2.4. MỘT SỐ KẾT QUẢ SẢN XUẤT, NGHIÊN CỨU NGÔ CÁC TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2010 VÀ TẠI THÁI BÌNH
2.4.1. Kết quả nghiên cứu, sản xuất Ngô tại các tỉnh phía bắc
Diện tích: diện tích ngô các tỉnh phía Bắc tăng liên tục trong thời gian qua, vùng TDMNPB có diện tích tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2010; vùng Bắc Trung bộ, diện tích đang có xu hướng giảm dần; vùng đồng bằng sông Hồng, diện tích tương đối ổn định (số liệu, biểu đồ 2.2).
Diện tích ngô các vùng phía Bắc
88.3 85.3 91 98.4 72.7 97.6
371.5 396.6 426.3 459.2 443.2 460 149.6 148.2 137.3 142.4 123.7 135.3 609.4 630.1 654.6 700
639.6 692.9
0 200 400 600 800
2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm
Diện tích (1000 ha)
ĐBSH TDMNPB BTB Toàn miền
Biểu đồ 2.2. Diện tích ngô các vùng phía Bắc giai đoạn 2005-2010 Năng suất trung bình ngô toàn miền tăng liên tục trong giai đoạn 2005- 2010, tốc độ tăng tăng bình quân toàn miền 0,82 tạ/ha/năm, vùng TDMNPB tăng mạnh nhất đạt 1tạ/ha/năm, vựng BTB là 0,8 tạ/ha/năm, vựng ĐBSH là 0,19 tạ/ha/năm. (số liệu bảng 2.9).
Bảng 2.9. Năng suất ngô các vùng phía Bắc giai đoạn 2005-2010
Năm
Năng suất ngô giai đoạn 2005-2010
(tạ/ha) Toàn miền
(tạ/ha)
ĐBSH TDMNPB BTB
2005 40,4 28,1 34,8 36,0
2006 40.2 28,6 36,0 37,3
2007 41,2 32,9 36,3 39,3
2008 43,6 33,6 36,1 40,1
2009 42,4 34,2 39,6 40,1
2010 45,2 33,2 37,9 40,9
Tăng TB/năm (tạ/ha) 0,19 1,0 0,8 0,82
Kết quả nghiên cứu, chuyển giao TBKT trong canh tác ngô về giống thì các tiến bộ về giống ngô lai mới được người dân tiếp nhận và áp dụng vào sản xuất rất nhanh, giai đoạn 2006-2010 đó có rất nhiều giống ngô lai mới có năng suất, chất lượng được đưa vào sản xuất. Bộ giống ngô lai trong sản xuất rất đa dạng về chủng loại, hầu hết các giống được xếp vào 2 nhóm giống: Nhóm giống có thời gian sinh trưởng dài (LVN10, LVN98, CP888...) bố tró trên các chân đất bãi ven sông, đất 1 vụ lúa, đất chuyên ngô và vụ Đông sớm ở các tỉnh BTB và
nhóm giống có thời gian sinh trưởng từ trung bình đến trung bình sớm (LVN4, LVN99, VN8960, LVN145, LVN45, CP999, CP989, PC3Q, CP333, CPA88, NK4300, NK54, NK66, NK6654, C919, DK9955, DK9901, DK8868, B9698, B9681, B06, B21, SSC557, SSC886, LVN154 (GS8) ....) có thể bố trí ở tất cả các khung thời vụ của các địa phương. Kết quả sản xuất Ngô tại các tỉnh phía bắc năm 2010 tổng diện tích ngô các tỉnh phía Bắc đạt 692,9 nghìn ha (chiếm 61,5%
diện tích ngô cả nước), trong đó:
- Vùng ĐBSH: Diện tích đạt 97.600 ha, chiếm 8,6% diện tích ngô cả nước và 14% diện tích ngô toàn miền, Trong đó, diện tích ngô vụ Xuân đạt 32.560 ha (chiếm 33,4% DT ngô cả năm), ngô vụ Hè Thu đạt 12.000 ha (chiếm 12,3% DT ngô cả năm), ngô vụ Đông đạt 53.040 ha (chiếm 54,3% DT ngô cả năm). Diện tích tập trung chủ yếu tại các tỉnh Hà Nội (25.000 ha), Vĩnh Phúc (17.000 ha), Thái Bình (9.200 ha), Hưng Yên, Hà Nam (8.600 ha) (số liệu biểu đồ 2.3).
Diện tích ngô vùng ĐBSH 2010 Vụ Xuân, 32.560 ha
(33%)
Vụ Hè Thu, 12.000 ha
(12%) Vụ Đông,
53.040 ha (55%)
Vụ Xuân Vụ Hè Thu Vụ Đông
Biểu đồ 2.3. Diện tích ngô vùng ĐBSH năm 2010
Kết quả sản xuất Ngô tại các tỉnh phía bắc năm 2011 thì theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh phía Bắc, tổng diện tích ngô vụ Xuân 2011 toàn miền đạt khoảng 366.300 ha, tương đương vụ Xuân 2010; NSTB toàn vùng đạt 40,6 tạ/ha, cao hơn vụ Xuân 2010 khoảng 4,2 tạ/ha. tổng sản lượng ước đạt gần 1,49 triệu tấn, cao hơn vụ Hè Thu 2010 khoảng gần 150 nghìn tấn (số liệu bảng 2.10).
Bảng 2.10. Kết quả sản xuất ngô các tỉnh phía Bắc vụ Xuân 2011
Vùng
Xuân 2010 Xuân 2011 So sánh (%)
DT (ha) NS (tạ/ha) DT (ha) NS
(tạ/ha) DT (ha) NS (tạ/ha)
ĐBSH 32.560 46,2 32.300 48,0 99,2 103,9
BTB 48.920 39,6 43.000 42,0 87,9 106,1
TDMNPB 286.552 34,7 291.000 38,1 101,6 109,8
Toàn vùng 368.030 36,4 366.300 40,6 111,6 99,5 Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh phía Bắc, tính đến hết ngày 15/8/2011, tổng diện tích ngô vụ Hè Thu 2011 toàn miền đạt khoảng 217.500 ha, tương đương vụ Hè Thu 2010; NSTB toàn vùng ước đạt 36,6 tạ/ha, cao hơn vụ Hè Thu 2010 khoảng 2,9 tạ/ha. tổng sản lượng ước đạt 800 nghìn tấn, cao hơn vụ Hè Thu 2010 khoảng gần 70 nghìn tấn (số liệu bảng 2.1).
Bảng 2.11. Kết quả sản xuất ngô các tỉnh phía Bắc vụ Hè Thu 2011
Vùng Hè Thu 2010 Hè Thu 2011
DT (ha) NS (tạ/ha) DT (ha) NS (tạ/ha)
ĐBSH 12.000 43,2 11.000 45,0
BTB 34.380 36,6 31.500 40,0
TDMNPB 173.448 31,7 175.000 35,5
Toàn vùng 219.828 33.1 217.500 36.6
Mục tiêu chung là tập trung nghiên cứu, phát triển các giống ngô lai mới theo hướng năng suất, chất lượng, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khô hạn và mưa lũ thường gặp tại các tỉnh TDMNPB và Bắc Trung bộ. Kế hoạch sản xuất ngô giai đoạn 2015-2020. Tổng diện tích gieo trồng toàn miền: 800.000 ha, trong đó: Diện tích ngô Xuân: 390.000 ha, diện tích ngô Hè Thu: 225.000 ha, diện tích ngô Đông: 145.000 ha.(Diện tích ngô theo vụ, vùng theo số liệu bảng 2.12).
Bảng 2.12. Kế hoạch bố trí diện tích ngô các vụ, vùng các tỉnh phía Bắc giai đoạn 2015 – 2020 (đvt:ha)
TT Vùng Vụ
Toàn vùng
Xuân Hè Thu Đông
1 ĐBSH 40.000 10.000 65.000 115.000
2 BTB 50.000 35.000 80.000 165.000
3 TDMNPB 300.000 180.000 40.000 520.000
Toàn miền 390.000 225.000 145.000 800.000
- Vùng ĐBSH: có DT trồng ngô khá ổn định. Năm 2000 diện tích trồng ngô 92,9 nghìn ha, năm 2010 khoảng 97.600 nghìn ha. Đây là vùng có tiềm năng mở rộng diện tích trồng ngô trên các chân đất:
+ Diện tích đất 2 lúa trồng ngô vụ Đông (25.800 ha)
+ Diện tích đất chuyển đổi từ đất lúa vụ Đông Xuân trên chân đất cao, vàn cao khó khăn về nước tưới (10.000 ha) và một phần diện tích đất bãi ven sông sang trồng ngô Xuân (5.000 ha). Tác giả Phùng Quốc Tuấn và Nguyễn Thế Hùng (1995), tiến hành khảo nghiệm các giống ngô trong vụ xuân vùng Gia Lâm- Hà Nội, các giống sinh trưởng phát triển tốt đạt năng suất khá cao, ổn định. Các giống LVN-10, LVN-20, LVN-18 và ĐK888 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung bình từ 120-130 ngày, năng suất cao thích hợp cho cơ cấu luân canh vụ xuân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Kết quả khảo nghiệm giống quốc gia năm 1996-1997 theo Nguyễn Tiên Phong và CS (1997), kết luận: tại các điểm trong mạng lưới khảo nghiệm ngô ở phớa Bắc đó xác định được hai giống ngô lai chín sớm số 2 và LVN-25, giống ngô lai chín trung bình VN2151, LVB-4, LVN-17, B9681 và số 10, một giống ngô lai chín muộn LVN-9. Đây là những giống có triển vọng, năng suất cao ổn định, ít sâu bệnh, cần được mở rộng sản xuất trong các vùng sinh thái khác nhau. Trong tập đoạn giống ngô lai mang khảo nghiệm trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, đã hình thành nhiều giống ngô tốt phục vụ sản xuất đem lại năng suất chất lượng cao: LVN-4, LVN-23, LVN-24, LVN-10, LVN-9,LVN-99, VN-98, LVN-20,LVN-25, T9,2599, B-9999, CPDK888, HQ2000… Giống ngô lai LVN-4 là giống ngô lai đơn do tác giả Trần Hồng Uy, Phan Xuân Hào và CS tạo ra và được khu vực 1/1998, giống LVN-4 thuộc nhóm chín trung bình ở phía Bắc, năng suất đạt 5-7 tấn/ha, chịu hạn khá, chịu rét tốt, nhiễm sâu bệnh nhẹ. Có thể trồng ở các vụ Miền Bắc và Miền Trung, đặc biệt là vụ Đông trên đất 2 lúa ở Miền Bắc. Giống ngô lai LVN-22 do Viện nghiên cứu ngô tạo ra và được khu vực năm 2002, giống LVN-22 là giống ngô lai đơn thuộc nhóm trung ngày, năng suất trung bình 5-5.5 tấn/ha thâm canh tốt có thể đạt 8 tấn/ha, khả năng chống đổ khá, ít nhiễm sâu đục thân và đốm lá, nhiễm khô vằn, thích ứng rộng có thể trồng các vùng các vụ trong cả nước.