Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Xung đột đất đai trên địa bàn huyện thủy nguyên thành phố hải phòng thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, GIẢM THIỂU

3.3. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

3.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng tại địa phương

Công tác tuyên truyền vận động nhân dân nắm rõ chủ trương chính sách của Thành phố trong lĩnh vực hợp tác đầu tư phát triển công nghiệp – thương mại dịch vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa vẫn đƣợc các cấp ngành quan tâm, chỉ đạo đến từng xã, thôn xóm. Công tác tuyên truyền có ý nghĩa lớn trong việc tạo sự thành công cho công việc GPMB, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Phân tích tuyên truyền về những lợi ích của Thành phố, của Huyện, của Xã và từng hộ nông dân dành đất cho phát triển giao thông, công nghiệp, dịch vụ… sẽ tạo những bước phát triển đột phá về kinh tế, giải quyết nhiều việc làm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn từ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh

vực công nghiệp, thương mại – dịch vụ có mức thu nhập cao hợn, nâng cao trình độ dân trí, sự đổi mới nhận thức về nền kinh tế thị trường… Việc tiếp nhận các dự án đầu tƣ sẽ giúp các Xã tiếp cận nguồn kinh phí hỗ trợ lớn từ các dự án để xây dựng cơ sở vật chất, tạo nên sự đổi mới bộ mặt ở nông thôn.

Một vấn đề quan trọng khác là nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ làm công tác GPMB. Yếu tố về nhân lực, trí lực có ý nghĩa quan trọng trong việc GPMB thành công.

Giải quyết dứt điểm các kiến nghị, khiếu nại phát sinh trong công tác bồi thường GPMB của các dự án đang thực hiện. Hạn chế tối đa những vướng mắc kiến nghị của người bị thu hồi đất ở các dự án mới.

Thực hiện nghiêm túc việc công bố công khai quy hoạch chi tiết, cắm mốc chỉ giới các quy hoạch đƣợc duyệt.

Hàng năm Huyện ủy, UBND huyện sơ kết đánh giá ƣu, khuyết điểm, rút ra những bài học kinh nghiệm cụ thể để thực hiện công tác này những năm tiếp theo.

3.3.2. Tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự tham gia của hệ thống chính trị đối với công tác bồi thường, GPMB

Để thực hiện tốt đẩy nhanh tiến độ GPMB các dự án thì không thể thiếu công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy, hệ thống chính trị tại địa phương. Tăng cường trách nhiệm của Cấp ủy, hệ thống chính trị đối với công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB bao gồm việc quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, triển khai xây dựng dự án, cũng như thực hiện các khâu của quá trình thu hồi đất, bồi thường GPMB, các cơ quan chức năng và chủ đầu tƣ phải có trách nhiệm kết phối hợp ngay từ đầu đối với Cấp uỷ, Chính quyền địa phương.

3.3.3. Tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất

Trong công tác bôi thường, GPMB các quy định về chính sách bồi thường, tái định cư là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ GPMB các dự án.

- Nhóm chính sách bồi thường: Giá đất, vật kiến trúc, hoa màu trên đất còn bất cập với giá thị trường;

- Nhóm chính sách hỗ trợ: Các quy định về chính sách hỗ trợ không thống nhất còn bất cập giữa các quy định chính sách tại từng thời điểm khác nhau nhƣ hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm;

- Nhóm chính sách về tái định cƣ: Việc xét giao đất cho hộ gia đình đông nhân khẩu chƣa lập gia đình có diện tích thu hồi lớn hoặc hộ phụ phải đƣợc quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn để tránh hiểu sai, dẫn đến việc xét duyệt, giao đất sai quy định;

- Nhóm chính sách giải quyết việc làm: Chƣa cụ thể đối với việc ƣu tiên hỗ trợ học nghề và đào tạo việc làm cho các hộ gia đình có đất bị thu hồi.

3.3.4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai

Tăng cường công tác quản lý hồ sơ địa chính về đất đai; Bảo quản và cập nhập dữ liệu địa chính; tăng cường thanh tra, kiểm tra đất đai, giải quyết tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý đất đai để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là phục vụ công tác bồi thường, GPMB tại địa phương.

Hồ sơ địa chính là tài liệu rất quan trọng nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, cung cấp dữ liệu khoa học việc đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc hoạch định chính sách, xây dựng chiến lƣợc phát triển KT-XH và nói riêng trong công tác GPMB.

Hiện nay, Thủy Nguyên chƣa có hệ thống bản đồ địa chính chính quy các tỷ lệ 1/500, 1/1000 (thị trấn Núi Đèo và xã Cao Nhân đƣợc đo địa chính chính quy theo lưới địa chính cấp 1 và cấp 2, còn lại 2 xã Gia Minh và Gia Đức đã được đo đạc địa chính không chính quy ở tỷ lệ 1/1000 từ năm 1994-1995; 2 xã Mỹ Đồng và xã Chính Mỹ đã đo bản đồ độc lập tỷ lệ 1/1000 từ năm 1992, còn lại tất cả các xã, thị trấn đều sử dụng bản đồ giải thửa 299 ở tỷ lệ 1/2000 đƣợc lập từ năm 1981-1985). So với yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai phục vụ phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì công tác đo đạc, lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính vẫn chƣa đáp ứng đƣợc kịp thời. Hiện nay, công tác chỉnh lý biến động về đất đai ở một số Xã chƣa đƣợc quan tâm, chỉnh lý kịp thời, bản đồ, hồ sơ đã quá cũ nát. Việc lưu trữ hồ sơ chủ yếu theo phương pháp thủ công, mất rất nhiều thời gian mà không có hiệu quả và không tạo sự thuận lợi cho công tác kiểm tra, rà soát, quản lý, cấp giấy chứng nhận, giải quyết đơn thƣ khiếu kiện.

Cần số hóa toàn bộ bản đồ hiện có thành bản đồ số để dễ dàng cho việc tra cứu, chỉnh lý và sử dụng; Cập nhập đƣa vào sử dụng một số phần mềm chuyên biệt đã được nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả tốt ở một số địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương… để áp dụng với tình hình thực tế tại địa phương.

3.3.5.Tăng cường giải quyết chế độ chính sách và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi

Nâng cao nhận thức của các cấp các ngành và toàn xã hội về vai trò của đào tạo nghề đối với việc đào tạo việc làm cho lao động nông thôn tăng thu nhập và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nông thôn.

Cấp ủy, Chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện. Xây dựng Nghị quyết về công tác đào tạo nghề cho người lao động nông thôn của các Cấp ủy Đảng.

Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, các nhà đầu tƣ thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn các ngành nghề phù hợp chiến lƣợc phát triển KT-XH của Huyện, Thành phố và tình hình cụ thể chuyển đổi cơ cấu ngành, lĩnh vực của từng địa phương.

Tăng cường tuyên truyền sâu rộng tư vấn học nghề và đào tạo việc làm đối với lao động nông thôn, như tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề.

Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều tra cung, cầu lao động trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Giải quyết chính sách đối với người học nghề:

- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ kinh phí học nghề.

- Lao động nông thôn học nghề đƣợc vay vốn để học nghề theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên đƣợc hỗ trợ ƣu đãi.

3.3.6. Công tác bồi thường GPMB

Nâng cao năng lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các ban, ngành trên địa bàn Huyện và các đơn vị tƣ vấn, cũng nhƣ nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự tuân thủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật của cán bộ thực thi việc kiểm kê, kiểm điếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Quy định cụ thể chế độ đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác bồi thường, GPMB đảm bảo đội ngũ này hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao do thời gian làm việc ngoài giời hành chính nhiều (thậm trí đa phần vƣợt khung ngoài giờ quy định) và trách nhiệm công việc rất lớn, thường xuyên phát sinh và cần sự tập trung, đầu tƣ cao về công sức và trí tuệ để giải quyết các tình huống phức tạp, khó khăn, vướng mắc trong công việc.

Đẩy nhanh tiến độ thành lập quỹ đầu tƣ và phát triển đất của Thành phố để UBND các Quận, Huyện chủ động tiếp nhận vốn, chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, GPMB theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, khai thác có hiệu quả quỹ đất của địa phương; Đảm bảo việc tái định cư và bố trí đất chuyển đổi nghề cho nông dân luôn đi trước một bước.

Các Sở, Ngành Thành phố phối hợp hỗ trợ kịp thời trong việc tháo gỡ, giải quyết các vướng mắc trong công tác GPMB của các Quận, Huyện.

Một phần của tài liệu Xung đột đất đai trên địa bàn huyện thủy nguyên thành phố hải phòng thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)