PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH CÁC THL NGÔ TẺ THAM GIA THÍ NGHIỆM TRONG VỤ THU ĐÔNG NĂM 2015 VÀ VỤ XUÂN
4.1.4. Đánh giá sắc tố của các THL ngô tham gia thí nghiệm giai đoạn sinh trưởng sinh thực
Trong công tác chọn tạo giống cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng, việc chọn ra những dòng tốt, có đặc tính mong muốn là việc làm rất cần thiết và quan trọng. Để chọn lọc chính xác những dòng hay cá thể tốt cần phải chọn lọc ở nhiều tính trạng. Song quá trình chọn lọc cũng hết sức khó khăn vì có những cá thể biểu hiện tính trạng này tốt nhưng tính trạng khác lại xấu hoặc giữa các tính
trạng có quan hệ nghịch đảo. Chuẩn mực chung cho đánh giá sắc tố Ngô chúng tôi làm theo qui Phạm DUS hiện hành cụ thể như sau:
Qua bảng 4.9 và bảng 4.10 ở vụ thu đông 2015 và vụ xuân 2016 cho thấy:
- Sắc tố antoxin và mật độ hoa cờ của THL TBM200-2 là khác biệt nhất là tím đậm và dày ở thang điểm 9 và điểm 7 ,còn lại các THL khác từ tím -> tím nhạt và dày ở thang điểm 7.
- Góc giữa trục chính và thế nhánh cờ quyết định khả năng tung phấn, cho phấn và nhận phấn của các tổ hợp ngô, nên yếu tố này cũng rất quan trọng.
Hầu hết các THL ngô đồng đều có nhánh cờ trung bình tới hơi rộng và hơi cong đến cong đều cho hiệu quả tung phấn tốt.
- Yếu tố góc lá, thế phiến lá quyết định khả năng điều chỉnh tốt nhất tiếp nhận yếu tố môi trường tích lũy năng lượng cho từng tổ hợp. Trong thí nghiệm chúng tôi thấy rằng các THL có góc lá trung bình và thế phiến lá hơi cong thì cho khả năng quang hợp cao nhất và tối đa nhất, tạo điều kiện cho tích lũy hữu cơ giai đoạn sau. Các THL như: TBM200-2; TBM164; TBM139-2, TBM139-1,...
- Các sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng cần thiết cho quang hợp. Có trong các lục lạp của thực vật hoặc phân tán trong chất tế bào của sinh vật nhân sơ. Tất cả các sinh vật quang hợp đều có chứa: sắc tố lục (clorophin), sắc tố vàng (carotenoit), sắc tố của thực vật bậc thấp (phicobilin), sắc tố dịch tế bào (antoxian). Sắc tố lục là nhóm sắc tố chiếm vai trò quan trọng nhất đối với quang hợp vì nó có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và biến thành năng lượng hoá học. Sắc tố lục không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ.
- Một số THL thay đổi sắc tố qua 2 vụ như TBM277; TBM198; ....
Bảng 4.9. Đánh giá sắc tố các THL ngô khảo nghiệm vụ thu đông 2015
STT Công thức (giống/THL)
Sắc tố antoxian
của bao phấn
Mật độ hoa cờ
Góc giữa trục chính
và nhánh bên cờ
Thế của nhánh bên cờ
Góc giữa phiến lá
và thân
Thế phiến lá
Sắc tố antoxian
Màu
sắc Màu sắc ở rễ kiềng râu Lá 1 TBM200-2 Tím đậm dày hơi rộng hơi cong tb hơi cong tím nhạt tím
nhạt xanh tb
2 LVN4(đ/c) Tím nhạt dày hơi rộng cong tb hơi cong tím tím xanh tb
3 TBM198 Tím dày trung bình hơi cong tb cong xanh+tím
nhạt tím
nhạt xanh tb
4 TBM200-1 Tím nhạt dày trung bình cong tb hơi cong tím nhạt tím
nhạt xanh tb
5 TBM566 Tím dày trung bình cong hẹp cong tím nhạt tím
nhạt xanh tb
6 TBM565 Tím nhạt dày trung bình hơi cong tb cong xanh tím
nhạt xanh tb
7 TBM164 Tím nhạt dày trung bình hơi cong tb hơi cong xanh tím
nhạt xanh tb 8 TBM139-1 Tím nhạt dày trung bình hơi cong hơi hẹp hơi cong tím tím
nhạt xanh tb
9 TBM139-2 Tím nhạt dày rộng hơi cong hơi rộng hơi cong xanh tím
nhạt xanh đậm
10 TBM351 Tím nhạt dày trung bình hơ thẳng tb cong xanh tím xanh tb
11 TBM277 Tím dày rộng cong tb cong Tím đậm tím xanh tb
12 TBM445 Tím nhạt dày trung bình hơi cong tb cong xanh tím
nhạt xanh tb 13 NK66(đ/c) Tím dày trung bình hơi cong tb hơi cong tím nhạt tím
nhạt xanh tb
Bảng 4.10. Đánh giá sắc tố các THL ngô khảo nghiệm vụ xuân 2016.
STT Công thức (giống/THL)
Sắc tố antoxian
của bao phấn
Mật độ hoa cờ
Góc giữa trục chính và nhánh
bên cờ
Thế của nhánh bên
cờ
Góc giữa phiến lá
và thân
Thế phiến lá
Sắc tố
antoxian Màu sắc Màu sắc ở rễ kiềng râu Lá 1 TBM200-2 Tím đậm dày hơi rộng hơi cong tb hơi cong tím nhạt tím nhạt xanh tb
2 LVN4(đ/c) Tím nhạt dày hơi rộng cong tb hơi cong tím tím xanh tb
3 TBM198 Tím nhạt dày trung
bình hơi cong tb cong xanh+tím nhạt tím nhạt xanh tb
4 TBM200-1 Tím dày trung
bình hơi cong tb hơi cong tím nhạt tím nhạt xanh tb 5 TBM566 Tím nhạt dày trung
bình cong hẹp cong tím nhạt tím nhạt xanh tb
6 TBM565 Tím nhạt dày trung
bình hơi cong tb cong xanh tím nhạt xanh tb
7 TBM164 Tím nhạt dày trung
bình hơi cong tb hơi cong xanh tím nhạt xanh tb
8 TBM139-1 Tím nhạt dày trung
bình hơi cong hơi hẹp hơi cong tím tím nhạt xanh tb
9 TBM139-2 Tím nhạt dày rộng cong rộng hơi cong xanh tím nhạt xanh đậm
10 TBM351 Tím nhạt dày trung
bình hơi thẳng tb cong xanh tím xanh tb
11 TBM277 Tím nhạt dày rộng cong tb cong Tím đậm tím xanh tb
12 TBM445 Tím nhạt dày trung
bình hơi cong tb cong xanh tím nhạt xanh tb
13 NK66(đ/c) Tím dày trung
bình hơi cong tb hơi cong tím nhạt tím nhạt xanh tb
Ở vụ xuân 2016 thì sắc tố antoxin và mật độ hoa cờ của TBM200-2 là khác biệt nhất là tím đậm và dày ở thang điểm 9 và điểm 7 ,còn lại các THL khác từ tím -> tím nhạt và dày ở thang điểm 7. Hầu hết các tổ hợp lai ngô đồng đều có nhánh cờ trung bình tới hơi rộng và hơi cong đến cong đều cho hiệu quả tung phấn tốt. Trong thí nghiệm chúng tôi thấy rằng các THL có góc lá trung bình và thế phiến lá hơi cong thì cho khả năng quang hợp cao nhất và tối đa nhất, tạo điều kiện cho tích lũy hữu cơ giai đoạn sau. Các tổ hợp lai như: TBM200-2;
TBM164; TBM139-2, TBM139-1,... Hầu hết các THL tham gia thí nghiệm có sắc tố ở rễ kiềng và râu là tím, tím nhạt như: TBM200-2; TBM200-1; TBM566;
TBM139-1… Hai đối chứng LVN4 và NK66 đều có màu đặc trưng là tím ở LVN4 và tím nhạt ở giống NK66. Hầu hết các THL không có sự thay đổi về sắc tố antoxin, mật độ hoa cờ, góc trục chính, thế nhánh cờ,… so với vụ thu đông 2015. Nhóm antoxian (sắc tố dịch bào) là loại glucozit. Khi hấp thụ quang tử ánh sáng, nó biến năng lượng quang tử thành dạng nhiệt năng, sưởi ấm cho cây (qua đó cũng phần nào đánh giá được khả năng chịu rét của cây qua yếu tố này).
Antoxian còn làm tăng khả năng giữ nước của tế bào khi bị hạn và gió khô qua đó đánh giá phần nào khả năng chịu hạn. Trên cơ sở các số liệu về hàm lượng các dạng sắc tố trong lá, người ta có thể đánh giá khả năng quang hợp của thực vật và xếp loại các thực vật thuộc nhóm ưa sáng, ưa bóng, thực vật C3, C4. Hầu hết các THL tham gia thí nghiệm có sắc tố ở rễ kiềng và râu là tím, tím nhạt như:
TBM200-2; TBM200-1; TBM566; TBM139-1… Hai đối chứng LVN4 và NK66 đều có màu đặc trưng là tím ở LVN4 và tím nhạt ở giống NK66.
- Qua đó một trong các yếu tố để đánh giá:
- Góc độ lá so với thân nhỏ, lá xanh đều, phiến lá rộng, ít bị khô đầu là tốt nhất.
- Chiều cao thân vừa phải, đường kính thân phải to, ít bị đổ.
- Chiều cao đóng bắp đều, vừa phải, bắp có lá bi phủ kín, lá bi xanh đều.
- Khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.