C ÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý môi trường đối với hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn huyện thanh liêm, hà nam (Trang 31 - 37)

1.4.1. Các văn bản pháp luật về quản lý hoạt động khai thác khoáng sản 1.4.1.1. Văn bản cấp Trung ương

Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/11/2010.

Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản số 60/2010/QH12.

Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đến các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản.

25

Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản.

Thông tư số 51/2015/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một số nội dung thanh tra chuyên ngành khoáng sản.

Và một số văn bản khác có liên quan.

Trong các văn bản đã liệt kê thì Luật Khoáng sản năm 2010 có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là cơ sở để triển khai các văn bản dưới luật có liên quan đến lĩnh vực quản lý hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và đá vôi nói riêng.

1.4.1.2. Văn bản cấp địa phương

Quyết định số 948/QĐ-UBND ngày 11 tháng 09 năm 2014 của UBND tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2010 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành Quy chế hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh Hà Nam về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy chế hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 06/7/2010 của UBND tỉnh Hà Nam.

Quyết định 40/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2014 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành quy định một số nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào các quy định của Luật Khoáng sản và tình hình thực tế tại địa phương để ban hành văn bản cụ thể hóa các quy định áp dụng

26

thực hiện trên địa bàn tỉnh. Chủ yếu là các quy định về quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, về cấp quyền khai thác khoáng sản bao gồm hồ sơ, biểu mẫu đăng ký, thời gian thực hiện, trách nhiệm của đơn vị đầu tư và cơ quan quản lý…

1.4.2. Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản 1.4.2.1. Văn bản cấp Trung ương

Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014.

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2014 của Chính phủ quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19 tháng 2 năm 2016 của Chính Phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu.

Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

27

Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, về việc cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Và một số văn bản khác có liên quan.

Đối với văn bản cấp Trung ương, quan trọng nhất chính là quy định các thủ tục hành chính về môi trường đối với các dự án đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản. Trước khi làm hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản, chủ dự án phải thực hiện đầy đủ các quy trình: thăm dò chất lượng và trữ lượng mỏ, làm báo cáo khả thi, thiết kế cơ sở mỏ, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án cải tạo, phục hồi môi trường trình các cấp có thẩm quyền (liên quan đến Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường) xem xét, phê duyệt. Ngoài ra còn các thủ tục về lĩnh vực thuế, phí (liên quan đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính) và lĩnh vực xây dựng công trình (liên quan đến Sở Xây dựng).

Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, về việc cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là hai văn bản được áp dụng nhiều nhất đối với cơ quan quản lý hoạt động bảo vệ môi trường. Đối với hoạt động khai thác khoáng sản nói chung có những quy định cụ thể về thủ tục danh mục hồ sơ, thời gian nộp hồ sơ, thời gian xử lý, yêu cầu cụ thể về nội dung và cách trình bày của từng văn bản... Mặc dù các quy định tương đối chi tiết tuy nhiên vẫn còn mang nặng tính hình thức, các đề xuất bảo vệ môi trường khó thực hiện trên thực tế. Những vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể tại Chương 3 của Luận văn.

1.4.2.2. Văn bản cấp địa phương

Quyết định số 33/2009/QĐ-UBND ngày 4/12/2009 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh.

Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

28

Ủy ban nhân dân tỉnh đã có một số thay đổi nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản thực hiện các quy định bảo vệ môi trường cho phù hợp với tình hình hoạt động thực tế. Ví dụ giảm tần suất quan trắc cố định theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ 06 lần/năm xuống còn 03 lần/năm, đồng nghĩa với việc giảm chi phí cho doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay.

1.4.3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam có liên quan

QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung động.

QCVN 05:2013/BTNMT - Chất lượng không khí - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

Quyết định số 3733/2002/BYT, ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

Quy chuẩn 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

QCVN 05:2012/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá.

TCVN 5326:2008 – Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên.

QCVN 02:2008/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp.

29

QCVN 04:2009/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn này được áp dụng thường xuyên trong lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo khả thi, thiết kế cơ sở mỏ, đề án cải tạo, phục hồi môi trường và trong việc quan trắc, giám sát chất lượng môi trường tại cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản trong quá trình hoạt động.

30 CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý môi trường đối với hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn huyện thanh liêm, hà nam (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)