua các loại hình sử dụng đất trên cho ta thây sau dồn đổi xã Cảnh Thụy trú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo loại hình 2 lúa -1 cây vụ đông. Xã Cảnh Thụy sau dồn đổi cũng đã xây dựng được các cánh đồng mẫu lớn trồng lúa thơm và cánh đồng mẫu khoai tây cho xuất khẩu. Xã Quỳnh sơn trú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo loại hình 2 lúa- 1 cây vụ đông, nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả lâu năm.

4.4.1.1. Dồn điền đổi thửa đã thúc đẩy sự thay đổi các mô hình sản xuất

Cùng với sự phát triển nền kinh tế chung của toàn huyện, sau dồn điền đổi thửa huyện Yên Dũng đã xây dựng các mô hình sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa đó là xây dựng cánh đồng mẫu lúa thơm mang thương hiệu “Gạo Thơm Yên Dũng” và mô hình sản xuất khoai tây với diện tích lớn xuất khẩu cho các công ty chế biến thực phẩm.

Sau khi hoàn thành công tác chuyển đổi ruộng đất trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao như:

- Mô hình trang trại hỗn hợp: trồng cây ăn quả– chăn nuôi gia súc, gia cầm - Mô hình trồng khoai tây cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Cảnh Thụy và Quỳnh Sơn.

- Mô hình 2 vụ lúa và trồng cây vụ đông.

- Mô hình lúa cho hiệu quả kinh tế cao.

- Mô hình chuyên nuôi cá: những vùng có địa hình thấp, thường xuyên bị ngập úng các hộ gia đình đã đầu tư đắp bờ, đào đất để tạo thành ao nuôi cá cho hiệu quả kinh tế cao.

Sau chuyển đổi, đã tạo ra những thửa đất có quy mô diện tích lớn, đáp ứng nhu cầu tích tụ đất đai, trên địa bàn huyện đã hình thành các trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, được thể hiện trong bảng 4.7:

Qua điều tra cho thấy: xã Cảnh Thụy có các mô hình chủ yếu trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm và mô hình trồng khoai tây, diện tích trung bình một hộ mô hình từ 3.800 m2 đến 5000 m2, giá trị sản lượng bình quân thu được một hộ áp dụng mô hình trên thu từ 40 đến 50 triệu đồng một hộ trên một năm.

Xã Quỳnh Sơn có nhiều mô hình sản xuất làm vườn kết hợp cây ăn quả và nuôi gà, nuôi vịt, diện tích trung bình một hộ của mô hình trên từ 2200 m2 đến 5500 m2, giá trị sản lượng bình quân thu được một hộ từ mô hình trên là 30 đến 52 triệu đồng trên một năm. Bảng 4.7. Một số mô hình sản xuất tổng hợp sau dồn điền đổi thửa

Tên

xã Loại mô hình Số

lượng (hộ)

Diện tích bình quân

(m2)

Giá trị sản lượng bình

quân 1 hộ/năm (triệu đồng)

Cảnh Thụy

Mô hình trang trại hỗn hợp: trồng cây ăn quả– chăn nuôi gia súc, gia cầm

57 5000 50.000

Mô hình lúa- cây vụ đông cho hiệu quả kinh tế cao( lúa, khoai tây)

135 3800 40.000

Mô hình chuyên nuôi cá 15 6000 60.000

Quỳnh Sơn

Mô hình chăn nuôi (cá, gà, vịt) 60 5500 52.000

Mô hình 2 vụ lúa và trồng cây vụ đông 95 2200 30.500 Mô hình cây ăn quả- cá - chăn nuôi lợn 65 5600 50.000

Mô hình chuyên nuôi cá 25 8200 70.000

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều traDo 2 xã có địa hình bằng phẳng, ít thấp trũng nên sau chuyển đổi đa phần người nông dân chủ yếu sản xuất theo mô hình lúa- cây vụ đông cho xuất khẩu, các mô hình cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi cho thu nhập cao nhưng các mô hình này thường nằm trong khu dân cư, khu đất ở. Thực hiện theo chủ trương của tỉnh Bắc giang mà các xã tại huyện Yên Dũng đã xây dựng được các cánh đồng mẫu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hình 4.2. Mô hình sản xuất lớn lúa Thơm sau dồn điền đổi thửa ở xã Cảnh Thụy

4.4.1.2. Gia tăng máy móc cơ giới hoá trong nông nghiệp

Trước dồn điền đổi thửa, các nông hộ vẫn chưa có sự đầu tư trang thiết bị cho sản xuất. Sản xuất trên những thửa ruộng nhỏ vẫn chưa thích hợp với việc áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất, người dân chủ yếu sử dụng sức lao động thủ công nên lao động tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức. Đặc biệt sau khi dồn điền đổi thửa thì máy móc thuận tiện hoạt động, hơn nữa hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng cũng được quy hoạch hợp lý hơn do đó các hộ đầu tư vào sản xuất nhiều hơn nhằm tăng hiệu quả kinh tế sản xuất, giảm sức lao động.

Tình hình cơ giới hóa ở các hộ được thể hiện qua bảng 4.8.

Bảng 4.8. Mức độ đầu tư trong sản xuất của nông hộ

Tên

Xã Trâu, bò

Tăng, giảm

(+,-)

Máy cày, bừa

Tăng, giảm

(+,-)

Bình phun thuốc

Tăng, giảm

(+,-)

Máy tuốt

Tăng, giảm

(+,-) Trước

DĐĐT Sau DĐĐT

Trước DĐĐT

Sau DĐĐT

Trước DĐĐT

Sau DĐĐT

Trước DĐĐT

Sau DĐĐT Cảnh

Thụy 18 12 -6 0 3 +3 31 45 +14 0 6 +6

Quỳnh Sơn

15 10 -5 1 3 +3 35 46 +11 1 5 +4

Tổng 33 22 -11 1 6 +6 66 91 +25 1 11 +10

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Qua khảo sát 100 hộ nông dân , tổng số trâu bò trước chuyển đổi là 33 con, chủ yếu phục vụ cho làm đất, vận chuyển, nhu cầu sản xuất của hộ. Sau dồn điền đổi thửa số trâu bò giảm đi còn 22 con và thay vào đó là lượng máy móc phục vu cho sản xuất tăng lên đáng kể, máy cày bừa tăng từ 1 lên 6 chiếc, máy tuốt tăng từ 1 lên 11 chiếc.... Đây là điều kiện thuận lợi cho các hộ giảm được lao động đồng thời tăng năng suất, hiệu suất lao động. Diện tích canh tác trên thửa tăng đã tạo thuận lợi cho các loại máy móc thao tác dễ dàng hơn. Chính vì thế số lượng các loại máy móc phục vụ cho sản xuất không ngừng tăng lên trong những năm sau dồn điền đổi thửa.

Qua khảo sát thì các hộ đã chú trọng đầu tư mua các loại máy cày bừa, máy bơm, máy phun thuốc, máy tuốt phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt từ năm 2012 khi một số xã như Cảnh Thụy, Tư Mại, Tiến Dũng, Quỳnh Sơn, Đức Giang… dồn điền đổi thửa và hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô từ 30-50 ha thì đã có thể đáp ứng đủ điều kiện để đưa máy gặt đập liên hoàn vào phục vụ cho sản xuất. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 2 máy gặt đập liên hoàn phục vụ cho những vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa như trên. Với sự tăng lên về diện tích của các thửa ruộng sau dồn điền đổi thửa, nhiều hộ chung nhau mua máy móc không những phục vụ cho gia đình mà còn nhận những vùng ruộng đất của các hộ khác để tiến hành làm thuê tăng thêm thu nhập cho mình.

Sự giảm trâu bò và tăng số lượng máy móc, đặc biệt là máy làm đất cho

thấy đã bắt đầu xuất hiện hàng hóa dịch vụ cày bừa thuê bằng máy, tạo điều kiện rút bớt lao động nông nghiệp sang làm những công việc hiệu quả hơn.

Hình 4.3. Máy cơ giới hóa trên cánh đồng lúa sau dồn điền đổi thửa.

4.4.1.3. Sự thay đổi cơ cấu lao động

Dồn điền đổi thửa đã tạo nên hiệu ứng tích cực là sắp xếp và phân công lại lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động hoạt động trong các lĩnh vực khác. Sau dồn điền đổi thửa, một số hộ sản xuất nông nghiệp đã nhượng, cho mượn hoặc cho thuê lại một phần diện tích sản xuất của gia đình mình cho những hộ khác khi lao động của hộ đã có việc làm ổn định

ở nhiều nơi khác.

Qua thực tế tại địa phương thì hiện nay lao động trên địa bàn có điều kiện học tập nghề sau khi tốt nghiệp ở các cấp học và có nhu cầu đi lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp là khá lớn. Lao động của huyện chủ yếu làm thuê ở các khu công nghiệp trong tỉnh và ở các khu công nghiệp ở tỉnh lân cận như Bắc Ninh…Một bộ phận khác đi làm thuê ở các tỉnh trong cả nước mà chủ yếu là ở miền Nam và trong những năm trở lại đây số lượng người đi xuất khẩu lao động nước ngoài ngày càng tăng, tính đến năm 2015 toàn huyện có khoảng 780 người xuất khẩu lao động.

Sự phân loại lao động nông nghiệp, lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và lao động thương mại – dịch vụ chỉ có tính chất tương đối theo nguồn gốc thu nhập chính và thời gian tham gia sản xuất. Trên thực tế thì lao động trong các hộ dù đã tham gia vào các ngành nghề khác nhưng vẫn có một số thời gian tham gia sản xuất nông nghiệp.

Trước dồn điền đổi thửa, lao động chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp, lao động trong các ngành nghề khác chiếm số lượng rất ít. Song sau khi thực hiện chuyển đổi cho tới nay, cơ cấu lao động đã có sư thay đổi đáng kể theo hướng giảm lao động sản xuất nông nghiệp, tăng lao động trong các ngành nghề phi nông nghiệp.

Điều này được giải thích do nhiều nguyên nhân nhưng có thể nói việc dồn điền đổi thửa đã tạo nên chuyển biến lớn trong chuyển dịch lao động trong các hộ. Nếu như trước đây ruộng đất manh mún, tốn nhiều công lao động, mất nhiều thời gian trong nhưng lúc chính vụ cũng như trong các khâu chăm sóc, bảo vệ nên lao động trong hộ thường được huy động tối đa. Đa số những lao động trẻ muốn thoát ly sản xuất nông nghiệp để tìm hướng đi mới nhưng vì nhiều lý do hạn chế như trình độ tri thức, điều kiện gia đình, chưa có định hướng công việc phù hợp...nên họ vẫn gắn bó với sản xuất nông nghiệp. Sau chuyển đổi, ruộng đất tập trung người dân có điều kiện áp dụng cơ giới hoá, giảm được rất nhiều sức lao động, giảm công lao động, có thời gian và điều kiện tìm kiếm việc làm khác.

Tình hình thay đổi về cơ cấu lao động trong các nhóm hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.9.

Bảng 4.9. So sánh cơ cấu lao động các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa

Chỉ tiêu

Cảnh Thụy Quỳnh Sơn

Trước DĐĐT

CC (%)

Sau DĐĐT

CC (%)

+/- (Lđ)

Trước DĐĐT

CC (%)

Sau DĐĐT

CC (%)

+/- (Lđ)

LĐ NN 156 92,85 115 64,6 -41 125 90,57 83 64,84 -42

LĐ CN – TTCN 9 5,36 41 23,03 +32 7 5,08 25 19,53 +18

LĐ TM – DV 3 1,79 22 12,36 +19 6 4,35 20 15,63 +14

Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân

Qua bảng 4.9 cũng cho thấy lao động nông nghiệp trước và sau dồn đổi xã Cảnh Thụy giảm là 41 lao động, Xã Quỳnh Sơn lao động nông nghiệp giảm so với trước dồn đổi là 42 lao động và 34 lao động. Nếu trước dồn điền đổi thửa tỷ lệ lao động nông nghiệp trong ở xã Cảnh Thụy chiếm khoảng 92,85% lao động thì sau dồn điền đổi thửa cơ cấu lao động giảm xuống còn khoảng 64,6%; xã Quỳnh Sơn trước dồn đổi cơ cấu lao động chiếm 90,57% thì sau dồn đổi cơ cấu giảm xuống còn 64,84%. Lao động trong hộ chủ yếu chuyển sang hoạt động trong các lĩnh vực như xây dựng, sữa chữa xe máy, cơ khí, xuất khẩu lao động…

Cơ cấu lao động CN-TTCN xã Cảnh Thụy tăng từ 5,36% lên 23,03% lao động ( trước và sau dồn đổi); xã Quỳnh Sơn tăng từ 5,08% lên 19,03 %( trước và sau dồn đổi).

Cơ cấu lao động TM- DV xã Cảnh Thụy tăng từ 1,79% lên 12,36 % lao động(trước và sau dồn đổi); xã Quỳnh Sơn tăng từ 4,35% lên 15,63% ( trước và sau dồn đổi)

Nguyên nhân chính là do trước dồn điền đổi thửa một số hộ sản xuất nông nghiệp không hiệu quả nên đã chuyển nhượng một phần đất của hộ cho các hộ khác, lao động ở các hộ này sau dồn điền đổi thửa đã chuyển sang hoạt động trong các hoạt động kinh tế khác. Như vậy có thể nói dồn điền đổi thửa đã thúc đẩy sự phân công lao động mạnh hơn đặc biệt ở những hộ có nhiều nhân khẩu hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)