Đặc điểm giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các THL ngô khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại quỳnh phụ thái bình (Trang 46 - 56)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH CÁC THL NGÔ TẺ THAM GIA THÍ NGHIỆM TRONG VỤ THU ĐÔNG NĂM 2015 VÀ VỤ XUÂN

4.1.1. Đặc điểm giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các THL ngô khảo nghiệm

Quá trình sinh trưởng phát triển của các tổ hợp lai và hai giống đối chứng tham gia thí nghiệm khi gieo hạt đến khi thu hoạch, cây ngô trải qua các giai đoạn sống khác nhau. Sự phát triển của cây ngô được chia làm hai thời kỳ lớn: Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Trong mỗi thời kỳ chia ra thành các giai đoạn nhỏ, mỗi giai đoạn lại có đặc điểm sống riêng và yêu cầu kỹ thuật chăm sóc khác nhau.

Giai đoạn gieo đến mọc mầm được tính từ lúc gieo hạt đến khi hạt nẩy mầm và nhô lên khỏi mặt đất. Khả năng mọc mầm và tỷ lệ nảy mầm là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hạt giống. Khả năng mọc mầm của hạt phụ thuộc vào đặc điểm di truyền và điều kiện ngoại cảnh, chủ yếu là nhiệt độ và ẩm độ trong đất. Để quá trình mọc mầm diễn ra thuận lợi thì nhiệt độ là 25-300 C và ẩm độ 70-80%. Thời kỳ này có tác dụng tạo cây ngô con có sức sống cao và thể hiện sự đồng đều của ruộng ngô. Bảng 4.1 thể hiện quá trình theo dõi đánh giá sinh trưởng, sâu bệnh của các công thức THL giai đoạn đầu. Giai đoạn này rất quan trọng để có kế hoạch, biện pháp tác động hỗ trợ cho các dòng sinh trưởng phát triển tốt.

Qua bảng 4.1 cho thấy, các THL ngô tẻ có tỷ lệ nảy mầm tương đối cao, dao động từ 84,2% đến 100%. Cao nhất là THL TBM200-2 (100%) và thấp nhất là TBM566 (84,2%). Thời gian mọc mầm được theo dõi từ khi gieo hạt đến khi có 50% số hạt nảy mầm, số cây có bao lá mầm và nhô lên khỏi mặt đất. Thời tiết vụ thu đông năm 2016 mưa ẩm kéo dài là tương đối thuận lợi cho hạt nẩy mầm nên đa số các tổ hợp ngô tẻ mọc đồng đều và có tỷ lệ nẩy mầm cao. Thời gian sinh trưởng thường không cố định mà thay đổi theo mùa vụ, kỹ thuật canh tác và điều kiện sinh thái của từng vùng. Thang điểm để đánh giá sinh trưởng của Ngô theo qui phạm VCU (QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT) (Điểm 1: Tốt; Điểm 2:

Khá; Điểm 3: Trung bình). Một số tổ hợp ở giai đoạn 3 -5 lá đã xuất hiện nhiễm đốm lá, khô vằn nhẹ như: TBR139-1; TBM139-2; TBM351.

Bảng 4.1. Bảng đánh giá tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng giai đoạn của các THL STT Công thức

(giống/ THL)

Tỷ lệ nảy mầm(%)

Gieo đến Mọc ( ngày)

Giai đoạn: từ 3 đến 5 lá

Sinh trưởng phát triển Điểm Sâu bệnh 1 TBM200-2 100 5 Thân mập, sinh trưởng tốt, đều, đẹp, gốc tím 1 sạch bệnh 2 LVN4(đ/c) 98,7 6 Thân mập, sinh trưởng tốt, đều, đẹp, gốc tím 1 sạch bệnh 3 TBM198 95,7 7 Thân hơi mập, hơi đều, gốc tím,sinh trưởng khá 1 sạch bệnh 4 TBM200-1 86,5 5 Thân mập, sinh trưởng tốt, đều, đẹp, gốc tím 1 sâu cắn lá 5 TBM566 84,2 6 Thân mập, sinh trưởng tốt, đều, đẹp, gốc tím 1 sạch bệnh 6 TBM565 85,3 6 Thân mập, sinh trưởng tốt, đều, đẹp, gốc tím 1 sạch bệnh

7 TBM164 99,6 5 Thân mập, hơi đều, gốc tím,STPT khá 2 sạch bệnh

8 TBM139-1 87,2 6 cây còi, trung bình, gốc tím 3 đốm lá trung bình

9 TBM139-2 87,4 7 Cây còi, yếu, gốc tím, hơi đều 3 khô vằn đốm nhẹ

10 TBM351 85,3 6 Cây mập, sinh trưởng tốt, đều, đẹp, gốc tím 1 Đốm lá nhẹ 11 TBM277 85,4 6 Thân hơi mập, hơi đều, gốc tím,sinh trưởng khá 2 sạch bệnh

12 TBM445 92,2 7 Thân mập, hơi đều, gốc tím,STPT khá 2 sạch bệnh

13 NK66(đ/c) 99,8 6 Thân mập, tốt - đều - đẹp, gốc tím 1 sạch bệnh

Ở vụ xuân 2016 do thời tiết ảnh hưởng của những ngày lạnh sâu ngày bố trí gieo trồng do đó tỷ lệ nảy mầm không được tuyệt đối và thời gian mọc mầm của các tổ hợp lai kéo dài hơn. Qua bảng 4.2 cho thấy, các tổ hợp ngô tẻ có tỷ lệ nẩy mầm tương đối cao tuy nhiên chưa có tổ hợp nào nảy mầm đạt tuyệt đối như ở vụ thu đông 2015, các tổ hợp nảy mầm dao động từ 80,3% đến 99,5%. Cao nhất là TBM200-2 (99,5%) và thấp nhất là TBM565 (80,3%). Thời gian mọc mầm được theo dõi từ khi gieo hạt đến khi có 50% số hạt nảy mầm, số cây có bao lá mầm và nhô lên khỏi mặt đất.

Thời gian mọc mầm của các tổ hợp Ngô thường không cố định mà thay đổi theo kỹ thuật canh tác và điều kiện sinh thái của từng vùng. Cụ thể trong bảng 4.2 thời gian mọc mầm của các công thức biến động từ 10 – 12 ngày. Công thức mọc mầm sớm nhất như tổ hợp lai TBM200-2; TBM198 và đối chứng NK66; tổ hợp lai có thời gian mọc chậm nhất như: TBM200-1; TBM565;

TBM566, các tổ hợp còn lại có thời gian mọc 11 ngày.

Bảng 4.2. Đánh giá các tổ hợp ngô lai khảo nghiệm giai đoạn từ 3 -5 lá vụ xuân 2016

STT Công thức (giống/ THL)

Tỷ lệ nảy mầm(%)

Gieo đến Mọc ( ngày)

Giai đoạn: từ 3 đến 5 lá

Sinh trưởng phát triển Điểm Sâu bệnh

1 TBM200-2 99.5 10 Thân mập, sinh trưởng tốt, đều, đẹp, gốc tím 1 Sạch bệnh

2 LVN4(đ/c) 98,9 11 Thân mập, sinh trưởng tốt, đều, đẹp, gốc tím 1 Sâu cắn lá

3 TBM198 95,7 10 Thân hơi mập, hơi đều, gốc tím,sinh trưởng khá 3 Đốm lá tb

4 TBM200-1 89,7 12 Thân mập, sinh trưởng tốt, đều, đẹp, gốc tím 1 Khô vằn nhẹ

5 TBM566 81,2 12 Thân mập, sinh trưởng tốt, đều, đẹp, gốc tím 1 Khô vằn nhẹ

6 TBM565 80,3 12 Thân mập, sinh trưởng tốt, đều, đẹp, gốc tím 1 sạch bệnh

7 TBM164 99,3 11 Thân mập, hơi đều, gốc tím,STPT khá 2 sạch bệnh

8 TBM139-1 87,2 12 cây còi, trung bình, gốc tím 3 Sâu cắn lá

9 TBM139-2 87,3 12 Cây còi, yếu, gốc tím, hơi đều 3 khô vằn đốm nhẹ

10 TBM351 85,1 12 Cây mập, sinh trưởng tốt, đều, đẹp, gốc tím 2 Đốm lá tb

11 TBM277 85,3 11 Thân hơi mập, hơi đều, gốc tím,sinh trưởng khá 2 Đốm lá nhẹ

12 TBM445 92,0 12 Thân mập, hơi đều, gốc tím,STPT khá 1 sạch bệnh

13 NK66(đ/c) 98,2 10 Thân mập, tốt - đều - đẹp, gốc tím 1 sạch bệnh

Mỗi giai đoạn của cây ngô có đặc điểm sống riêng và yêu cầu kỹ thuật chăm sóc khác nhau. Quá trình theo dõi thời gian sinh trưởng của các tổ hợp ngô thí nghiệm sẽ đánh giá được thời gian gieo trồng tới trổ cờ, tung phấn, phun râu và đánh giá được thời gian chín, trên cơ sở đó giúp chúng ta bố trí mùa vụ hợp lý nhằm thu được kết quả cao nhất. Bước sang giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp ngô giai đoạn 7 – 9 lá. Đây là giai đoạn mà cây ngô cần nhiều dinh dưỡng nhất để tổng hợp vật chất hữu cơ nuôi cây giúp cây phát triển toàn diện và tối đa phục vụ cho giai đoạn sinh trưởng sinh thực.

Việc thường xuyên đánh giá theo dõi để có kế hoạch chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh giai đoạn này rất quan trọng:

Bảng 4.3. Đánh giá các tổ hợp ngô khảo nghiệm giai đoạn 7 – 9 lá vụ thu đông 2015 và vụ xuân 2016.

STT Công thức (giống/ THL)

Vụ thu đông 2015 Vụ xuân 2016

Giai đoạn: từ 7-9 lá Điểm Sâu bệnh Giai đoạn: từ 7-9 lá Điểm Sâu bệnh 1 TBM200-2

Thân hơi mập, cao cây, gốc tím,dạng

hình đẹp, STPT tốt,đẹp 1 Sạch bệnh Thân hơi mập, cao cây, gốc

tím,dạng hình đẹp, STPT tốt,đẹp 1 Sạch bệnh 2 LVN4(đ/c) Thân mập, cao cây trung bình, gốc

tím,dạng hình đẹp, STPT tốt,đẹp 1 rệp nõn cờ Thân mập, cao cây trung bình, gốc

tím,dạng hình đẹp, STPT tốt,đẹp 1 rệp nõn cờ 3 TBM198 Thân hơi mập, STPT khá, gốc tím,

hơi đều, cao cây trung bình 2 Sạch bệnh Thân hơi mập, STPT khá, gốc tím,

hơi đều, cao cây trung bình 2 Đốm lá nhẹ 4 TBM200-1 Cao cây trung bình, gốc tím nhạt, đều

đẹp,tốt 1 Sạch bệnh Cao cây trung bình, gốc tím nhạt,

đều đẹp,tốt 1 Sạch bệnh

5 TBM566 Cao cây trung bình, gốc tím, đều

đẹp,tốt 2 Sạch bệnh Cao cây trung bình, gốc tím, đều

đẹp,tốt 2 Sạch bệnh

6 TBM565 Cao cây trung bình, gốc tím, đều

đẹp,tốt 1 rệp nõn cờ Cao cây trung bình, gốc tím, đều

đẹp,tốt 1 rệp nõn cờ

7 TBM164 Cao cây trung bình, gốc tím, đều

đẹp,tốt 1 Sạch bệnh Cao cây trung bình, gốc tím, đều

đẹp,tốt 1 Sạch bệnh

8 TBM139-1 STPT trung bình, do dồn dặm, gốc

tím 3 đốm lá STPT trung bình, do dồn dặm, gốc

tím 3 đốm lá

9 TBM139-2 Gốc hơi tím, thân mập, lá hơi vặn,

đều đẹp 2 Sạch bệnh Gốc hơi tím, thân mập, lá hơi vặn,

đều đẹp 2 Khô vằn nhẹ

10 TBM351 Thấp cây, thân mập, STPT khá, đều,

gốc tím 2 Sạch bệnh Thấp cây, thân mập, STPT khá,

đều, gốc tím 2 Đốm lá tb

11 TBM277 tốt, đều, đẹp, lá hơi đứng 1 Sạch bệnh tốt, đều, đẹp, lá hơi đứng 2 Đốm lá nhẹ 12 TBM445 Góc lá hơi xòe, gốc tím đậm, cao

trung bình 1 Sạch bệnh Góc lá hơi xòe, gốc tím đậm, cao

trung bình 1 Sạch bệnh

13 NK66(đ/c) Thân mập, tốt,đều, đẹp, gốc tím 1 Sạch bệnh Thân mập, tốt,đều, đẹp, gốc tím 1 Sạch bệnh

Qua bảng 4.3 cho thấy hầu hết các tổ hợp lai ngô ở cả 2 vụ đều sinh trưởng phát triển tốt và đã biểu hiện được các tính trạng đặc trưng của từng công thức. Một số tổ hợp lai như TBN200 – 2; TBM164; TBM200-1... có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, sạch sâu bệnh, các tổ hợp lai sinh trưởng phát triển khá như: TBM198; TBM566; TBM351,... các tổ hợp lai trưởng phát triển trung bình như: TBM139-1; giống đối chứng NK66 sinh trưởng tốt, sạch sâu bệnh còn lại đối chứng LVN4 nhiễm rệp cờ nõn. Ở vụ xuân 2016 xuất hiện thêm các đối tượng khô vằn, đốm lá nhẹ như tổ hợp lai như TBM139-1;

TBM139-2.

Bảng 4.4. Sinh trưởng phát triển của các tổ hợp ngô khảo nghiệm giai đoạn gieo trồng tới khi thu hoạch.

Các chỉ tiêu theo dõi

STT Công thức (giống/ THL)

Vụ thu đông 2015 Vụ xuân 2016

G->M (ngày)

G -TC (ngày)

G - TP (ngày)

G - PR (ngày)

TP- PR (ngày)

TGST (ngày)

G->M (ngày)

G -TC (ngày)

G - TP (ngày)

G - PR (ngày)

TP- PR (ngày)

TGST (ngày)

1 TBM200-2 6 53 53 55 2 102.0 10 71 72 72 0 112

2 LVN4(đ/c) 7 55 57 57 0 104.7 11 76 77 77 0 117

3 TBM198 8 54 57 57 0 103.7 10 72 73 74 1 116

4 TBM200-1 6 55 55 57 2 102.0 12 73 74 75 1 115

5 TBM566 7 54 55 55 0 100.0 12 72 73 75 2 116

6 TBM565 8 55 57 57 0 101.7 12 71 73 74 1 113

7 TBM164 6 54 55 57 2 105.7 11 70 72 72 0 113

8 TBM139-1 7 57 57 59 2 111.0 12 71 72 74 2 115

9 TBM139-2 8 58 59 60 1 107.0 12 73 74 76 2 111

10 TBM351 7 56 57 58 1 106.3 12 72 73 74 1 114

11 TBM277 7 55 56 57 1 107.3 11 72 73 75 2 116

12 TBM445 8 55 56 57 1 107.7 12 71 72 74 2 114

13 NK66(đ/c) 7 57 59 59 0 106.7 10 71 73 74 1 114

Ghi chú: G: gieo, M: mọc, TC: trỗ cờ, TP: Tung phấn, PR: Phun râu

Biểu đồ 4.1. Sinh trưởng phát triển các tổ hợp lai vụ thu đông 2015

Biểu đồ 4.2. Sinh trưởng phát triển các tổ hợp lai vụ xuân 2016

Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.1; biểu đồ 4.2 cho thấy ở cả 2 vụ thu đông 2015 và vụ xuân 2016 thì thời gian từ gieo tới mọc dao động từ 6 -> 12 ngày, thời gian mọc ở vụ thu đông nhanh hơn so với vụ xuân từ 4 – 6 ngày. Một số tổ hợp lai mọc sớm nhất như TBM200-2; TBM198; TBM164 so với đối chứng NK66;

LVN4. Tổ hợp lai mọc muộn nhất như: TBM351; TBM139-1; TBM139-2;

TBM445. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ quyết định số hoa đực, hoa cái, khả năng thụ phấn thụ tinh cũng như lượng vật chất tích luỹ vào hạt sau này, từ đó quyết định năng suất hạt lúc thu hoạch. Thời gian từ khi gieo tới trỗ cờ biến động từ 53 – 58 ngày ở vụ thu đông 2015 và từ 70 ->76 ngày ở vụ xuân 2016, tổ hợp lai có thời gian trỗ cờ sớm nhất là TBM164, TBM200-2 so với đối chứng LVN4 trỗ cờ muộn nhất là 76 ngày.

Thời gian từ gieo tới tung phấn ; phun râu biến động từ 53 – 60 ngày ở vụ thu đông và từ 72 – 77 ngày ở vụ xuân , một số tổ hợp lai tung phấn sớm, phun râu sớm như: TBM200-2; TBM164; TBM139-1; TBM445. Các tổ hợp lai tung phấn muộn như: đối chứng LVN4; TBM200-1; TBM139-2.

Thời gian từ tung phấn tới phun râu của các tổ hợp lai biến động từ 0 – 2 ngày, các tổ hợp lai tung phấn và phun râu trong cùng 1 ngày như: TBM200-2;

LVN4; TBM164, còn lại từ 1 tới 2 ngày

Hạt ngô, sau khi trải qua các trạng thái chín sữa, chín sáp, chín hoàn toàn, khi chân hạt có điểm đen là lúc có thể thu hoạch được. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy các công thức tổ hợp ngô lai tẻ trồng trong vụ xuân 2016 thuộc nhóm chín sớm và trung bình, có TGST dao động từ 111 -> 117 ngày. Các tổ hợp lai chín sớm nhất là TM200-2 có thời gian sinh trưởng 102 ngày ở vụ thu đông 2015 và 112 ngày ở vụ xuân 2016) ; TBM139 -2 ( 111 ngày) ; TBM164(

113 ngày) và muộn nhất là TBM1566, TBM277 ; TBN139-2 ; TBM445 (107 - 116 ngày ở cả 2 vụ),…

Ở vụ thu đông 2015 thời gian từ gieo tới mọc dao động từ 6 -> 8 ngày.

Một số tổ hợp lai mọc sớm nhất trong thời gian 6 ngày như TBM200-2;

TBM200-1; TBM164. Tổ hợp lai mọc muộn nhất 8 ngày như các tổ hợp lai:

TBM198; TBM565; TBM139-2; TBM445. Riêng 2 giống đối chứng là LVN4;

NK66 có thời gian mọc trung bình muộn là 7 ngày. Thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của các tổ hợp và điều kiện ngoại cảnh. Tổ hợp ngô lai nào có thời gian tung phấn và phun râu càng ngắn thì quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra càng nhanh và tập trung. Do đó, việc

nghiên cứu sự chênh lệch giữa tung phấn và phun râu của các THL ngô là cơ sở để bố trí thời vụ gieo trồng sao cho thời gian tung phấn và phun râu trùng khớp là hết sức quan trọng giúp nâng cao năng suất hạt và đặc biệt trong sản suất hạt giống. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ quyết định số hoa đực, hoa cái, khả năng thụ phấn thụ tinh cũng như lượng vật chất tích luỹ vào hạt sau này, từ đó quyết định năng suất hạt lúc thu hoạch. Thời gian từ khi gieo tới trỗ cờ, tung phấn từ 0 ->2 ngày. Riêng THL TBM200-1; TBM200-2 là trỗ cờ và tung phấn trong cùng 1 ngày. Các THL còn lại là thời gian trỗ cờ và tung phấn cách nhau từ 1 tới 2 ngày.

Thời gian từ khi tung phấn tới phun râu diễn ra từ 0 -> 2 ngày. THL tung phấn tới phun râu trong ngày như TBM198; TBM566; đối chứng NK66, đối chứng LVN4; ... Các THL còn lại từ tung phấn tới phun râu diễn ra từ 1 tới 2 ngày. Sau khi thụ phấn, thụ tinh xong hạt ngô được hình thành và bắt đầu tích luỹ vật chất để tăng trưởng về kích thước và khối lượng. Ở thời kỳ này, tất cả các chất dinh dưỡng từ thân lá và các bộ phận khác đều được vận chuyển về để nuôi bắp. Quá trình này quyết định đến năng suất và phẩm chất hạt khi thu hoạch. Hạt ngô, sau khi trải qua các trạng thái chín sữa, chín sáp, chín hoàn toàn, khi chân hạt có điểm đen là lúc có thể thu hoạch được. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy các tổ hợp ngô tẻ trồng trong vụ Thu đông 2015 thuộc nhóm chín sớm và trung bình, có TGST dao động từ 100 -> 111 ngày. Chín sớm nhất là TBM566 (100 ngày) và muộn nhất là TBM139-1 (111 ngày).

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại quỳnh phụ thái bình (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)