PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH CÁC THL NGÔ TẺ THAM GIA THÍ NGHIỆM TRONG VỤ THU ĐÔNG NĂM 2015 VÀ VỤ XUÂN
4.1.3. Đặc tính chống chịu sâu bệnh và khả năng chịu đựng của các THL ngô
Đặc tính chống chịu là một trong những chỉ tiêu quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các công thức ngô thí nghiệm. Theo điều tra về các yếu tố làm giảm năng suất ngô thì sâu bệnh luôn
là mối quan ngại hàng đầu. Vì vậy, nghiên cứu về chỉ tiêu này giúp cho các nhà chọn tạo giống chọn lọc ra những dòng ngô có khả năng chống chịu tốt để phục vụ cho công tác chọn tạo giống lai một ngày càng tốt hơn. Để đánh giá sâu bệnh và khả năng chịu đựng của các dòng ngô chúng tôi đã làm theo qui phạm VCU với các nội dung chi tiết đã nêu ở phần 3.3.5 các chỉ tiêu theo dõi để đánh giá các đối tượng
- Sâu đục thân; Sâu đục bắp; Rệp cờ; Bệnh khảm biến vàng lá do virus;
Bệnh đốm lá lớn; Bệnh đốm lá nhỏ; Bệnh khô vằn; Bệnh thối khô thân cây; Bệnh thối đen hạt.
- Đánh giá khả năng chống đổ gồm: Đổ rễ(Đếm các cây bị nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 30 độ so với chiều thẳng đứng của cây). Đánh giá % cây nghiêng đổ giai đoạn chín sáp; Đổ gẫy thân(Đếm các cây bị gẫy ở đoạn thân phía dưới bắp khi thu hoạch). Đánh giá theo thang điểm và đánh giá sau các đợt gió to, hạn, rét:
Bảng 4.7. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên các THL ngô khảo nghiệm vụ thu đông 2015
STT Công thức (giống/ THL)
MỨC ĐỘ NHIỄM SÂU BỆNH HẠI
Đục thân(%)
Đục bắp(%)
Rệp cờ(%)
Thối khô thân
(%)
Đốm lá nhỏ (%)
Đốm lá lớn (%)
Khô Vằn (%)
Thối đen hạt(%)
Bệnh Khảm lá (%)
Đổ rễ (%)
Gẫy thân (đ)
Hạn (đ)
Rét (đ)
1 TBM200-2 0.7 0.7 0.0 0 0.0 0.0 0.0 1.0 0.0 0.0 1 1 1
2 LVN4(đ/c) 1.3 1.0 0.0 0 0.7 0.3 0.0 1.0 0.0 0.0 1 1 1
3 TBM198 0.7 1.0 0.0 0 0.3 0.3 0.0 1.0 0.0 0.0 1 1 1
4 TBM200-1 0.7 1.0 0.7 0 0.0 1.0 0.0 1.0 0.3 4.4 1 1 1
5 TBM566 1.0 1.0 0.0 0 0.3 0.7 0.0 1.0 0.0 0.0 1 1 1
6 TBM565 1.3 1.3 1.3 0 0.0 0.3 0.0 1.0 0.3 2.6 1 1 1
7 TBM164 1.0 1.0 0.0 0 1.3 0.3 0.0 1.0 0.0 0.0 1 1 1
8 TBM139-1 1.0 1.0 0.0 0 0.3 1.0 0.9 1.3 0.3 11.9 1 1 1
9 TBM139-2 0.7 1.0 0.7 0 0.3 1.3 0.9 1.0 0.3 2.8 1 1 1
10 TBM351 1.7 1.0 0.7 0 0.0 0.7 1.7 1.0 0.3 0.0 1 1 1
11 TBM277 2.7 1.7 0.7 0 0.7 1.3 0.9 1.0 0.3 0.0 1 1 1
12 TBM445 1.7 1.0 1.3 0 1.7 1.3 1.7 1.0 0.0 0.0 1 1 1
13 NK66(đ/c) 1.0 1.0 0.7 0 0.0 1.0 0.0 1.0 0.0 0.0 1 1 1
Bảng 4.8. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên các THL ngô khảo nghiệm giai đoạn cận thu hoạch xuân 2016.
STT Công thức (giống/ THL)
MỨC ĐỘ NHIỄM SÂU BỆNH HẠI VỤ XUÂN 2016 Đục
Thân(đ)
Đục bắp(đ)
Rệp cờ (đ)
Thối khô thân (%)
Đốm lá nhỏ (đ)
Đốm lá lớn (đ)
Khô Vằn (%)
Thối đen hạt (%)
Bệnh Khảm lá (%)
Đổ rễ (%)
Gẫy thân (đ)
Hạn (đ)
Rét (đ)
1 TBM200-2 1.0 1.0 0.0 0 0.7 0.0 0.0 1 0.0 0 1 1 1
2 LVN4(đ/c) 1.0 1.0 0.0 0 0.3 0.7 0.0 1 0.3 0 1 1 1
3 TBM198 1.7 1.3 2.0 0 0.0 2.0 0.8 1 0.7 0 1 1 1
4 TBM200-1 1.3 1.0 0.0 0 0.0 0.3 0.8 1 0.0 0 1 1 1
5 TBM566 1.3 1.0 0.7 0 1.0 1.0 1.7 1 0.3 0 1 1 1
6 TBM565 1.0 1.0 1.3 0 1.0 1.0 1.7 1 0.3 0 1 1 1
7 TBM164 1.0 1.0 0.0 0 0.7 0.0 0.0 1 0.0 0 1 1 1
8 TBM139-1 1.3 1.0 0.7 0 1.0 0.3 3.3 1 0.0 0 1 1 1
9 TBM139-2 2.0 1.3 0.0 0 0.7 0.7 0.0 1 0.0 0 1 1 1
10 TBM351 0.7 1.0 0.7 0 0.7 0.7 0.8 1 0.3 0 1 1 1
11 TBM277 1.7 1.0 0.0 0 0.7 0.7 0.0 1 0.0 0 1 1 1
12 TBM445 1.0 1.0 0.0 0 1.0 1.3 0.0 1 0.3 0 1 1 1
13 NK66(đ/c) 1.0 1.0 0.7 0 0.3 0.7 0.0 1 0.0 0 1 1 1
Ghi chú: Giai đoạn cận thu hoạch là giai đoạn Ngô ở giai đoạn chín sữa
Trong vụ thu đông 2015 và vụ xuân năm 2016 qua bảng 4.7 và bảng 4.8 hay nhìn qua biểu đồ 4.5, biểu đồ 4.6 có một số loại sâu bệnh hại ngô chính như:
sâu xám, sâu đục thân, sâu cuốn lá, rệp hại bông cờ, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá…. Tình hình thời tiết vụ thu đông 2015 ở giai đoạn gieo trồng tháng 9 tới giai đoạn 3 – 5 lá thì số giờ nắng trung bình 6.74 giờ/ ngày ở tháng 9 và giảm xuống 6.04 giờ/ ngày ở tháng 10. Tới tháng 11, tháng 12 thì số giờ nắng trung bình trong tháng giảm sâu xuống 4.7 giờ ở tháng 11 và 3.5 giờ nắng ở tháng 12. Yếu tố nhiệt độ trung bình cao nhất ở tháng 9 là 33.1 độ C tới 34.4 độ C diễn ra từ ngày 5 ->7/9/2015. Nhiệt độ trung bình thấp nhất ở tháng 9 là 21.8 độ C ngày 13/9/2015. Sang tháng 10, tháng 11 và tháng 12 thì nhiệt độ trung bình giảm sâu cụ thể ngày 14 – 19/12/2015 nhiệt độ giảm xuống mức 15,8 độ C xuống 14,2 độ C. Lượng mưa trung bình từ tháng 9 tới tháng 12 năm 2015 là 15.6 ml. Độ ẩm duy trì từ tháng 9 tới tháng 12 trung bình đạt 85.7 độ C. Như vậy với các yếu tố lượng mưa thấp, ẩm độ không khí cao, số giờ nắng trung bình trong ngày thấp tiềm tàng sâu bệnh hại rất lớn. Tuy nhiên thí nghiệm được theo dõi định kỳ hàng ngày nên ở vụ thu đông 2015 hầu hết các yếu tố sâu bệnh hại đều nhẹ, công thức kháng sâu bệnh khá tốt như: đục thân, đục bắp, rệp cờ, đốm lá nhẹ,… Các THL nhiễm nhẹ như TBM164 ; TBM200 -2. Các THL nhiễm sâu bệnh nhiều hơn như TBM139 – 2; TBM351; TBM139 – 1,… Hiện tượng đổ rễ xảy ra ở vụ đông 2015 khi có đợt mưa to gió lớn xảy ra thời kỳ ngô chuẩn bị trỗ cờ qua đó đánh giá được yếu tố chống đổ trong tất cả các THL thì có TBM139–1 chống đổ kém nhất, sau đó tới TBM351, còn lại các THL khác đều chống đổ rất tốt. Ở vụ xuân 2016 cho thấy các yếu tố sâu bệnh hại trên hầu hết các THL đều ở mức độ nhẹ.
Đối tượng sâu đục thân, đục bắp gây hại trên hâu hết các công thức tuy nhiên ở mức độ rất nhẹ tính theo trung bình các lần nhắc lại thì dao động từ 5 -> <15% số cây bị sâu theo thang điểm 1 và điểm 2. Đối tượng rệp cờ không xuất hiện trên một số THL như: TBM200-2; TBM200-1; TBM164,... Các THL nhiễm rệp rất nhẹ tới nhẹ như: TBM566; TBM139-1; TBM198; TBM565,...Bệnh thối khô thân ở các công thức đều không nhiễm và ở thang điểm 0. Bệnh đốm lá nhỏ, đốm lá lớn của hầu hết các giống cũng đều nhiễm rất nhẹ trong thang điểm 1( 1-10%) như các TBM200-2; TBM200-1; TBM565; TBM164,... Các THL nhiễm nhẹ như TBM198. Bệnh khô vằn gây hại ở mức 0,8 -> 3.3% vết bệnh gây hại. Công thức nhiễm khô vằn cao nhất là TBM139 – 1. Bệnh khảm lá trên một số công thức nhiễm nhẹ như: TBM198; TBM566; TBM565,... Ở vụ xuân 2016 thì số giờ nắng trong ngày trung bình cao nhất diễn ra ở thời điểm thu hoạch là tháng 6 đạt trung
bình 8 giờ/ ngày, lượng mưa cao nhất ở tháng 6 đạt 14,2 ml, và thấp nhất ở tháng 2 đạt 0,93 ml, nhiệt độ trung bình từ tháng 2 tới tháng 6 đạt 23,8 độ C thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng, do thời tiết mưa gió to ít nên các dòng, giống đều không xảy ra hiện tượng đổ rễ, gẫy thân. Mức chống chịu hạn, rét của các công thức đều rất tốt.
Biểu đồ 4.5. Sâu bệnh hại thu đông 2015
Biểu đồ 4.6. Sâu bệnh hại xuân 2016
Ở vụ thu đông 2015 thì đối tượng Sâu đục thân (Pyrausta nubilalis): Là loại sâu hại chính trên cây ngô chúng phát sinh và gây hại trong suốt chu ký sống của cây. Đối tượng sâu đục thân, sâu đục bắp đều gây hại nhẹ ở thang điểm 1(5<% số cây bị sâu). THL bị sâu đục thân, đục bắp hại nhẹ nhất là TBM200-2 với 0,7% số cây bị sâu, THL bị hại nhiều nhất như TBM277 với 2,7% số cây bị sâu. Đối tượng rệp cờ xuất hiện ở thang điểm 0( không xuất hiện) và điểm 1( rất nhẹ từ 1 – 10%). THL xuất hiện rệp cờ nhiều nhất là TBM565 với 1,3% vết bệnh gây hại. Các THL còn lại hầu hết không xuất hiện hay xuất hiện rất ít từ 0 – 0,7%. Vụ thu đông 2015 do thời tiết ít mưa, các công thức được theo dõi thường xuyên đối tượng thối khô thân không xuất hiện.
Bệnh đốm lá (Helminthosporium turicium pers và Helminthospoium maydis): Bệnh đốm lá xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô, nhưng phát sinh và gây hại mạnh nhất ở giai đoạn cây ngô đạt 7 – 9 lá đến thụ phấn, thụ tinh. Bệnh đốm lá nhỏ, đốm lá lớn cũng gây hại nhẹ từ 0 ->
1,7% đối với bệnh đốm lá nhỏ và từ 0 -> 1,3% đối với đốm lá lớn. THL bị đốm lá nhỏ, đốm lá lớn nhiều nhất là TBM445; TBM277 với 1,3 ->1,7%. Bệnh khô vằn, thối đen hạt và khảm lá hầu hết không xuất hiện đến gây hại nhẹ. Các THL bị khô vằn như TBM351, TBM445 vết 1,7%; bệnh thối đen hạt TBM139 – 1 xuất hiện; bệnh khảm lá nhẹ như TBM139 -1; TBM 200 -1; TBM139-2;
TBM351,... Đặc tính chống đổ của cây ngô phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền như: chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, đường kính thân, số lượng rễ chân kiềng…Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, mật độ trồng, mức độ gây hại của sâu bệnh cũng như chế độ chăm sóc. Do giai đoạn ngô vào bắp gặp mưa to, gió lớn nên một số công thức ngô bị đổ nghiêng ngả. THL bị đổ rễ nhiều nhất từ 2,6 ->11,9% là TBM139 -1; TBM 565; TBM 200-1,... Đánh giá gãy thân, hạn, rét thì hầu hết các THL đều chống chịu tốt sau mưa gió, lá ngô không bị héo, bắp kết hạt kín bắp.