Các đặc điểm hình thái cây của các THL ngô thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại quỳnh phụ thái bình (Trang 56 - 61)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH CÁC THL NGÔ TẺ THAM GIA THÍ NGHIỆM TRONG VỤ THU ĐÔNG NĂM 2015 VÀ VỤ XUÂN

4.1.2. Các đặc điểm hình thái cây của các THL ngô thí nghiệm

Đặc điểm hình thái của cá tổ hợp lai ngô là một chỉ tiêu quan trọng bao gồm chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp, số lá và thế cây. Quan sát đặc điểm hình thái của các THL ngô giúp các nhà chọn giống có thể dự đoán tương đối chính xác đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai cũng như việc đánh giá độ thuần của các tổ hợp trên đồng ruộng. Từ đó có thể loại bỏ những công thức không đạt yêu cầu và giảm chi phí trong công tác chọn tạo dòng thuần. Các đặc trưng về hình thái đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng suất ngô. Ở vụ thu đông 2015 yếu tố chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của hầu hết các tổ hợp lai biến động là rất lớn không đều, tuy nhiên chỉ được một số công thức có độ đồng đều về chiều cao cây như TBM200 – 2 biến động 3,8 %, công thức TBM164 là 2,3 %. Chiều cao đóng bắp biến động trong giới hạn cho phép từ 1,0–>6,6%. Các THL còn lại thể hiện sự không đều (bảng 4.5).

Bảng 4.5. Đánh giá một số sinh trưởng phát triển của các THL ngô khảo nghiệm vụ thu đông 2015

Công thức (giống/ THL)

Chín (TGST)

CCC

(cm) CV%

Chiều cao đóng bắp

(cm)

CV%

Độ đồng đều (điểm)

Độ che kín bắp

(điểm)

TBM200-2 102.0 206.9 3.8 74.0 6.6 1.0 2

LVN4(đ/c) 104.7 209.5 1.6 69.9 2.4 1.0 1

TBM198 103.7 192.6 5.8 69.6 9.7 1.3 2

TBM200-1 102.0 204.0 2.8 79.4 7.6 1.0 2

TBM566 100.0 206.1 7.3 71.9 4.3 1.0 2

TBM565 101.7 196.5 11.5 74.3 20.6 1.0 2

TBM164 105.7 196.3 2.3 72.8 1.0 1.0 2

TBM139-1 111.0 222.0 16.5 80.0 18.5 1.7 2

TBM139-2 107.0 205.4 11.2 70.1 30.8 2.0 2

TBM351 106.3 171.5 0.3 57.2 8.1 1.0 2

TBM277 107.3 201.1 2.4 70.1 7.6 1.3 2

TBM445 107.7 188.7 6.5 65.1 20.6 1.0 2

NK66(đ/c) 106.7 201.2 9.2 76.1 20.1 1.3 2

5% LSD 28,2 18,2

CV% 8,4 22,7

Bảng 4.6. Đánh giá một số sinh trưởng phát triển của các THL ngô khảo nghiệm vụ xuân 2016

Công thức (giống/ THL)

Chín (TGST)

CCC

(cm) CV%

Chiều cao đóng bắp

(cm)

CV%

Độ đồng đều (điểm)

Độ che kín bắp

(điểm)

TBM200-2 112 196.9 5.2 69.7 3.6 1 2

LVN4(đ/c) 117 203.9 3.0 78.5 4.0 1 1

TBM198 116 203.6 1.8 68.0 6.7 2 3

TBM200-1 115 200.8 3.5 76.0 12.5 2 2

TBM566 116 207.0 3.9 70.7 8.4 2 3

TBM565 113 212.2 5.0 72.8 12.8 2 2

TBM164 113 195.8 3.7 66.6 3,1 1 2

TBM139-1 115 206.3 2.3 65.1 12,5 2 3

TBM139-2 111 205.3 3.3 71.1 7.8 2 3

TBM351 114 199.6 10.5 73.1 12.2 2 3

TBM277 116 202.8 3.7 66.7 4.9 2 3

TBM445 114 195.9 9.7 67.7 9.0 2 3

NK66(đ/c) 114 200.3 3.4 71.1 6.3 1 2

5% LSD 15,3 11,6

CV% 4,5 9,8

Chiều cao cây cuối cùng là một đặc điểm hình thái có liên quan chặt chẽ với các yếu tố di truyền, kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh. Nó phản ánh sát thực khả năng sinh trưởng và phát triển của các THL ngô. Chiều cao cây liên quan đến tính chống đổ, khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời và từ đó, quyết định mật độ và chế độ trồng xen với các loại cây trồng khác một cách hợp lý nhằm làm tăng hiệu quả kinh tế.

Tùy từng thời vụ khác nhau mà các yếu tố hình thái biến động về chiều cao cây, độ đồng đều, chiều cao đóng bắp có ảnh hưởng khác nhau.

Qua bảng 4.5; 4.6 và biểu đồ 4.3; biểu đồ 4.4 cho thấy:

Thời gian từ khi gieo trồng tới khi phun râu 50% của công thức biến động từ 72 – 77 ngày ở vụ xuân 2016 và từ 54,7 – 60 ngày ở vụ thu đông 2015. THL có thời gian phun râu ngắn nhất là TBM200-2; TBM164 ở vụ thu đông là 54.7 ngày và 56.7 ngày; ở vụ xuân 2016 thì từ 72 ngày, THL có thời gian sinh trưởng từ khi gieo tới phun râu dài nhất là TBM139 – 2 là 76 ngày, đối chứng LVN4 là 77 ngày ở vụ xuân 2016 và TBM139 – 2 là 60 ngày.

Ngày chín của các THL biến động từ 112 – 117 ngày ở vụ xuân 2016 và 100 – 107 ngày đối với vụ thu đông 2015, công thức có thời gian sinh trưởng ngắn nhất so với đối chứng và các THL khác là TBM200-2; TBM164.

Ở vụ thu đông 2015 chiều cao cây dao động từ 171.5 – 209.5 cm, hệ số biến động từ 1.6 – 16.5 %. Ở vụ xuân 2016 chiều cao cây của các THL dao động từ 195.8 cm tới 212.2 cm, hệ số biến động nhìn chung đồng đều, tuy nhiên một số THL không đồng đều như TBM351 là 10,5%, TBM445 là 9,7%. Nhìn chung ở cả 2 vụ có THL TBM200-2 và TBM164 đều có chiều cao cây ổn định.

Ở vụ thu đông 2015 thì chiều cao đóng bắp dao động từ 57.2 – 80.0 cm, THL có chiều cao đóng bắp thấp như TBM200-2 là 74.0 cm, TBM164 là 72.8 cm. Ở vụ xuân 2016 chiều cao đóng bắp trung bình dao động từ 66,7 – 78,5 cm.

Hệ số biến động của các THL biến động từ 3,1% tới 12,8% các THL có độ đồng đều về chiều cao đóng bắp nhất so với đối chứng là TBM164, TBM200-2;

TBM277,...đều, tuy nhiên một số THL có độ đồng đều không cao, biến động khá cao như TBM565, TBM 200-1.

Độ đồng đều của các THL ở cả 2 vụ thu đông 2015 và vụ xuân 2016 khá tốt. Một số THL có độ đồng đều tốt so với đối chứng LVN4; NK66 như:

TBM200-2; TBM164 đạt điểm 1, còn lại các dòng khác đạt điểm 2.

Độ che kín bắp dao động từ điểm 1 -> điểm 3. Các tổ hợp lai che kín lá bi như: TBM200-2; TBM200-1; TBM164; TBM565,... Đối chứng LVN4 là lá bi kín nhất đạt điểm 1, một số THL lá bi hơi hở đạt điểm 3 như: TBM198;

TBM566; TBM139-1,...

Biểu đồ 4.3. Một số yếu tố hình thái vụ thu đông 2015.

Biểu đồ 4.4. Một số yếu tố hình thái vụ xuân 2016

Ở vụ thu đông 2015 qua biểu đồ 4.3 thì chiều cao cây cuối cùng của các THL ngô thí nghiệm biến động tương đối lớn từ 171,5 cm đến 222,0 cm, THL có chiều cao thấp nhất là TBM351 (171,5 cm) và cao nhất là TBM139-1(222,0 cm).

Về hệ số biến động (CV%): Hệ số biến động càng nhỏ thì độ đồng đều càng cao và hệ số biến động lớn thì độ đồng đều kém. Qua theo dõi cho thấy: THL có hệ số biến động lớn nhất là TBM139-1 (16,5%) và thấp nhất là TBM351 (0,3%).

Chiều cao đóng bắp của cây được tính từ gốc đến đốt thân mang bắp trên cùng.

Chiều cao đóng bắp liên quan đến khả năng chống đổ, khả năng tận dụng cơ giới hoá và năng suất của các công thức. Chiều cao đóng bắp hợp lý giúp quá trình thụ phấn, thụ tinh dễ dàng, từ đó quyết định năng suất và phẩm chất hạt. Theo nhiều nghiên cứu thì chiều cao đóng bắp bằng 1/2 chiều cao thân là tối ưu, cao hơn hoặc thấp hơn chiều cao này đều ảnh hưởng không tốt đến năng suất ngô lúc thu hoạch. Nếu chiều cao đóng bắp quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng chống đổ của cây. Chiều cao đóng bắp của các THL ngô dao động từ 57,2 cm đến 80,0 cm.

THL có chiều cao lớn nhất là TBM139-1 (80,0 cm), thấp nhất là TBM351(57,2 cm). Các THL còn lại dao động từ 65,1 cm – 79,4cm. So với chiều cao cây cuối cùng thì chiều cao đóng bắp có độ đồng đều hơn. Hệ số biến động (CV%) của chiều cao đóng bắp dao động từ 1,0 % - 30,8 %. Trong đó THL TBM164 có hệ số biến động thấp nhất (1,0%) và THL TBM139-2 có hệ số biến động cao nhất (30,8%).

Độ đồng đều và độ che kín bắp là một trong các đặc trưng hình thái cơ bản của cây ngô trên đồng ruộng và để đánh giá dạng hình cây, thế cây và khả năng giữ bắp. Những đặc tính trên chủ yếu dựa vào quan sát trực quan trên đồng ruộng và sự đánh giá thế cây dựa trên những cơ sở như sau: Trong 11 công thức ngô và 2 đối chứng đều có độ đồng đều từ tốt tới khá; những THL có độ đồng đều đẹp nhất là TBM200-2; TBM200-1; TBM164; TBM351, TBM566,… (đạt điểm 1) và những THL còn lại đều đạt điểm từ 1,3 – 2,0. Độ che kín bắp hầu hết các THL là kín, lá bi bao kín đầu bắp( đạt điểm 2), riêng đối chứng LVN4 thì lá bi bao rất kín( đạt điểm 1).

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại quỳnh phụ thái bình (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)