CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.5. Thực trạng công tác bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Thủy Nguyên
2.5.4. Những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, GPMB
a) Vướng mắc về cơ chế, chính sách - Thứ nhất: Giá đất
Hiện tại chƣa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xác định giá đất bồi Ihường phù hợp với giá đất trên thị trường. Việc thực thi tại các địa phương lại chưa thống nhất, mỗi tỉnh có cách giải quyết khác nhau. Điểm chung duy nhất giữa các
địa phương là đều nặng về áp đặt giá đất theo quyết định hành chính, không phù hợp với quy luật kinh tế của cơ chế thị trường.
Ngoài ra hệ thống tài chính đất đai vẫn chƣa đƣợc vận hành phù hợp với cơ chế thị trường, chưa có tiêu chuẩn khách quan để định giá đất, vì vậy chưa tìm được tiếng nói chung giữa cơ quan Nhà nước và người bị thu hồi đất.
Năm 2006, Chính phủ đã có quy định tại Nghị định số 17/200thời gian NĐ - CP là giá đất đế tính bồi thường, hỗ trợ, TĐC phải được xác định cho phù hợp với giá đất trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay kết quả định giá đất của dịch vụ định giá đất trên thị trường được pháp luật cho phép vẫn chỉ được coi như số liệu tham khảo.
Mặt khác, đến nay vẫn chƣa có quy định của pháp luật về cơ chế bắt buộc sử dụng dịch vụ định giá đất trong quy trình xác định giá đất đối với việc bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Hơn nữa, hệ thống quản lý nhà nước về định giá đất hiện nay cũng đang có sự chồng chéo giữa Bộ Tài chính. Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hệ thống quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật định giá đất, cơ sở dữ liệu giá đất, số lƣợng và chất lƣợng các định giá viên cũng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tế.
Hậu quả của những tồn tại trên dẫn đến thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, TĐC cho người bị thu hồi đất bị kéo dài, việc thực hiện GPMB chậm, triển khai các dự án không đúng tiến độ, chi phí các dự án bị đội lên.
Trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giá đất nông nghiệp không thay đổi từ năm 2007 đến nay (gần 5 năm). Giá đất nông nghiệp đƣợc xây dựng chủ yếu thông qua giá trị nông sản mà nó mang lại. Điển hình, thời điểm năm 2007, giá gạo tẻ chỉ khoảng 7.000đ/kg nhƣng đến nay đã khoảng 15.000đ/kg. Đáng ra, giá đất cũng.
phải tăng gấp 2 lần đến thời điểm này là phù hợp.
Một số quan điểm cho rằng: Không nên tăng giá đất trong một hai năm lại đây do áp dụng khoản hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm bằng 2 lần giá đất nên phần nào bù vào việc không tăng giá đất nông nghiệp. Quan điểm đó thiếu tính khoa học về định giá đất. Nhà nước không phản ánh khách quan biến động giá cả đất nông nghiệp (hay giá trị từ đất nông nghiệp mang lại) mà lấy khoản hỗ trợ cho nông dân chuyển đổi nghề bù vào giá đất. Nhƣ vậy, quan điểm của Chính phủ đổi mới để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nông dân là: ngoài việc bồi thường đất nông nghiệp theo giá đất sát giá thị trường còn tạo điều kiện cho nông dân chuyển nghề thông qua mức hỗ trợ từ 1,5 đến 5 lần giá đất nông nghiệp thì chúng ta lại trộn lẫn
giữa việc bồi thường về đất và việc hỗ trợ cho nông dân, chính sách mới của Chính phủ về thành phố bản chất không có gì mới.
- Thứ hai: Không áp dụng hạng đất nông nghiệp khi bồi thường
Hạng đất nông nghiệp đƣợc xây dựng trên cơ sở nhân tính đánh giá các chỉ tiêu về nông hóa thổ nhƣỡng, phản ánh năng suất trên một đơn vị diện tích nhất định. Từ đó. xác định mức thuế nông nghiệp khác nhau đối với từng hạng đất khác nhau (đất “tốt” cho năng suất cao, đóng thuế cao; đất “xấu” cho năng suất thấp, đóng thuế thấp hơn).
Mặt khác, sau khi giao đất theo quyết định số 03/QĐ-UB ngày 04/01/1994 thì tổng diện tích đất nông nghiệp của từng hộ hầu hết đƣợc xác định trên cơ sở hạn mức chung của địa phương và số nhân khẩu tại thời điểm trước ngày 15/10/1993.
không có sự điều chỉnh về diện tích để cân bàng chênh lệch về hạng đất (nếu có thì không đáng kề, trung bình không quá + 10% đổi với một số xã). Vì vậy, hiệu quả kinh tế đến với người nông dân là tương đương dối với các hạng đất khác nhau trên cùng một diện tích.
Một mâu thuẫn khác trong quá trình áp dụng hạng đất để bồi thường: Trên cùng một khu thửa đất, khu vực, xứ đồng (có các chỉ tiêu phân tích phẫu hạng đất nông nghiệp nhƣ nhau) đƣợc chia thành các thửa đất nhỏ khác nhau cho nhiều hộ khác nhau; do chính sách thuế nông nghiệp trước đây xác định nghĩa vụ thuế hoặc việc nộp thuế khác nhau đối với các thửa nhỏ trên, khi bồi thường thì tính theo nghĩa vụ thuế nông nghiệp. Nhƣng đổi với hộ không nộp thuế nông nghiệp (hoặc diện tích đất tự sử dụng đƣợc xét bù hạn mức không nộp thuế từ thời điểm sử dụng đến nay) thì lại được bồi thường theo hạng đất của những thửa đất liền kề (theo quy định tại khoản 5.3 Điều 5 Quy định kèm theo Quyết định số 130/2010/ QĐ - UBND của UBND Thành phố). Như vây, hộ không nộp thuế nông nghiệp được bồi thường cao hơn hộ nộp thuế nông nghiệp trên cùng khu vực có cùng hạng đất.
Đề nghị không phân biệt hạng đất nông nghiệp đề thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Nếu phải phân vị trí đất nông nghiệp thì nên xây dựng trên cơ sở vi trí địa lý theo đúng nguyên tắc xác định vị trí của ngành đất đai. Thực tế hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đang có xu hướng chuyển sang áp dụng 1 vị trí đất nông nghiệp nhất định cho từng khu vực (đơn vị hành chính xã, phường), như Quảng Ninh. Hải Dương v.v...
- Thứ ba: Không nên áp dụng hệ số 2,0 lần giá đất nông nghiệp cùng vị trí cho tất
cả các quận, huyện, xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố đối với khoản hỗ trợ chuyến đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp.
Hạn mức giao đất nông nghiệp tại mỗi xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 03/QĐ-UB này 04/01/1994 dƣợc thực hiện trên cơ sở diện tích đất nông nghiệp và tổng số nhân khấu có mặt tại địa phương đủ điều kiện giao đất nông nghiệp của từng xã, phường, thị trấn đó. Dó đó, hạn mức giao đất nông nehiệp cho mỗi nhân khẩu tại các xã, phường, thị trấn là khác nhau. Theo quy định tại Quyết định số 1263/2010/QĐ- UBND ngày 30/7/2010 của UBND Thành phố thì áp dụng khoản hỗ trợ chuyển nghề và việc làm bàng 2.0 lần giá đất nông nghiệp cùng, vị trí; diện tích dược hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.
Như vậy, hộ gia đình tại địa phương (xã, phường, thị trấn) có hạn mức giao đất nông nghiệp lớn sẽ được hưởng khoản hỗ trợ này lớn hơn các hộ gia đình tại địa phương (xã, phường, thị trấn) có hạn mức thấp. Rõ ràng, các hộ gia đình tại địa phương (xã, phường, thị trấn) có hạn mức thấp, nhiều năm qua dược giao ít ruộng dã gặp nhiều khó khăn nay khi Nhà nước thu hồi đất lại càng khó khăn hơn so với hộ gia dinh tại địa phương (xã, phường, thị trấn) có hạn mức giao đất nông nghiệp lớn hơn.
Trong quá trình triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn huyện, có xã có hạn mức giao đất nông nghiệp tới 864m2/khâu (xã Gia Minh), có xã chỉ có 168m2/khẩu (xã Thuỷ Đường). Điều này dẫn đến sự chênh lệch quá lớn về mức bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại 2 dịa phương, dẫn đến kiến nghị đông người, say gắt kéo dài, công tác GPMB gặp nhiều khó khăn, tiến độ triển khai GPMB các dự án trên địa bàn xã có hạn mức giao đất nông nghiệp thấp là rất chậm.
Đề nghị hệ số hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp (1,5 -5,0 lần giá đất) có xem xét đến hạn mức giao đất nông nghiệp tại từng địa phương xã, phường, thị trấn để đảm bảo tương đối bù được thiệt thòi chênh lệch hạn mức giao đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thú tư: Chính sách mới không kế thừa và thực hiện chính sách cũ đã quy định làm thiệt hại cho nhân dân bị thu hồi đất.
Tại Phụ lục số 03 Quy định kèm theo Quyết định số 1074/2008/QĐ-UBND ngày 30/6/2008 quy định: Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi trên 30% tổng diện tích giao lâu dài theo hạn mức tại địa phương thì được hỗ trợ tiền đất sản xuất kinh doanh là 40.000được/m2 đất bị thu hồi (khu vực Huyện); Trường hợp diện tích đất
nông nghiệp được giao lâu dài bị thu hồi dưới 30% thì không được tính hỗ trợ, diện tích thu hồi dưới 30% của lần thu hồi trước sẽ được phép tính cộng dồn để tính tỷ lệ
% mất đất để hỗ trợ bàng tiền khi dự án sau thu hồi (tức là diện tích thu hồi trước cộng với diện tích thu hồi lần sau nhân với 40.000đ/m2 nếu nhƣ đạt tỷ lệ trên 30%).
Theo quy định tại Quyết định số 1263/2010/QĐ - UBND ngày 30/7/2010 của UBND Thành phố thì hỗ trợ chuyển nghề và việc làm bàng 2,0 lần giá đất nông nghiệp cùng vị trí; diện tích đƣợc hỗ trợ không vƣợt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương (được hiểu là thay thế khoản hỗ trợ tiền đất sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp - 40.000đ/m2 tại Quyết định số 1074/2008/QĐ - UBND).
Nhƣ vậy, khoản hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm này không xét đến tỷ lệ thu hồi đất mà tính theo mét vuông đất bị thu hồi, không kế thừa, xử lý các quy định tại Quy định kèm theo Quyết định số 1761/2007/QĐ-UBND và Quyết định số 1074/2008/QĐ-UBND. nhất là quy định về khoản hỗ trợ tiền đất sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nôns nghiệp (40.000đ/m2) trong Quyết định số 1074/2008/QĐ- UBND dã dự liệu, sẽ áp dụng cho lần thu hồi đất tiếp theo.
Quy định tại Phụ lục sổ 03 Quy định kèm theo Quyết định số 1074/2008/QĐ- UBND có hiệu lực điều chỉnh đối với các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi trên 30%
tổng diện tích đất nông nghiệp đƣợc giao bằng việc hỗ trợ 40.000đ/m đất nông nghiệp bị thu hồi; và đã điều chỉnh đối với các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi dưới 30% tổng diện tích đất nông nghiệp đƣợc giao bằng việc hỗ trợ 40.000đ/m2 nếu nhƣ diện tích thu hồi lần sau cộng dồn đạt trên 30% diện tích đất nông nghiệp đƣợc giao.
Đến nay, Quyết định số 1263/2010/QĐ-UBND ngày 30/7/2010 thay thế Quyết định số 1761/2007/QĐ-ƢBND và Quyết định số 1074/2008/QĐ-UBND, nhƣng những quy định mà Quyết định số 1074/2008/QĐ- UBND đã điều chỉnh, đề nghị đƣợc áp dụng để giải quyết những dự liệu mà Quyết định này đã quy định. Cụ thể:
phần diện tích đất nồng nghiệp đã thu hồi chƣa đạt trên 30% tính hỗ trợ 40.000d/m khi tỷ lệ thu hôi đất cua hộ gia đình, cá nhân đó đến nay đạt trên 30%; còn phân diện tích thu hôi lần này đƣợc áp dụng hỗ trợ theo chính sách quy định tại Quyết định số 1263/2010/QĐ-UBND ngày 30/7/2010.
- Thứ năm: Quy hoạch đất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp về lâu dài về bản chất, đối với các dự án Nhà nước thu hồi đất hoặc thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì chủ thể thu hồi đất là Nhà nước và chủ thể bồi thường, hỗ trợ duy nhất cũng là Nhà nước, về lâu dài, tránh quy hoạch manh mún, nhiều lần; đồng thời để phát huy chức năng thực sự của các khu kinh doanh dịch vụ thì các khu đất
kinh doanh dịch vụ phải có quy mô tương đối lớn, tại các vị trí có tiềm năng kinh doanh thương mại. Nhà nước (không phải chủ đầu tư dự án, nếu có vai trò của chủ đầu tƣ thì là ứng vốn cho dại diện cấp chính quyền theo quy định đế thực hiện việc xây dựng. Sau đó trừ vào tiền thuê đất của doanh nghiệp) quy hoạch chung một số điểm trên dịa bàn các quận, huyện để thực hiện việc giao đất kinh doanh dịch vụ cho các hộ bị thu hồi dat trên dịa giới hành chính quận huyện đó, không phân biệt dự án, địa giới hành chính xã, phường, thị trấn.
- Thứ sáu: chính sách TĐC
Các hộ diện tích đất bị thu hồi lớn, khi xét TĐC có nhiều thành viên trong gia đình tại thời điểm chƣa đủ điều kiện hộ phụ. do đó dẫn đến bất cập về chỗ ở cho các thành viên sau này; Hạn mức giao đất TĐC đất ở tại nông thôn nhỏ bất cập cho việc sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp.
b) Vướng mắc, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bồi thường, GPMB
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chậm ảnh hưởng lớn đến công tác bồi thường GPMB; Chưa đầu tư đúng mức cho công tác lập hồ sơ địa chính của các địa phương như đo đạc, lập bản đồ địa chính, thiết lập hồ sơ địa chính, bảo quản và cặp nhật dữ liệu.
c) Quy hoạch đất tái định cư, đất để chuyển đổi việc làm
Quy hoạch các khu TĐC, khu đất kinh doanh dịch vụ phải đƣợc lập, phê duyệt song song cùng với lập, phê duyệt với dự án có thu hồi đất để đảm bảo: Các khu TĐC, các khu đất kinh doanh dịch vụ phải được xây dựng trước khi tiến hành các thủ tục kiểm kê, bồi thường, GPMB; Để nhân dân bị thu hồi đất tin tưởng vào chính sách của Nhà nước, từ đó đồng thuận, hưởng ứng cao chấp hành quyết định thu hồi đất thực hiện Dự án của Nhà nước hoặc, kế cả việc thực hiện dự án của Nhà đầu tư thuộc khu vực tƣ nhân.
d) Năng lực nhà đầu tư
Cần sàng lọc nhà đầu tƣ, loại bỏ những doanh nghiệp kém năng lực “ôm” đất để trục lợi; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ có năng lực thực sự đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Trên dịa bàn huyện Thuỷ Nguyên có một số doanh nghiệp năng lực còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện dự án sau khi dƣợc bàn giao đất, dã đƣợc ƢBND Thành phố giao đất nhƣng dến nav tiến độ thực hiện dự án rất chậm, gây lãng phí đất đai, sây phản cảm
trong dư luận nhân dân. ảnh hưởng xấu đến niềm tin của nhân dân vào dự án, vào chủ trương cho phép đầu tư của Thành phố.
e) Sự quan tâm, chí đạo của các cấp Uỷ Đảng đối với công tác bồi thường, GPMB tại địa phương, đơn vị
Công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trong những năm qua đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Huyện uỷ, UBND huyện, xác định đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, tạo đƣợc sự đồng thuận trong nhân dân, giữ vững ổn định chính trị nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ tạo ra quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Cấp uỷ, Chính quyền các địa phương, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể xác định công tác GPMB thực hiện các dự án là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị nên từ đó xây dựng kế hoạch, phân công, phân nhiệm vụ cụ thể trong tổ chức thực hiện.
Tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ, hệ thống chính trị địa phương góp phần lớn vào việc thành công đối với công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB. Bao gồm từ việc quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, triển khai quá trình xây dựng dự án. Cùng nhƣ thực hiện các khâu của quá trình thu hồi đất, bồi thường GPMB.Các cơ quan chức năng và chủ đầu tư có trách nhiệm kết hợp ngay từ đầu đối với Cấp uỷ. Chính quyền dịa phương. Phát huy hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở trong thực hiện các quy trình GPMB.