Đặc điểm kinh tế huyện Thủy Nguyên

Một phần của tài liệu Xung đột đất đai trên địa bàn huyện thủy nguyên thành phố hải phòng thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 39)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Thủy Nguyên

2.1.2. Đặc điểm kinh tế huyện Thủy Nguyên

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2005 - 2010. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 16

%/năm. Trong đó kinh tế do huyện quản lý giai đoạn này đạt 15,5%,

Các ngành kinh tế đã phát triển theo chiều hướng tích cực, trong những năm gần đây Thuỷ Nguyên đã tập trung phát triển mạnh công nghiệp và các ngành dịch vụ khác. Hàng năm các ngành sản xuất đều đạt vƣợt chỉ tiêu kế hoạch và phát triển năm sau cao hơn năm trước.

Cơ cấu kinh tế huyện trong những năm qua đã chuyển biến theo hướng tích cực. Huyện đã chỉ đạo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành và các lĩnh vực sản xuất, cùng với việc phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện đã chú trọng phát triển dịch vụ và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Tính toàn bộ GDP trên địa bàn thì đến năm 2010, ngành nông lâm ngƣ nghiệp chiếm 14,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 63,5%; dịch vụ chiếm 22%.

Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế huyện Thuỷ Nguyên thời kỳ 1998 - 2005 Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2000 2005 2010

Trên địa bàn 100 100 100

- Nông - lâm - ngƣ nghiệp 30,2 23,5 14,5

- Công nghiệp - xây dựng 55,1 58,7 63,5

- Dịch vụ 14,7 17,8 22

Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Thủy Nguyên năm 2010

Hình 2.4. Biểu đồ biến động cơ cấu kinh tế huyện giai đoạn 2000 - 2010

Nông - lâm - ngư nghiệp (ngành nông nghiệp)

Nông nghiệp của huyện Thuỷ Nguyên trong những năm qua đã phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, cơ cấu sản xuất của ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành chăn nuôi và thủy sản đã từng bước trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Năm 2010 giá trị sản xuất ngành nông lâm ngƣ đạt 311,9 tỷ đồng trong đó ngành chăn nuôi và thuỷ sản đạt 190,6 tỷ đồng.

Bảng 2.4. Giá trị sản xuất ngành nông lâm ngƣ nghiệp

(Đơn vị:Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2000 2005 2010

Tổng số 297,5 481,2 311,9

- Trồng trọt 157,5 290,6 121,3

- Ngành chăn nuôi 79 150,5 100,1

- Thuỷ sản 61 140,1 90,5

(Nguồn: Báo cáo Kế hoạch phát triển KTXH huyện Thuỷ Nguyên 2010)

Hình 2.5. Biểu đồ biến động cơ cấu trong ngành nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010

Ngành chăn nuôi

Thuỷ Nguyên là huyện nông nghiệp có điều kiện tốt để phát triển đàn lợn và đàn trâu bò, trong những năm qua tốc độ tăng của đàn lợn đạt từ 3 - 4%/năm, đàn trâu, bò đạt 10 - 12%/năm. Lƣợng sản phẩm hàng hoá xuất ra ngoài huyện của ngành chăn nuôi chƣa nhiều, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nội bộ huyện.

+ Chăn nuôi lợn:

Năm 2000 tổng đàn lợn của huyện đạt: 100.000 con, trong đó lợn nái sinh sản đạt 11.000 con, sản lƣợng thịt hơi đạt 6.000 tấn. Đến năm 2010 tổng đàn lợn đã tăng nhanh và đạt số lƣợng 135.285 con, trong đó đàn lợn nái sinh sản đạt trên 17.000 con, sản lƣợng thịt hơi đạt 17.000 tấn. Tuy vậy chăn nuôi lợn trong các hộ gia đình chủ yếu mang tính tận dụng, trong huyện chƣa có cơ sở chế biến thức ăn gia súc, chất lƣợng đàn lợn nái chƣa cao cho nên hiệu quả chăn nuôi thấp.

Trên điạ bàn huyện Thuỷ Nguyên, chăn nuôi lợn đƣợc phát triển khá rộng trong các xã, hiện nay có một số xã có đàn lợn nuôi khá lớn như: Lưu Kiếm, Liên Khê, Lập Lễ, Minh Tân, Thiên Hương, Kiền Bái, An Lư,… trên toàn huyện hiện có 6 trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn.

+ Chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa:

Đàn trâu bò của huyện có 4.635 con vào năm 2005. Trong đó riêng đàn trâu giảm từ 3.756 năm 2005 con xuống 940 con vào năm 2010, đàn bò của huyện đã tăng từ 1.884 con (2005) lên 3.713 con (2010), các xã nuôi bò nhiều nhất là: Liên Khê, Tam Hưng, Ngũ Lão, Hoà Bình, Lưu Kiếm,… Ngoài trâu và bò là loại gia súc chủ yếu, huyện còn phát triển đàn dê để cung cấp thịt cho nhu cầu tiêu dùng của huyện và các khu trung tâm lân cận. So với năm 2005, tổng đàn gia súc của huyện đã tăng 2,03 lần, trong đó một số loại gia súc có giá trị kinh tế cao tăng nhanh nhƣ: bò, dê,…

+ Chăn nuôi gia cầm.

Năm 2010 tổng đàn gia cầm của huyện là 710.000 con trong đó đàn gà chiếm đa số. Sản lƣợng thịt của đàn gia cầm đạt trên 1.200 tấn. Số lƣợng trứng hàng năm đàn gia cầm cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện đạt hàng triệu quả.

Phong trào nuôi gà, vịt đang phát triển mạnh trên địa bàn huyện, với nhiều mô hình trang trại và gia trại với phương thức chăn nuôi tiên tiến.

Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.

Trong những năm qua thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc, kinh tế thuỷ sản phát triển mạnh ở cả bốn lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ;

trong đó khai thác hải sản đã tăng nhanh cả về phương tiện tàu thuyền và sản lượng đánh bắt. Giá trị sản xuất của ngành năm 2010 đạt trên 190,1 tỷ đồng.

Là huyện có tiềm năng lớn về nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay các khu vực ven biển đang đƣợc đầu tƣ lớn để phát triển các mô hình nuôi tôm công nghiệp. Đến năm 2010 diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện đạt 2352,5 ha, sản lƣợng đạt xấp xỉ 8000 tấn. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có một số hộ gia đình tiến hành nuôi các loại sản phẩm đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ: cá chép, trôi, trắm, cua, ba ba... tuy nhiên mô hình này còn rất ít, quy mô nhỏ bé, chƣa có sự đầu tƣ thích đáng về vốn, giống, công nghệ.

Ngành lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 1.237,1 ha, trong đó đất rừng tự nhiên khoảng 175,9 ha. Diện tích trồng rừng tập trung trong những năm qua luôn ổn định ở mức trên dưới 1000 ha. Lượng cây phân tán được trồng cũng tăng dân qua từng năm, chỉ tính riêng trong các dịp Tết trồng cây hàng năm huyện đã trồng đƣợc khoảng 8.000 - 10.000 cây xanh các loại. Sản phẩm lâm nghiệp khai thác chủ yếu tập trung ở đây là: gỗ tròn và củi.

Tuy giá trị kinh tế mà ngành lâm nghiệp tạo ra không đáng kể trong những năm qua nhƣng ngành lâm nghiệp lại đóng một vai trò khá quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ cảnh quan môi trường, góp phần giữ cân bằng sinh thái ở khu vực.

Trong vài năm gần đây, sản phẩm gỗ, củi của lâm nghiệp đã góp phần giải quyết chất đốt trong nấu ăn hàng ngày, làm nhiên liệu để sản xuất gạch, ngói, nung vôi ở nông thôn, ngoài ra còn góp phần tạo cảnh quan đẹp quanh khu vực hồ sông Giá, thị trấn Núi Đèo, khu vực ven biển, v.v…

Ngành công nghiệp - xây dựng

Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp của Thuỷ Nguyên trong thời kỳ vừa qua đã phát triển tương đối mạnh, năm 2010 tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp trên địa bàn đạt 2564,4 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp của các đơn vị, cơ sở sản xuất công nghiệp do Trung ƣơng và Thành phố quản lý đóng trên địa bàn huyện đạt 2.304,1 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp do huyện quản lý đạt 260,3 tỷ đồng.

Giá trị GDP của ngành công nghiệp tạo ra ở năm 2010 đạt 1922 tỷ đồng.

Trên địa bàn huyện hiện nay tập trung khá nhiều các cơ sở sản xuất của Thành phố và Trung ƣơng, hoạt động của các cơ sở này trong thời gian qua đã phát triển mạnh, trong đó có Nhà máy xi măng ChinhFon luôn là đơn vị dẫn đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do huyện quản lý trong những năm qua đã từng bước phát triển. Các ngành khai thác VLXD, đúc kim loại và mộc dân dụng, đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải, chế biến lương thực - thực phẩm, các làng nghề truyền thống đã đƣợc khôi phục phát triển mạnh; có nhiều làng nghề trở thành mô hình tiến tiến, làm ăn có hiệu quả nhƣ: làng nghề Mỹ Đồng, Hiệp hội vận tải Đoàn Kết - An Lƣ, HTX đánh cá Lập Lễ.

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện quản lý tăng nhanh từ năm 2005 cho tới nay. Năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp mới đạt 850 tỷ đồng, thì đến năm 2010 giá trị sản xuất của ngành đã đạt 1922 tỷ đồng.

Trong những năm qua sự đóng góp của sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vào phát triển kinh tế chung của huyện chƣa lớn.

Về trình độ công nghệ của ngành hiện nay còn hạn chế rất nhiều, hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc huyện quản lý đều là các đơn vị thủ công nghiệp, kỹ thuật thô sơ, lạc hậu, trang bị đơn giản, cũ kỹ lạc hậu, tình trạng sản xuất mang nặng tính nhỏ lẻ, phân tán. Hiện nay có một số cơ sở cần đầu tƣ để thay đổi dây chuyền công nghệ, thiết bị,... song nguồn đầu tƣ còn rất khó khăn do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình đi lên của ngành.

Các đơn vị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp do huyện quản lý thường có quy mô nhỏ, tập trung ở khu vực thị trấn Núi Đèo, thị trấn Minh Đức nhƣ: Công ty TNHH Minh Đức, Tân Phú Xuân, Phương Long… với các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, cơ khí sửa chữa, sản xuất công cụ phục vụ nông nghiệp, ngƣ nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm, may mặc, v.v…Về loại hình, các đơn vị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện phát triển theo các loại hình khá đa dạng nhƣ: Công ty TNHH, các HTX chuyển đổi, tổ hợp sản xuất, hộ gia đình, v.v…

Xây dựng

Trong những năm gần đây ngành xây dựng đã phát triển mạnh, đáp ứng đƣợc yêu cầu phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện, có khá nhiều các công trình xây dựng do các đơn vị của huyện thực hiện đạt chất lƣợng tốt.

Trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội năm 2010 bao gồm: vốn ngân sách 40,3%, vốn doanh nghiệp 35,5%, vốn dân cƣ 24,2%, việc giải ngân nguồn vốn XDCB hàng năm đều thực hiện tương đối tốt. Việc đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về xây dựng cơ bản đã đƣợc chú ý, các dự án, các công trình do huyện làm chủ đầu tƣ đều được tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo đúng tiến độ, thời gian, chất lƣợng.

Công tác XDCB đã đi vào nề nếp, đảm bảo thủ tục XDCB từ khâu chuẩn bị đầu tƣ đến kết thúc đầu tƣ. Những công trình hoàn thành đƣa vào sử dụng đảm bảo chất lượng, công tác kiểm tra giám sát được tăng cường. Trong giai đoạn 2005 - 2010, hoạt động của ngành xây dựng đã phát triển mạnh tăng trưởng của ngành đạt 25 - 28%/năm. Cơ sở hạ tầng trong huyện đã từng bước được đổi mới, hàng năm có hàng trăm công trình, dự án đƣợc triển khai sửa chữa, xây dựng mới trên các lĩnh vực về giao thông, sản xuất công nghiệp, điện, y tế, trường học, trụ sở làm việc,…

Dịch vụ

Du lịch - khách sạn, nhà hàng

Là huyện có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, hiện nay huyện Thuỷ Nguyên đã có 37 di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật đƣợc xếp hạng quốc gia và 70 di tích chƣa xếp hạng. Những di tích này đa số đƣợc phân bố trong vùng hồ sông Giá. Ngoài ra huyện Thuỷ Nguyên còn có nhiều khu di chỉ trong đó có các mộ cổ ở: Núi Đèo, Đông Sơn, Tràng Kênh, Diệu Tú,…. Tất cả các mộ này thuộc dạng mộ ngầm, mộ huyệt, mộ gạch, nhiều mộ còn lưu giữ những di chỉ ở các niên đại khác nhau.

Các di tích xếp hạng quốc gia của Thuỷ Nguyên hầu hết do chính quyền cấp xã quản lý, các di tích chƣa xếp hạng do cấp thôn, làng quản lý. Các di tích đƣợc xếp hạng một phần kinh phí được Nhà nước hỗ trợ, một phần do nhân dân đóng góp với hàng tỷ đồng để tu bổ, sửa sang. Đặc biệt Thuỷ Nguyên còn có một số di chỉ tiêu biểu hấp dẫn du khách nhƣ chùa Câu Tử Ngoại (xã Hợp Thành), cụm di chỉ Liên Khê - Tràng Kênh.

Đình Kiền Bái là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật có niên đại cổ nhất hiện còn tồn tại ở Hải Phòng. Đây là một trong những di sản văn hoá tiêu biểu phản ánh sự hình thành và phát triển của tín ngƣỡng bản địa Việt nam.

Đền thờ trạng nguyên Lê ích Mộc là cụm di tích tưởng niệm về trạng nguyên đầu tiên của Hải Phòng.

Đền thờ Trần Quốc Bảo ngay dưới chân núi Hoàng Tôn thuộc thôn Tràng Kênh. Lễ hội đền Trần Quốc Bảo (hay còn gọi là lễ hội Tràng Kênh) bắt đầu vào tháng giêng âm lịch, là lễ hội mang bản sắc dân gian vùng biển có quy mô lớn nhất ở huyện Thuỷ Nguyên có sức cuốn hút sự tham gia đông đảo của cả một vùng dân cƣ rộng lớn từ Hải Phòng đến Quảng Ninh.

Ngoài ra, tại huyện Thuỷ Nguyên còn có chùa Mỹ Cụ, miếu Thuỷ Tú và đền thờ tướng lĩnh nhà Lê.

Bên cạnh các di tích lịch sử, di tích văn hoá, cảnh quan, Thuỷ Nguyên còn có nhiều các lễ hội truyền thống nhƣ: Hát đúm, Hội Chiến thắng Bạch Đằng.

Trong huyện Thuỷ Nguyên có nhiều loại hình du lịch hoạt động nhƣ: Du lịch tham quan thắng cảnh khu vực “Hạ Long cạn” Tràng Kênh, Việt Khê, du lịch tham quan các hang động như: hang Vua, hang Lương, hang Đốc Tít, du lịch tham dự các lễ hội tại các điểm di tích hoặc tham quan các trang trại, vườn, làng nghề, nghiên cứu các khu mộ cổ, các di vật ngày xƣa. Hầu hết các hoạt động này diễn ra quanh năm thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách ở nội thành Hải Phòng và các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hải Dương,...

Tuy nhiên các hoạt động du lịch hiện có còn mang tính tự phát, quy mô tổ chức du lịch còn nhỏ. Việc quản lý khai thác vẫn chƣa hợp lý đối với các điểm di tích hoặc chƣa xếp hạng vì phần lớn giao cho xã, thôn quản lý thiếu kinh phí cho các hoạt động du lịch.

Cơ sở vật chất về thể thao, văn hoá, văn nghệ, trung tâm thương mại và khu vực vui chơi giải trí nói chung còn quá ít và đơn giản. Không gian hoạt động còn hẹp đã hạn chế khả năng khai thác vốn văn hoá văn nghệ dân gian để phục vụ du lịch.

Việc khai thác du lịch mới ở giai đoạn đầu, còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn yếu nhƣ: cơ sở vui chơi giải trí, khách sạn- nhà nghỉ, dịch vụ nhà hàng, hệ thống các điểm biẻu diễn văn nghệ, hệ thống các khu thương mại, y tế… Tốc độ tăng trưởng ngoài du lịch còn chậm, thu ngân sách về mặt này còn ít. Nói chung sự phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng.

Ngành dịch vụ vận tải

Đến năm 2010 trên toàn huyện có trên 2350 phương tiện vận tải, trong đó có trên 1850 phương tiện vận tải đường bộ và 500 phương tiện vận tải đường thuỷ. Các cơ sở kinh doanh vận tải, phương tiện vận tải hầu hết đều do tư nhân quản lý, hoạt động tại địa bàn huyện, hàng hoá từ ngoài vào huyện đều do các phương tiện vận tải từ nơi khác chở đến. Hàng năm số lƣợng lao động đƣợc thu hút vào các hoạt động

của ngành vận tải khá lớn, trung bình mỗi năm có khoảng 2800 - 3000 lao động hoạt động trong ngành vận tải.

Nhìn chung ngành vận tải của huyện đã đáp ứng đƣợc yêu cầu vận tải ngày càng tăng trong huyện cả về hàng hoá lẫn nhu cầu đi lại của hành khách.

Một phần của tài liệu Xung đột đất đai trên địa bàn huyện thủy nguyên thành phố hải phòng thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)