SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại quỳnh phụ thái bình (Trang 24 - 27)

Ở Việt Nam ngô được đưa vào từ cuối thế kỷ 17 (Ngô Hữu Tình, 1997) được sử dụng làm cây lương thực cho người và thức ăn cho chăn nuôi. Qua hơn 3 thế kỷ, ngô đã trở thành cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa. Giai đoạn từ

1975-1980 là giai đoạn gặp nhiều khó khăn sau cuộc chiến tranh, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội và vì vậy đầu tư cho phát triển ngô vẫn còn hạn chế. Năm 1980 năng suất bình quân chỉ đạt 1,1 tấn/ha. Từ giữa những năm 1980, nhờ Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đó đưa vào trồng ở Việt Nam, đó góp phần nâng năng suất ngô lên gần 1.5 tấn/ha. Theo Mai Xuân Triệu (1998) thì quá trình nghiên cứu ngô Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn chọn tạo giống thụ phấn tự do trải qua 15-20 năm Việt Nam đã chọn tạo và đưa ra sản xuất một loạt các giống thụ phấn tự do như: TH2A, TH2B, VM1, HSB1…..

Giai đoạn chọn tạo giống lai không qui ước: giai đoạn này kéo dài khoảng 5 năm. Một loạt các giống lai không qui ước như LS3, LS5, LS6…đã đóng góp quan trọng vào việc tăng năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam.

 Giai đoạn chọn tạo giống lai qui ước: đây thực sự là một thành công lớn trong lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp của Việt Nam, chương trình ngô của Việt Nam đã thực sự phát huy được nội lực, tranh thủ sự hợp tác Quốc tế rất hiệu quả, tạo ra nhiều giống lai qui ước có năng suất cao như LVN4, LVN5, LVN12, LVN23,….đã góp phần quyết định năng suất ngô của Việt Nam trong những năm gần đây (Đặng Ngọc Hạ, 2007). Tỷ lệ diện tích trồng giống lai ở Việt Nam tăng từ 0,1% (năm 1990) tăng lên 65% (năm 2000). Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau cây lúa nước, cây ngô được đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm (Ngô Hữu Tình,1997), ngô có nhiều đặc điểm nông sinh học quý, tiềm năng năng suất cao, có khả năng thích nghi rộng với điều kiện sinh thái đa dạng của Việt Nam. Do điều kiện chiến tranh kéo dài nên những nghiên cứu về cây ngô cũng bắt đầu rất muộn so với các nước trong khu vực, đến năm 1973 mới có những định hướng phát triển ngô ở Việt Nam (Trần Hồng Uy,2001). Nhiều vấn đề đặt ra cho ngành sản xuất ngô thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là khí hậu toàn cầu đang biến đổi phức tạp, đặc biệt là hạn hán, lũ lụt ngày càng nặng nề hơn, nhiều sâu bệnh hại mới xuất hiện, nhiều nơi sản xuất ngô đang gây nên tình trạng xói mòn, rửa trôi đất….Với công tác tạo giống các bộ giống ngô thực sự chịu hạn, kháng sâu bệnh và các điều kiện bất thuận khác như: đất xấu, chua phèn, thời gian sinh trưởng ngắn đồng thời năng suất cao ổn định nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả để phục vụ cho người sản xuất vẫn chưa nhiều, đặc biệt là

các biện pháp kỹ thuật canh tác vẫn chưa đáp ứng đòi hỏi của giống mới. Còn một số vấn đề khác thì phải chú ý như: khoảng cách, mật độ, phân bón, thời vụ, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại, bảo quản sau thu hoạch chưa được quan tâm đúng mức với công nghệ chọn tạo giống (Phan Xuân Hào, 2008). Năm 1991, diện tích đạt 500 ha đến năm 1996 diện tích trồng ngô lai là 230 nghìn ha, chiếm 40% diện tích và 74% sản lượng (Quách Ngọc Ân, 1997), đến năm 2000 diện tích ngô lai trong cả nước đó đạt tới 500 nghìn ha chiếm 65% diện tích ngô cả nước. Có nhiều tỉnh trồng ngô lai đạt gần 100% diện tích như : An Giang, Trà Vinh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sơn La, Hà Tây, Vĩnh Phúc... (Ngô Hữu Tình 2003).

Nhờ phát triển ngô lai mà năng suất ngô lai trong cả nước bình quân đạt 5 - 6 tấn /ha (Trần Hồng Uy, 2001), điển hình như là một số tỉnh đạt năng suất cao trong một số năm gần đây như : Đak Lăc: 5,37 tấn/ha, Bà Rịa - Vũng Tàu: 6,22 tấn/ha và An Giang: 7,82 tấn/ha (Ngô Hữu Tình và CS 1997). Ở Việt Nam, cuộc cách mạng về ngô lai đã và đang làm thay đổi tận gốc rễ những tập quán canh tác lạc hậu trước đây góp phần tích cực vào việc giải quyết nhu cầu về ngô (Viện nghiên cứu ngô, 1996). Những thành tựu trên phải kể đến Viện nghiên cứu ngô và các nhà khoa học đó đóng góp công sức của mình để tạo ra những giống ngô lai có thời gian sinh trưởng khác nhau, thích ứng cho từng điều kiện sinh thái, đáp ứng nhu cầu của sản xuất như: LS3, LS4, LS5,... LVN1, LVN4, LVN10... năng suất các giống này đạt từ 4 - 7 tấn/ha đặc biệt là giống LVN10, LVN4 có năng suất cao thích ứng rộng và được trồng phổ biến ở hầu hết các vùng trồng ngô ở Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm một số giống ngô lai có năng suất và chất lượng tốt phục vụ nhu cầu sản xuất như giống: LVN-35, DP-5, SC16161, SC184, LVN98, SX2010... Từ mật độ thấp đến mật độ cao dẫn đến đòi hỏi khả năng chống chịu bệnh, đổ, phân bón tốt.

Từ OPV lai tổng hợp lai kép lai đơn

Vấn đề đặt ra làm thế nào để tăng năng suất ngô, tính thích ứng chiều cao cây và chịu phân bón ở mức độ cao hơn. Đến năm 1965 mới xuất hiện các giống lai mới có thể đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng những ý tưởng này được bắt đầu từ thập kỷ 50 với một loạt cải tiến đầu vào: giống tốt, tăng mật độ, chịu phân bón, tăng sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ, quản lý của nông dân (kỹ thuật), năng suất ngô bắt đầu tăng, năm 1955 đạt 2,5 tấn/ha, năm 1960 đạt 3,3 tấn/ha đến năm 1972 đạt cao nhất 6 tấn/ha, còn năm 1973 và năm 1974 năng suất bị suy giảm do nguyên nhân là phát triển không bền vững (Bùi Mạnh Cường, 2007).

Dự kiến Việt Nam sẽ đưa diện tích ngô lai từ 70% (năm 2002) lên 90%

(năm 2005), đạt 4 triệu tấn ngô trên diện tích 1 triệu ha (Trần Hồng Uy, 2000), đến năm 2010 đạt 6 triệu tấn ngô trên diện tích 1,2 triệu ha và đưa tỷ lệ sử dụng giống ngô lai lên 96% (Trần Hồng Uy, 2001). Có thể nhận thấy trong vòng 20 năm qua diện tích trồng ngô của Việt Nam có sự thay đổi nhanh về diện tích, năng suất và cơ cấu bộ giống, tuy nhiên diện tích trồng nhóm ngô thực phẩm chất lượng cao nói chung và ngô tẻ nói riêng vẫn còn hạn chế.

2.2.2. Sản xuất ngô trên thế giới

Cây ngô là cây lương thực không thể thiếu trong đời sống của con người, trên thế giới cây ngô đứng thứ 3 sau cây lúa mỳ và cây khoai tây (Trương Đích 2000). Về diện tích, Mỹ là nước trồng nhiều nhất (28 triệu ha), tiếp đến là Trung Quốc (21 triệu ha) và đứng thứ 3 là Brazil (12,6 triệu ha). Về năng suất, những nước đúng đầu về năg suất ngô là Hy Lạp (9,4 tấn/ha); Italia (7,6 tấn/ha); Mỹ (7,2 tấn/ha) (Ngô Hữu tình, 1997 Ngô cùng với lúa mỳ và lúa nước là ba cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Chương trình Lương thực thế giới vào năm 2020 tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu tấn trong đó 15% dùng làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16% dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nước phát triển dùng 5% làm lương thực, các nước đang phát triển 22% làm lương thực (IFPRI, 2003).

– Sản lượng ngô của Braxin năm 2008/09 dự báo đạt 49,50 triệu tấn, điều chỉnh giảm 2,0 triệu tấn (3,88%) so với dự báo hồi tháng 1/2009 và giảm 9,10 triệu tấn (15,53%) so với sản lượng 58,60 triệu tấn của năm 2007/08 do ảnh hưởng của hạn hán. Diện tích thu hoạch ngô năm 2008/09 dự báo đạt 14,20 triệu ha, giảm 500 ngàn ha so với năm 2007/08 với năng suất sẽ đạt 3,49 tấn/ha so với 3,99 tấn/ha của năm 2007/08. Nhưng nhu cầu tiêu thụ ngô cho sản xuất nhiên liệu sinh học và chế biến thức ăn gia súc tiếp tục tăng cao. Xuất khẩu ngô của nước Mỹ trong 4/2008 ở mức 3,6 – 3,8 triệu tấn, giảm 10 – 12% so với cùng kỳ năm trước.

Một phần của tài liệu Đề tài so sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của một số tổ hợp ngô lai tại quỳnh phụ thái bình (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)