Các đặc trưng sinh lý của các THL Ngô tham gia khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại quỳnh phụ thái bình (Trang 71 - 78)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH CÁC THL NGÔ TẺ THAM GIA THÍ NGHIỆM TRONG VỤ THU ĐÔNG NĂM 2015 VÀ VỤ XUÂN

4.1.5. Các đặc trưng sinh lý của các THL Ngô tham gia khảo nghiệm

Đặc trưng sinh lý biểu hiện sự sinh trưởng, khả năng quang hợp và tiềm năng năng suất của các THL ngô thí nghiệm. Các đặc trưng sinh lý của cây ngô bao gồm: Số lá, diện tích lá, chỉ số diện tích lá (LAI) và khả năng tung phấn, phun râu. Số lá, diện tích lá có liên quan đến quang hợp và tích luỹ chất khô trong cây và do vậy, các chỉ tiêu trên đã phán ánh một cách cụ thể lên trạng thái cây.

4.1.5.1. Số lá, diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các THL ngô thí nghiệm Tổng số lá/cây được tính từ lá thật đầu tiên đến lá thật cuối cùng. Đây là chỉ tiêu phản ánh sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô thông qua quá trình quang hợp. Theo Garasecop, số lá của một THL ngô hầu như không thay đổi với điều kiện trồng trọt và thời tiết. Giới hạn của sự thay đổi số lá trong các điều kiện khác nhau không quá 1 – 2 lá.

Kết quả theo dõi ở bảng 4.9 và biểu đồ 4.7, biểu đồ 4.8 cho thấy tổng số lá của 11 THL và 2 đối chứng thay đổi không nhiều, biến động từ 16,4 – 17,1 lá. THL TBM200-2 có số lá thấp nhất (16,4 lá); TBM200-1 có số lá cao nhất (17,1 lá) và các THL còn lại có tổng số lá dao động từ 16,5 – 17,0 lá.

Bảng 4.11. Số lá các THL khảo nghiệm tới giai đoạn cuối cùng ở 2 vụ thu đông 2015 và vụ xuân 2016

Vụ thu đông 2015 Vụ xuân 2016 Công thức

(giống/ THL)

Ngày 5/10 Số lá

Ngày 22/10 Số lá

Ngày 20/11 Số lá

Ngày 20/2 Số lá

Ngày 28/3 Số lá

Ngày 15/4 Số lá

TBM200-2 3.8 7.5 16.4 3.7 7.8 16.5

LVN4(đ/c) 4.1 7.3 16.9 4.2 7.3 17.0

TBM198 4.0 7.7 16.5 4.3 8.3 16.7

TBM200-1 3.7 7.7 17.1 3.6 8.3 16.7

TBM566 3.8 8.2 16.7 3.8 8.5 16.8

TBM565 3.6 8.3 16.6 3.6 8.3 16.6

TBM164 4.3 8.6 17.0 4.6 8.8 17.0

TBM139-1 4.3 8.6 16.9 4.5 8.6 17.2

TBM139-2 4.0 8.2 16.8 4.0 8.2 16.8

TBM351 4.0 8.3 16.8 4.2 8.5 16.8

TBM277 3.6 11.2 16.8 3.7 8.3 17.0

TBM445 4.0 8.2 16.8 4.5 8.3 17.2

NK66(đ/c) 4.8 8.8 16.7 5.2 9.2 16.7

Chỉ số diện tích lá (LAI) được thể hiện cho biết mức độ che phủ của lá trên một đơn vị diện tích mà cây chiếm chỗ (m2 lá/m2 đất). Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Trong quá trình phát triển của cây ngô, diện tích lá tăng dần và đạt lớn nhất ở giai đoạn trỗ cờ đến chín sữa và có tới 80% chất khô là sản phẩm của quang hợp được tạo ra ở giai đoạn hình thành hạt. Theo

Pscova (1974) và diện tích lá vào khoảng 30.000 m2 lá/ha hay LAI là 3 thì sẽ cho năng suất cao nhất.

Biểu đồ 4.7. Số lá vụ thu đông 2015

Biểu đồ 4.8. Số lá vụ xuân 2016

Chúng tôi tiến hành theo dõi diện tích lá và chỉ số diện tích lá ở 3 thời điểm: Khi ngô 7 – 9 lá, xoắn nõn và khi hạt bước vào giai đoạn chín sữa.

Kết quả theo dõi được trình bày trong bảng 4.10 và đồ thị 20; 21 cho thấy, diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các THL ngô qua các thời kỳ là khác nhau, cũng khác nhau và đa số các THL đạt cao nhất vào thời kỳ chín sữa.

Thời kỳ 7 – 9 lá, diện tích lá có sự biến động từ 0,04 – 0,06 m2(THL có diện tích lá nhỏ nhất thời kỳ này là TBM139-1, một số có diện tích lá lớn như:

đối chứng NK66, đối chứng LVN4 TBM164, TBM200-2,...) tương ứng với chỉ số diện tích lá có sự biến động từ 0,26 – 0,40 m2 (nhỏ nhất là TBM139-1 đạt 0,26 m2 và lớn nhất là TBM164 0,40 m2). THL TBM200-2 có LAI là 0,35 m2 lá/ m2 đất lớn hơn so với đối chứng LVN4 đạt 0,34 m2. THL TBM164 có LAI cao nhất và cao hơn cả 2 đối chứng LVN4, NK66. Ở Vụ xuân 2016 cho thấy, tổng số lá của 11 THL và 2 đối chứng thay đổi không nhiều, biến động từ 16,5 – 17,2 lá.

THL TBM200-2 có số lá thấp nhất (16,5 lá),TBM139-1; TBM445 có số lá cao nhất (17,2 lá). Nhin chung hầu hết các THL có sự thay đổi so với vụ thu đông 2015, tuy nhiên mức ổn định vẫn cao. Số lá, chỉ số diện tích lá (LAI) được thể hiện trong bảng 4.11; 4.12 và biểu đồ 4.9; biểu đồ 4.10 cho biết mức độ che phủ của lá trên một đơn vị diện tích mà cây chiếm chỗ (m2 lá/m2 đất), chúng tôi đánh giá qua 3 giai đoạn như sau. Vụ xuân 2016 chúng tôi tiếp tục tiến hành theo dõi diện tích lá và chỉ số diện tích lá ở 3 thời điểm: Khi ngô 7 – 9 lá, xoắn nõn và khi hạt bước vào giai đoạn chín sữa. Kết quả theo dõi được trình bày cho thấy, diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các THL ngô qua các thời kỳ là khác nhau, cũng khác nhau và đa số các THL đạt cao nhất vào thời kỳ chín sữa.

Bảng 4.12. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá các THL tham gia thí nghiệm vụ thu đông 2015 và vụ xuân 2016

Vụ thu đông 2015 Vụ xuân 2016

Công thức (giống/

THL)

Giai đoạn I ( 7 – 9 lá)

Giai đoạn II (xoáy nõn)

Giai đoạn III (Chín sữa)

Giai đoạn I ( 7 – 9 lá)

Giai đoạn II (xoáy nõn)

Giai đoạn III (Chín sữa) DTL(m2) LAI(m2) DTL(m2) LAI(m2) DTL(m2) LAI(m2) DTL(m2) LAI(m2) DTL(m2) LAI(m2) DTL(m2) LAI(m2)

TBM200-2 0,06 0,35 0,34 1,9 0,64 3,6 0.06 0.36 0.23 1.37 0.65 3.7

LVN4(đ/c) 0,06 0,34 0,29 1,7 0,60 3,4 0.06 0.35 0.21 1.20 0.62 3.5

TBM198 0,05 0,34 0,27 1,5 0,57 3,2 0.06 0.35 0.19 1.11 0.58 3.3

TBM200-1 0,05 0,33 0,30 1,6 0,58 3,3 0.05 0.33 0.19 1.12 0.61 3.5

TBM566 0,05 0,31 0,26 1,5 0,55 3,2 0.05 0.32 0.19 1.19 0.56 3.2

TBM565 0,06 0,36 0,25 1,4 0,57 3,3 0.06 0.37 0.21 1.20 0.57 3.3

TBM164 0,06 0,40 0,35 2,0 0,65 3,7 0.07 0.41 0.23 1.33 0.66 3.7

TBM139-1 0,04 0,26 0,23 1,3 0,58 3,3 0.04 0.27 0.18 1.03 0.59 3.4

TBM139-2 0,05 0,29 0,25 1,4 0,57 3,3 0.05 0.30 0.20 1.16 0.58 3.3

TBM351 0,05 0,30 0,24 1,4 0,55 3,1 0.05 0.31 0.19 1.13 0.56 3.2

TBM277 0,06 0,34 0,25 1,4 0,59 3,4 0.06 0.35 0.18 1.08 0.60 3.4

TBM445 0,05 0,32 0,23 1,4 0,55 3,2 0.05 0.32 0.19 1.14 0.55 3.2

NK66(đ/c) 0,06 0,37 0,27 1,6 0,61 3,5 0.06 0.38 0.22 1.27 0.62 3.6

Biểu đồ 4.9. Diện tích lá; LAI vụ thu đông 2015

Biểu đồ 4.10. Diện tích lá; LAI vụ xuân 2016.

Thời kỳ xoắn nõn là thời kỳ mà cây ngô sinh trưởng mạnh, số lá xanh tồn tại trên cây nhiều và vì vậy, cả diện tích lá và LAI ở thời kỳ này tăng nhanh so với thời kỳ trước. THL có diện tích lá lớn nhất là TBM200-2 là 0,23 m2 lớn hơn so với đối chứng LVN4 đạt 0,20 m2, và đối chứng NK66 đạt 0,22 m2; THL có diện tích lá nhỏ nhất TBM139-1 là 0,17 m2 và tương ứng với LAI cao nhất là TBM200-2 (1,34 m2 lá/ m2 đất) lớn hơn so với đối chứng LVN4 đạt 1,18 m2 và đối chứng NK66 đạt 1,26 m2; THL có LAI thấp nhất là TBM139-1 (1,02 m2 lá/

m2 đất).

Thời kỳ chín sữa là thời kỳ mà cây ngô có diện tích lá và chỉ số diện tích lá đạt cao nhất. Với giai đoạn này diện tích lá biến động từ 0,23 – 0,35 m2( THL

có diện tích lá cao nhất là TBM164 đạt 0,35 m2 và THL có diện tích lá nhỏ nhất là tổ hợp TBM445; TBM139-1 đạt 0,23 m2) tương ứng với chỉ số diện tích lá LAI đạt từ 1,3 – 2,0 m2 lá/ m2 đất, cao nhất là TBM164 (2,0 m2 lá/ m2 đất) cao hơn so với đối chứng LVN4 đạt 1,7 m2 lá/m2 đất và đối chứng NK66 đạt 1,6 m2 lá/m2 đất; THl thấp nhất là TBM139-1(1,3 m2 lá/ m2 đất) và nhìn chung, diện tích lá và chỉ số diện tích lá ở thời kỳ này tăng không nhiều so với thời kỳ xoắn nõn. Như vậy, đa số các THL có chỉ số diện tích lá lớn, đó là tiền đề để hình thành năng suất cao.

Ở vụ xuân 2016 thì thời kỳ 7 – 9 lá, diện tích lá có sự biến động từ 0,04 – 0,07 m2( THL có diện tích lá nhỏ nhất thời kỳ này là TBM139-1 là 0,04 m2, THL có diện tích lá lớn nhất là TBM164 đạt 0.07 m2 lá, một số có diện tích lá lớn như: đối chứng NK66, đối chứng LVN4 TBM164, TBM200-2,...) tương ứng với chỉ số diện tích lá có sự biến động từ 0,27 – 0,41 m2 (nhỏ nhất là TBM139-1 đạt 0,27 m2 và lớn nhất là TBM164 0,41 m2 vượt cả đối chứng LVN4 và NK66.

THL TBM200-2 có LAI là 0,36 m2 lá/ m2 đất lớn hơn so với đối chứng LVN4 đạt 0,35 m2. THL TBM164 có diện tích lá, LAI cao nhất và cao hơn cả 2 đối chứng LVN4, NK66. Thời kỳ xoắn nõn là thời kỳ mà cây ngô sinh trưởng mạnh, số lá xanh tồn tại trên cây nhiều và vì vậy, cả diện tích lá và LAI ở thời kỳ này tăng nhanh so với thời kỳ trước. THL có diện tích lá và LAI lớn nhất tổ hợp lai TBM200-2 là 0,23 m2 lớn hơn so với đối chứng LVN4 đạt 0,20 m2, và đối chứng NK66 đạt 0,22 m2; THL có diện tích lá nhỏ nhất TBM139-1; TBM277, TBM566 là 0,18 m2 và tương ứng với LAI cao nhất là TBM200-2 (1,34 m2 lá/ m2 đất) lớn hơn so với đối chứng LVN4 đạt 1,18 m2 và đối chứng NK66 đạt 1,26 m2; công thức có LAI thấp nhất là TBM277 đạt 1,07 m2 lá/ m2 đất).

Thời kỳ chín sữa là thời kỳ mà cây ngô có diện tích lá và chỉ số diện tích lá đạt cao nhất. Với giai đoạn này diện tích lá biến động từ 0,18 – 0,23 m2( công thức có diện tích lá cao nhất là TBM164 và TBM200-2 đạt 0,23 m2 và có diện tích lá nhỏ nhất là TBM277; TBM139-1 đạt 0,18 m2). Chỉ số diện tích lá(LAI) lớn nhất là TBM200-2 đạt 1.37 m2 lá/m2 đất, tiếp theo là TBM164 đạt 1.33 m2 lá/m2 đất, 2 công thức này có chỉ số diện tích lá vượt cả đối chứng LVN4 có LAI đạt 1.20 m2 lá/m2 đất và đối chứng NK66 có LAI đạt 1.27 m2 lá/m2 đất. Nhìn chung, diện tích lá và chỉ số diện tích lá ở thời kỳ này tăng không nhiều so với thời kỳ xoắn nõn. Như vậy, đa số các THL có chỉ số diện tích lá lớn, đó là tiền đề để hình thành năng suất cao. Nhận xét chung diện tích lá và chỉ số diện tích lá

của các THL không thay đổi nhiều so với vụ thu đông 2015, các THL có diện tích lá, chỉ số diện tích lá lớn qua 2 vụ vượt cả đối chứng như: TBM200-2;

TBM164.

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại quỳnh phụ thái bình (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)