Hiện trạng môi trường tại một số mỏ đá đang hoạt động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý môi trường đối với hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn huyện thanh liêm, hà nam (Trang 48 - 58)

3.2. Ả NH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI ĐẾN MÔI TRƯỜNG

3.2.1. Hiện trạng môi trường tại một số mỏ đá đang hoạt động

Để đánh giá hiện trạng môi trường của một số mỏ đá trên địa bàn huyện Thanh Liêm, luận văn có sử dụng số liệu quan trắc môi trường định kỳ hàng năm của các đơn vị khai thác đá lưu tại cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh (Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam).

Về tần suất giám sát: Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản quy định các doanh nghiệp phải tiến hành quan trắc định kỳ hàng năm 4 lần, tuy nhiên với điều kiện thực tế hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam có văn bản quy định tần suất quan trắc tối thiểu là 2 lần/năm.

Các doanh nghiệp phải thuê đơn vị tư vấn có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tiến hành quan trắc chất lượng môi trường định kỳ và báo cáo kết quả về cơ quan quản lý môi trường cấp huyện, tỉnh. Công tác lấy mẫu tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm phải thực hiện đúng theo các thông tư quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

3.2.1.1. Môi trường không khí khu vực sản xuất

Kết quả phân tích một số mẫu không khí khu vực sản xuất (nằm trong biên giới mỏ) tại các điểm mỏ khai thác đá đang hoạt động được thể hiện tại bảng 3.1.

Qua bảng kết quả ta nhận thấy:

- Đối với các thông số khí độc SO2, CO, NO2: tất cả các vị trí quan trắc đều cho kết quả thấp hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn, do đó nồng độ các khí độc đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy định tại Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y Tế.

- Đối với thông số bụi tổng số: không có giá trị nào vượt tiêu chuẩn theo quy định tại Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y Tế. Tuy nhiên, tại khu vực trạm nghiền sàng của tất cả các đơn vị lấy mẫu đều cho kết quả cao hơn tại khu vực khai thác và thấp nhất là tại khu vực văn phòng. Điều đó cho thấy, lượng bụi phát tán từ trạm nghiền sàng là lớn nhất và

42

đây là đối tượng cần chú ý nhất trong việc giảm thiểu ô nhiễm do bụi. Một số công ty có hàm lượng bụi khá cao, gần sát nhất so với giới hạn cho phép như Công ty TNHH Khai thác đá Sơn Thủy, TNHH Khai thác đá Trường Sơn…

- Đối với thông số tiếng ồn: tất cả các giá trị đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy định tại Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y Tế. Tương tự như chỉ số bụi tổng số, tiếng ồn đo được tại khu vực trạm nghiền sàng có xu hướng cao hơn khu vực khai thác và khu vực văn phòng. Đây là tiếng ồn phát sinh do hệ thống trạm nghiền sàng vận hành liên tục và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân vận hành máy. Một số đơn vị có tiếng ồn lớn là Công ty TNHH Việt Ngọc, CP Hoa Đức, CP Hoàng Phương, TNHH Khai thác đá Sơn Thủy…

3.2.1.2. Môi trường không khí xung quanh

Kết quả phân tích một số mẫu không khí xung quanh (nằm ngoài biên giới mỏ) tại các điểm mỏ khai thác đá đang hoạt động được thể hiện tại bảng 3.2.

Qua bảng kết quả ta nhận thấy:

- Đối với các thông số khí độc SO2, CO, NO2: tất cả các vị trí quan trắc đều cho kết quả thấp hơn nhiều lần so với quy chuẩn, do đó nồng độ các khí độc đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy định tại QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Đối với thông số bụi tổng số: các vị trí quan trắc đều cho kết quả rất cao, mặc dù chưa vượt nhưng lại gần sát với giới hạn cho phép theo quy định tại QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Một số khu vực dân cư và đường vận chuyển ngoài mỏ có giá trị đo cao hơn giới hạn cho phép như tại khu vực đường vào mỏ đá của Công ty CP Xi măng Hoàng Long, CP Khoáng sản Lộc Hà, TNHH Việt Ngọc, khu vực dân cư gần Công ty TNHH Tân Thủy, CP Khoáng sản Nam Hà.

43

Nguyên nhân được nhận định là do đây là các khu vực tập trung số lượng mỏ đá lớn nên mật độ phương tiện giao thông qua lại nhiều. Mặt khác, chất lượng đường giao thông xuống cấp cũng là một nguyên nhân làm cho hàm lượng bụi phát sinh cao hơn những khu vực khác.

- Đối với thông số tiếng ồn: hầu hết giá trị đo được đều ở mức cao nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo quy định tại QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Một số thời điểm tức thời tại các vị trí có giá trị tiếng ồn vượt giới hạn, nguyên nhân cũng được xác định do mật độ phương tiện lưu thông khá cao và chất lượng đường sá xuống cấp gây ra tiếng ồn lớn.

3.2.1.3. Môi trường nước

Do đặc thù loại hình sản xuất là khai thác và chế biến đá nên nước mưa chảy tràn trên mặt bằng mỏ và trạm nghiền sàng đều tự ngấm xuống đất thông qua các khe nứt hoặc chảy tràn trên bề mặt về phía hồ lắng/thung nước xung quanh mỏ. Đối tượng nghiên cứu còn lại là nước thải sinh hoạt sau xử lý, mẫu được lấy tại hố ga (sau hệ thống xử lý nước thải khu vực văn phòng) của các điểm mỏ khai thác đá đang hoạt động và kết quả phân tích thể hiện tại bảng 3.3.

Qua bảng kết quả ta nhận thấy:

Hầu hết các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy định tại QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B: quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt). Tuy nhiên, các chỉ tiêu BOD5 và TSS có giá trị thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép, trong khi đó chỉ tiêu Coliform nằm ở mức khá cao, gần với giới hạn. Công ty TNHH Khai thác đá Sơn Thủy là đơn vị có cả 3 thông số BOD5, TSS và Coliform vượt nhiều lần so với quy chuẩn.

44

Bảng 1. Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực sản xuất (quan trắc năm 2015, 2016)

T T

Đơn vị khai thác – Địa điểm quan trắc

Vị trí lấy mẫu quan trắc

Bụi tổng số (mg/m3)

SO2

(mg/m3)

CO (mg/m3)

NO2

(mg/m3)

Tiếng ồn tương đương LAeq

(dBA)

Năm quan trắc 2015 2016 2015 2016 2015 2016 2015 2016 2015 2016

Tiêu chuẩn đối chiếu (*) 4,0 10 40 10 85

1 Công ty CP Hoàng Phương – xã Thanh Tân

KV văn phòng 0,317 0,452 0,063 0,098 <3 <3 0,050 0,075 69,5 69,2 KV trạm nghiền sàng 1,204 1,890 0,085 0,185 <3 <3 0,073 0,164 83 82,2 KV khai thác 0,641 0,937 0,063 0,152 <3 <3 0,054 0,128 76,4 73,8 2

Công ty TNHH Cảnh Cường Thịnh – xã Thanh Tân

KV văn phòng 0,384 0,353 0,103 0,082 <3 <3 0,088 0,060 67,7 68,3 KV trạm nghiền sàng 1,960 2,040 0,176 0,193 <3 <3 0,161 0,171 75,3 78,1 KV khai thác 0,983 0,991 0,155 0,150 <3 <3 0,139 0,127 72,1 72,6 3

Công ty TNHH Khai thác đá Sơn Thủy - xã Thanh Thủy

KV văn phòng 0,516 0,426 0,082 0,138 <3 <3 0,077 0,123 71,5 68,6 KV trạm nghiền sàng 3,230 2,631 0,093 0,192 <3 <3 0,087 0,177 84 71,4 KV khai thác 0,617 0,843 0,086 0,164 <3 <3 0,080 0,149 74,7 79,9 4

Công ty TNHH Khai thác đá Trường Sơn - xã Thanh Thủy

KV văn phòng 0,438 0,375 0,105 0,121 <3 <3 0,089 0,074 73,4 72,8 KV trạm nghiền sàng 3,061 2,863 0,164 0,157 <3 <3 0,149 0,136 81,2 79,4 KV khai thác 0,823 0,756 0,138 0,129 <3 <3 0,123 0,107 72,1 71,5 5 Công ty TNHH Tân

Thuỷ - xã Thanh Thuỷ

KV văn phòng 0,508 0,381 0,103 0,104 <3 <3 0,088 0,081 66,8 64,7 KV trạm nghiền sàng 2,540 2,290 0,159 0,192 <3 <3 0,144 0,171 79,1 82,8 KV khai thác 0,938 1,380 0,140 0,153 <3 <3 0,124 0,130 75,5 79,7 6

Công ty TNHH Xuân Tường – thị trấn Kiện Khê và xã Thanh Thủy

KV văn phòng 0,342 0,285 0,078 0,049 <3 <3 0,065 0,047 69,7 70,4 KV trạm nghiền sàng 1,300 1,026 0,094 0,081 <3 <3 0,083 0,067 78,3 77,4 KV khai thác 0,607 0,538 0,085 0,081 <3 <3 0,076 0,073 72,2 71,6 7 Công ty TNHH Tân Phú

Đông – xã Thanh Tân

KV văn phòng 0,309 0,351 0,095 0,115 <3 <3 0,078 0,091 69,1 69,7 KV trạm nghiền sàng 2,430 2,365 0,165 0,226 <3 <3 0,149 0,205 82,2 82,8

45

KV khai thác 1,07 1,32 0,136 0,184 <3 <3 0,121 0,162 80 78,9 8

Công ty Xi măng Hoàng Long – mỏ đá vôi xã Thanh Nghị

KV văn phòng Khu văn phòng không nằm trong biên giới mỏ

KV trạm nghiền sàng 0,592 0,491 0,088 0,078 <3 <3 0,080 0,064 67 66,3 KV khai thác 0,909 0,894 0,011 0,017 <3 <3 0,101 0,096 74,2 73,8 9 Công ty CP Hoa Đức, xã

Thanh Tân

KV văn phòng Khu văn phòng không nằm trong biên giới mỏ

KV khai thác 2,180 1,180 0,152 0,178 <3 <3 0,137 0,156 82,6 78,6 KV trạm nghiền sàng 1,630 2,390 0,14 0,218 <3 <3 0,124 0,197 82,1 82,7 10 Công ty CP Khoáng sản

Lộc Hà, xã Thanh Tân

KV văn phòng 0,521 0,393 0,097 0,092 <3 <3 0,081 0,069 64,7 68,9 KV trạm nghiền sàng 2,870 2,650 0,178 0,179 <3 <3 0,161 0,157 79,2 82,3 KV khai thác 1,280 1,460 0,132 0,141 <3 <3 0,116 0,118 75,1 76,8 11 Công ty CP Khoáng sản

Nam Hà, xã Thanh Tân

KV văn phòng 0,521 0,401 0,097 0,112 <3 <3 0,081 0,089 64,7 69,8 KV trạm nghiền sàng 2,870 2,580 0,178 0,208 <3 <3 0,161 0,185 79,2 83,9 KV khai thác 1,28 1,53 0,132 0,169 <3 <3 0,116 0,146 75,1 80,1 12 Công ty TNHH Việt

Ngọc

KV văn phòng 0,316 0,385 0,070 0,090 <3 <3 0,054 0,068 67,1 69,3 KV trạm nghiền sàng 2,390 2,670 0,187 0,221 <3 <3 0,172 0,198 81,9 82,6 KV khai thác 1,130 1,120 0,149 0,161 <3 <3 0,134 0,138 79,9 77,4

Ghi chú: (*) Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường 2015; 2016 lưu Chi cục BVMT Hà Nam;

46

Bảng 2. Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực xung quanh (quan trắc năm 2015, 2016)

T T

Đơn vị khai thác – Địa điểm quan trắc

Vị trí lấy mẫu quan trắc

Bụi tổng số (μg/m3)

SO2

(μg/m3)

CO (μg/m3)

NO2

(μg/m3)

Tiếng ồn tương đương

LAeq

(dBA)

Năm quan trắc 2015 2016 2015 2016 2015 2016 2015 2016 2015 2016

Tiêu chuẩn đối chiếu 300(1) 350(1) 3x104 (1) 200(1) 70(2)

1 Công ty CP Hoàng Phương – xã

Thanh Tân KV đường vào mỏ 270 287 62 89 <3000 <3000 50 67 67,5 65,8

2 Công ty TNHH Cảnh Cường

Thịnh – xã Thanh Tân KV đường vào mỏ 292 290 98 105 <3000 <3000 83 83 67,5 68,4 3 Công ty TNHH Khai thác đá

Sơn Thủy - xã Thanh Thủy KV đường vào mỏ 296 267 69 63 <3000 <3000 52 46 71,2 67,9 4 Công ty TNHH KT đá Trường

Sơn – xã Thanh Thủy KV đường vào mỏ 264 251 65 58 <3000 <3000 61 53 62,7 65,8 5 Công ty TNHH Tân Thuỷ - xã

Thanh Thuỷ

KV dân cư thôn

Trung Thành 349 268 68 35 <3000 <3000 52 19 64,8 65,4 6

Công ty TNHH Xuân Tường – thị trấn Kiện Khê và xã Thanh Thủy

KV đường vào mỏ 275 291 70 80 <3000 <3000 60 56 66,9 66,3

7 Công ty TNHH Tân Phú Đông – xã Thanh Tân

KV dân cư thôn

Nam Tân 254 276 49 50 <3000 <3000 32 34 63,4 67,8 KV đường vào mỏ 291 295 88 83 <3000 <3000 72 67 76,4 76,8 8 Công ty Xi măng Hoàng Long –

mỏ đá vôi xã Thanh Nghị

KV đường vào mỏ 389 298 82 72 <3000 <3000 73 55 66,1 66,1 KV dân cư thôn

Thanh Sơn 203 276 58 50 <3000 <3000 49 34 59,8 65,6 9 Công ty CP Hoa Đức - xã

Thanh Tân KV đường vào mỏ 278 293 73 74 <3000 <3000 57 58 68,6 69,2

10 Công ty CP Khoáng sản Lộc Hà - xã Thanh Tân

KV đường vào mỏ 280 703 76 139 <3000 <3000 59 124 70,5 67,5 KV dân cư thôn 262 278 64 51 <3000 <3000 48 34 67,6 64,1

47

Tân Lập 1

11

Công ty CP Khoáng sản Nam Hà - xã Thanh Tân

KV dân cư thôn

Nam Công 375 284 79 77 <3000 <3000 62 54 64,7 64,7 12 Công ty TNHH Việt Ngọc – xã

Thanh Tân KV đường vào mỏ 494 291 82 70 <3000 <3000 67 53 68,9 72,3

Ghi chú: (1) QCVN 05: 2013/BTNMT:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh (2) QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường 2015; 2016 lưu Chi cục BVMT Hà Nam;

48

Bảng 3. Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt (quan trắc năm 2015, 2016)

TT Đơn vị khai thác – Địa điểm quan trắc pH BOD5

(mg/l)

TSS (mg/l)

Coliform (MNP/100ml

)

Năm quan trắc 2015 2016 2015 2016 2015 2016 2015 2016

Tiêu chuẩn đối chiếu (**) 5 - 9 60 120 5000

1 Công ty CP Hoàng Phương – xã Thanh Tân 7,11 7,12 42 12 52 21 6400 2000

2 Công ty TNHH Cảnh Cường Thịnh – xã Thanh Tân 7,36 7,41 21 26 37 44 3600 3300 3 Công ty TNHH Khai thác đá Sơn Thủy - xã Thanh Thủy 7,05 7,31 38 480 51 510 4600 2200

0 4 Công ty TNHH KT đá Trường Sơn – xã Thanh Thủy 7,24 7,18 26 18 32 39 2500 2100

5 Công ty TNHH Tân Thuỷ - xã Thanh Thủy 7,37 7,21 15 16 24 32 3500 2400

6 Công ty TNHH Xuân Tường – thị trấn Kiện Khê và xã Thanh

Thủy 6,73 7,39 14 8 4 6 1700 1500

7 Công ty TNHH Tân Phú Đông – xã Thanh Tân 7,27 7,36 47 17 40 28 4900 4600

8 Công ty Xi măng Hoàng Long – mỏ đá vôi xã Thanh Nghị Khu văn phòng không nằm trong biên giới mỏ

9 Công ty CP Hoa Đức - xã Thanh Tân 7,46 7,53 12 19 18 34 4600 4800

10 Công ty CP Khoáng sản Lộc Hà - xã Thanh Tân 7,52 7,24 21 20 31 42 2400 2200 11 Công ty CP Khoáng sản Nam Hà - xã Thanh Tân 7,41 7,37 11 25 20 36 3700 1500

49

12 Công ty TNHH Việt Ngọc - xã Thanh Tân 7,54 7,34 10 11 18 23 4300 1100

Ghi chú: (**) QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B: quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt). Đã nhân hệ số K = 1,2 cho cơ sở sản xuất có <500 người.

Mẫu được lấy tại rãnh thoát nước thải sau hố ga của khu vực văn phòng.

Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường 2015; 2016 lưu Chi cục BVMT Hà Nam;

50 Nhận xét chung:

Nhận xét cụ thể cho từng thông số tại từng bảng kết quả đã được thể hiện cụ thể ở trên. Sau đây là phần nhận xét chung về độ tin cậy của các số liệu của tác giả luận văn:

Các số liệu được tổng hợp từ nguồn đáng tin cậy (tác giả luận văn trực tiếp công tác tại cơ quan lưu giữ số liệu) nên đảm bảo số liệu được trích xuất trung thực. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến cho giá trị đo đạc thể hiện tại các báo cáo của doanh nghiệp không thực sự tương xứng với tình hình thực tế (thông thường là giá trị đo vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng quan sát bằng mắt thường có thể cảm nhận giá trị công bố không trung thực – đây là so sánh bằng cảm quan của tác giả luận văn).

Một vấn đề lớn đặt ra là cơ quan quản lý không có đủ kinh phí để tự thực hiện đo giám sát chất lượng môi trường tại từng cơ sở. Doanh nghiệp sẽ tự thuê đơn vị lấy mẫu phân tích (trong quá trình lấy mẫu có sự giám sát của cán bộ quản lý cấp tỉnh và/hoặc huyện nhưng quá trình phân tích không có sự giám sát này). Điều đó dẫn tới việc doanh nghiệp với tư cách là người bỏ tiền đi thuê có khả năng can thiệp vào việc báo cáo kết quả phân tích của đơn vị tư vấn. Vẫn chưa thể khẳng định được điều này, tuy nhiên đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra ảnh hưởng tới báo cáo kết quả giám sát chất lượng môi trường.

Mặt khác, qua bảng kết quả trên ta có thể nhận thấy bụi chính là vấn đề đáng quan tâm nhất đối với các cơ sở hoạt động khai thác, chế biến đá. Trong khi đó, giới hạn cho phép của thông số bụi trong môi trường lao động (tức là trong biên giới mỏ) do Bộ Y tế ban hành lại cao hơn giá trị cho phép của thông số bụi trong môi trường không khí xung quanh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (4mg/m3 so với 3mg/m3). Thông thường, ở trong diện tích nhỏ hẹp có công nhân lao động trực tiếp đáng ra phải có giới hạn chặt chẽ hơn (tức là giá trị cho phép phải ở mức thấp hơn) để đảm bảo sức khỏe cho công nhân lao động nhưng hiện nay lại so sánh theo tiêu chuẩn ngược lại (ở môi trường xung quanh rộng lớn hơn khả năng khuếch tán chất ô nhiễm tốt hơn thì lại có giá trị cho phép ở mức thấp hơn). Tác giả luận văn cho rằng đó là một trong những điều không hợp lý với điều kiện thực tế trong các văn bản pháp luật hiện nay, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý môi trường đối với hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn huyện thanh liêm, hà nam (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)