3.4. B IỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC MỎ KHAI THÁC ĐÁ VÔI
3.4.2. Những khó khăn và vướng mắc trong quá trình thực hiện
Đây là vấn đề đáng chú ý nhất đối với loại hình khai thác và chế biến đá vôi trên địa bàn huyện Thanh Liêm cũng như toàn tỉnh Hà Nam. Hiện nay các doanh nghiệp đã
Ngăn 1 Ngăn 2 Ngăn 3
Nước thải sinh hoạt đã được xử lý đẫn ra ao đầm tại khu vực NGĂN 1
- Điều hòa - Lắng
- Phân hủy sinh học
NGĂN 2 - Lắng
- Phân hủy sinh học
Nước thải sinh hoạt
NGĂN 3 - Lắng
77
nhận biết rõ những nguồn phát sinh bụi nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi chưa được chú trọng đúng mức.
- Đối với bụi do hoạt động khoan lỗ, nổ mìn:
Do quy định về chủng loại thuốc nổ và phương án nổ mìn thuộc thẩm quyền của Sở Công thương quản lý rất chặt chẽ nên bắt buộc phải tuân thủ. Tuy nhiên, với máy khoan lỗ để nổ mìn thì doanh nghiệp tự đề xuất và sử dụng chủng loại giống như trong báo cáo đầu tư và thiết kế cơ sở ban đầu. Có nghĩa là không bắt buộc trong quá trình hoạt động phải nâng cấp máy khoan có hệ thống lọc và hút bụi mà chỉ là khuyến khích sử dụng máy khoan hiện đại hơn nên hầu như các doanh nghiệp không đầu tư máy mới.
- Đối với bụi do hoạt động nghiền sàng:
Có khá nhiều đơn vị khi mới đi vào hoạt động cũng có đầu tư xây dựng hệ thống bể nước phục vụ phun nước khu vực nghiền sàng theo đúng cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, thực tế lại không hoạt động tương ứng với thời gian nghiền sàng đá do đó hiệu quả giảm thiểu bụi chưa cao.
Một lý do được các doanh nghiệp đưa ra để giải thích việc không tưới nước vào đá là vì đá được phun nước quá ướt sẽ không đảm bảo yếu tố kỹ thuật để bán cho khách hàng. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp vì khách hàng sẽ chọn mua đá của những doanh nghiệp khác.
Mặt khác, với tư tưởng đối phó thì các doanh nghiệp vẫn tiến hành phun nước vào thời điểm quan trắc chất lượng môi trường định kỳ hoặc có các đoàn thanh tra, kiểm tra xuống làm việc. Kết quả quan trắc vẫn thể hiện là nồng độ bụi nằm trong giới hạn cho phép nhưng thực tế ngoài những ngày đặc biệt như vậy thì hệ thống phun nước không hề hoạt động.
Ngoài ra, với địa hình núi đá vôi và ở khu xa nguồn nước thì khả năng cung cấp đủ nước cho hoạt động phun nước giảm thiểu bụi cũng rất khó khăn. Đây là hiện tượng thực tế tại nhiều mỏ hiện nay.
- Đối với bụi do hoạt động vận chuyển nội mỏ và ngoài mỏ:
Với tuyến đường nội mỏ: một số doanh nghiệp đã đầu tư xe phục vụ tưới phun nước trên các tuyến đường từ khu khai thác về khu nghiền sàng, khu văn phòng. Thực
78
tế việc làm này cũng được thực hiện nhưng không thường xuyên như cam kết về tần suất phun nước. Và vào những ngày thời tiết nắng nóng, khô hanh thì tưới phun 4 lần/ngày cũng chỉ đem lại hiệu quả tức thời quanh thời điểm phun nước vì lượng bụi phát sinh liên tục nên chỉ khô nước bề mặt là bụi lại theo gió cuốn lên.
Với tuyến đường ngoài mỏ: như đã trình bày ở trên, hoạt động này có đem lại hiệu quả nhưng lại không kéo dài liên tục mà thường xuyên bị gián đoạn bởi có nhiều tranh chấp, kiến nghị giữa những đơn vị cùng hoạt động trên tuyến đường chung mà thời gian sử dụng ít – nhiều, chiều dài tuyến đường đi dài – ngắn khác nhau… Kết quả là hiện nay vấn đề này vẫn bị bỏ ngỏ do không tìm được tiếng nói chung giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phương.
3.4.2.2. Đối với biện pháp giảm thiểu khí thải
Khí thải phát sinh từ hoạt động khoan nổ mìn và từ các máy móc, xe cộ sử dụng trong công trường nếu thực hiện theo đúng đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ không ảnh hưởng nhiều đến môi trường.
Trên thực tế, với việc sử dụng thuốc nổ, phụ kiện nổ thân thiện với môi trường và phương án nổ mìn hợp lý thì lượng khí thải phát sinh không lớn, chỉ ảnh hưởng tức thời tới công nhân hoạt động trên khai trường trong một thời gian rất ngắn.
Với các xe, máy được sử dụng đúng tải trọng, đúng nhiên liệu khuyến cáo, đảm bảo chế độ bảo dưỡng, thay dầu nhớt định kỳ thì lượng khí thải phát sinh cũng được kiểm soát ở mức cho phép và không gây ảnh hưởng đáng kể.
3.4.2.3. Đối với biện pháp giảm thiểu nước thải
Các khu văn phòng tại các mỏ hiện nay đều được xây dựng có bể tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt. Số lượng công nhân viên không nhiều và không ăn ở tại mỏ do đó lượng nước cần xử lý cũng không lớn, chủ yếu là nước từ khu rửa tay chân và khu vệ sinh. Tuy nhiên, do không bổ sung men vi sinh định kỳ nên hiệu quả xử lý không được duy trì, các thông số đo đạc đều ở mức cao gần chạm ngưỡng cho phép.
Những đơn vị có hồ lắng thì nước thải sau bể tự hoại được chảy về hồ lắng trước khi thoát ra môi trường, còn những đơn vị không có hồ lắng thì nước thải sau bể tự hoại chảy thẳng ra môi trường xung quanh. Nước thải này chưa được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước tiếp nhận.
79 3.4.2.4. Đối với biện pháp giảm thiểu tiếng ồn
Đối với công nhân trực tiếp tham gia nổ mìn, việc ngăn chặn phát sinh tiếng ồn hoặc giảm cường độ ồn trên đường truyền trong quá trình vận hành, trên thực tế là không thực hiện được và công nghệ rất phức tạp. Vì thế, trên lý thuyết sẽ tăng cường các biện pháp phòng hộ cá nhân. Công nhân thao tác trên mỏ và tại khu vực nghiền sàng cần đeo dụng cụ bảo hộ chống tiếng ồn như: nút tai, bông chống âm thanh, chụp tai, mũ phòng hộ và áo phòng hộ.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa trang bị những dụng cụ này cho công nhân hoặc đã có nhưng chưa đầy đủ, cũ hỏng không thay thế hoặc công nhân không sử dụng vẫn cho phép làm việc trên khai trường.
Thực tế, trách nhiệm nằm ở người sử dụng lao động đã không có ý thức trang bị thiết bị bảo hộ cho công nhân, mặt khác người lao động cũng chủ quan không coi trọng việc bảo hộ lao động cho bản thân mình. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động trong quá trình làm việc trên mỏ.
Hình 10. Thiết bị bảo hộ lao động chống tiếng ồn
80
Ngoài những biện pháp trên, trồng cây xanh quanh khu văn phòng và trạm nghiền sàng cũng là một trong những biện pháp giảm thiểu bụi và tiếng ồn hiệu quả.
Hình 11. Cây xanh trồng quanh mỏ giai đoạn xây dựng cơ bản
Tuy đã có cam kết sẽ trồng cây với tỷ lệ che phủ 10% diện tích khu phụ trợ nhưng không có doanh nghiệp nào thực hiện được. Phần nhiều là do nền đất đá tại khu vực này nên có trồng cây thì cây cũng không thể sinh trưởng, phát triển đến mức vươn cao thành dải cây xanh. Mặt khác, ở khu vực núi đá cao nguồn nước cũng không dồi dào, nhất là vào mùa hanh khô nên không đảm bảo cung cấp đủ lượng nước tưới cho cây trồng. Kết quả là, các doanh nghiệp chỉ trồng lần đầu tiên trước khi đưa dự án vào hoạt động, sau đó nếu cây chết sẽ không trồng lại hoặc chỉ thay thế bằng cây cảnh nên hiệu quả giảm thiểu bụi và tiếng ồn rất thấp.