Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại quỳnh phụ thái bình (Trang 21 - 24)

2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

2.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực đứng hàng thứ 2 sau lúa gạo. Diện tích gieo trồng và năng suất, sản lượng ngô cũng tăng mạnh, từ hơn 200 ngàn ha với năng suất 1 tấn/ha (năm 1960), đến năm 2009 đã vượt ngưỡng 1 triệu ha với năng suất 43 tạ/ha. So với các nước thì năng suất ngô ở ta vẫn thuộc loại khá thấp. Đặc biệt tại một số địa phương miền núi vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam, Lâm Đồng… một số đồng bào dân tộc ít người sử dụng ngô là nguồn lương thực, thực phẩm chính, sử dụng các giống ngô địa phương và tập quán canh tác lạc hậu nên năng suất ngô ở đây chỉ đạt trên dưới 1 tấn/ha. Sản lượng ngô trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu mà hàng năm chúng ta còn phải nhập khẩu khá nhiều ngô hạt (trị giá trên 500 triệu USD) để sản xuất thức ăn gia súc. Hiện nay và trong những năm tới, ngô vẫn là cây ngũ cốc có vai trò quan trọng ở nước ta. Sản lượng ngô ở Việt Nam gần như không tăng trưởng trong những năm qua, chỉ hơn 4 triệu tấn mỗi năm. Là nước nông nghiệp nhưng phần lớn ngô được nhập khẩu, lượng nhập năm sau luôn cao hơn năm trước, 80% ngô nhập về chủ yếu dùng trong chăn nuôi, còn lại làm bột ngô dùng trong thực phẩm và số ít sử dụng trong công nghiệp như sản xuất bia, vải, dược. Trong năm 2012, có hơn 1,6 triệu tấn bắp được nhập khẩu, tăng hơn 66%

so với năm trước đó, năm 2013 nhập gần 2,2 triệu tấn và chỉ mới 3 tháng đầu

năm 2014 đã nhập đến 1,6 triệu tấn với trị giá hơn 415 triệu USD, gần bằng cả năm 2012 (Bảng 2.7).

Bảng 2.7. Nhập khẩu Ngô về Việt Nam năm 2012 và năm 2013.

Tên quốc gia Năm 2013 Năm 2012

Lượng (Tấn) Trị giá (USD) Lượng (Tấn) Trị giá (USD) Tổng 2.188.979 674.843.566 1.614.473 500.343.869

Ấn Độ 1.019.681 304.430.430 283.885 75.087.298

Brazin 779.681 212.764.757 59.855 16.885.441

Thái Lan 123.046 65.520.330 12.238 25.903.978

Argentina 147.528 45.006.608 238.885 75.087.298

Campuchia 72.275 21.835.150 34.743 11.039.900

Lào 23.273 6.194.560 21.580 5.680.360

Mỹ 570 437.285 503 468.842

Nguồn: T.Nga, Năm 2013: Nhập khẩu ngô tăng mạnh, vinanet.com.vn.

Hiện tại, nhiều nơi nước ta đã trồng ngô có năng suất rất cao lên đến trên dưới 10 tấn/ha, ví dụ như “Vụ ĐX 2013-2014, Trung tâm KN-KN Quảng Ngãi phối hợp với Cty Advanta VN triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai PAC999 Super và PAC339, kết quả cho thấy năng suất đạt 10,5 tấn/ha,…” (Trong bài: 2 giống ngô năng suất cao, tác giả Sông La, http://nongnghiep.vn/). Dù vậy, sắp tới nước ta vẫn còn phụ thuộc nguồn bắp nhập khẩu vì sản xuất trong nước chưa đáp ứng yêu cầu và giá thành còn cao.

Ngô tiếp tục đóng một vai trò ngày càng quan trọng, góp phần chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá nông nghiệp, phát triển an toàn, bền vững và đa dạng. Vì vậy, đây là những thách thức lớn, đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng giống, quy trình canh tác, ứng dụng cơ giới hóa, tưới tiêu để nâng tổng sản lượng ngô sản xuất tại Việt Nam.

Ngô còn là nguồn thức ăn cho gia súc quan trọng nhất hiện nay, chiếm hầu như 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp. Ngô có thể chế biến các món ăn và các bài thuốc có tác dụng tốt cho sức khoẻ chống suy dinh dưỡng và trị bệnh. Nhiều tài liệu cho thấy ngô có lợi cho hệ tiêu hoá, tim mạch, sinh dục, chống oxy hoá, lão hoá, ung thư (Phó Đức Thuần, 2002). Ngô dùng làm nguyên liệu để sản xuất rượu cồn, tinh bột, dầu, glucoza, bánh kẹo, ethanol... Từ cây ngô người ta đã sản xuất ra 670 mặt hàng khác của các ngành dược, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm (Ngô

Hữu Tình 1997). Năm 2013, diện tích trồng ngô cả nước đạt 1170,4 nghìn ha, năng suất 4,44 tấn /ha và sản lượng đạt sấp sỉ 5.2 triệu tấn (Tổng cục thống kê).

Bảng 2.8. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của Việt Nam (2000 - 2014)

Năm Diện tích

(1000 ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

2000 730,2 27,5 2005,9

2001 729,5 29,6 2161,7

2002 816,0 30,8 2511,2

2003 909,8 32,2 2933,7

2004 990,4 34,9 3453,6

2005 1039,0 35,5 3690,6

2006 1033,1 37,3 3901,0

2007 1096,1 39,3 4300,5

2008 1125,9 40,2 4500,0

2009 1.089,20 40.1 4.371,70

2010 1.125,70 41.1 4.625,70

2011 1.121,30 43.1 4.835,60

2012 1.156,60 43.0 4.793,60

2013 1.170,40 44.4 5.191,20

2014 1.178,64 4.41 5.202,5

Nguồn: Tổng cục thống kê (2015)

Trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế hợp lý, xác định địa bàn và quy mô sản xuất tối ưu cho những mặt hàng này. duy trì sản lượng tối đa hơn 6,5 triệu tấn ngô hạt năm 2015 và 7,2 triệu tấn năm 2020.

Ở Việt Nam, hiện tại giá 1 kg ngô hạt dao động từ 7.000 -7.500 đồng. Nhu cầu ngô hạt cần cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi liên tục tăng trong khi diện tích trồng ngô và năng suất ngô Việt Nam đó bị chững lại, với đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi và nhu cầu ngô phục vụ công nghiệp sản xuất Ethanol hiện nay đòi hỏi nguồn nguyên liệu ngô là rất lớn. Vì vậy, sản xuất ngô trên toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng chắc chắn sẽ được tập trung phát triển mạnh trong thời gian tới. Những năm qua nhà nước cũng đó hết sức quan tâm đầu tư cho việc nghiên cứu phát triển cây ngô: 2 dự án phát triển giống ngô lai đó được đầu tư: Dự án phát triển giống ngô lai giai đoạn 2006-2010 (đó kết thúc) và dự án phát triển sản xuất giống ngô lai giai đoạn 2011-2015 (đang triển khai). Để cây ngô Việt Nam phát triển một cách bền vững, đáp ứng trên 80% nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, việc đánh giá đúng thực trạng sản xuất ngô, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm mở rộng diện tích trồng ngô là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại quỳnh phụ thái bình (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)