Những hiểu biết về bệnh cầu trùng gà và các động vật khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà tại một số xã thuộc huyện phù ninh, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 22 - 31)

1.1. Cơ sở khoa học

1.1.2. Những hiểu biết về bệnh cầu trùng gà và các động vật khác

Theo nghiên cứu của tác giả Lê Văn Năm (2003), bệnh cầu trùng ở gà nói riêng và bệnh cầu trùng gia súc, gia cầm nói chung là loại bệnh phổ biến trên khắp thế giới và ở cả Việt Nam. Bệnh được Luvenhuch A. phát hiện cách đây khoảng 379 năm. Từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả về đặc diểm dịch tễ, lâm sàng, bệnh lý, miễn dịch và thuốc điều trị bệnh cầu trùng.

* Căn bệnh, ký chủ và vị trí ký sinh

Căn bệnh: bệnh cầu trùng gà do các loài cầu trùng thuộc giống Eimeria gây ra.

Ở nước ta, có từ 5 đến 8 loài cầu trùng gây bệnh cho gà.

Theo nghiên cứu của Hoàng Thạch (1999), đã tìm thấy 8 loài cầu trùng gây bệnh cho gà tại miền Nam nước ta. Hiện có 9 loài cầu trùng gây bệnh cho gà trên thế giới, trong đó loài E. paraecox chưa thấy xuất hiện tại Việt Nam.

Bệnh cầu trùng gà là bệnh ký sinh trùng gây ra bởi nhóm nguyên sinh động vật Protoza, thuộc họ Eimeria. Cầu trùng ký sinh ở manh tràng và ruột non của gà, làm rối loạn tiêu hóa, gây tổn thương các tế bào thượng bì ruột, làm cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng bị hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, từ đó làm giảm tăng trọng, gà còi cọc, chậm lớn và có thể chết. Gà mắc bệnh sức đề kháng giảm là yếu tố mở đường cho các bệnh khác bùng phát.

Ký chủ: tất cả các giống gà đều cảm nhiễm với cầu trùng.

Vị trí ký sinh: cầu trùng ký sinh ở tế bào biểu mô ruột gà, tùy từng loài cầu trùng mà ký sinh ở các vị trí khác nhau trên biểu mô không tràng, hồi tràng, tá tràng.

21

Mặc dù là bệnh do ký sinh trùng nhưng bệnh lại lây lan rất nhanh và chủ yếu qua đường tiêu hóa. Có 9 loài cầu trùng, mỗi loài ký sinh và gây bệnh ở một vị trí nhất định trong đó có 05 loài gây bệnh phổ biến, đó là: E. tenella (ký sinh ở manh tràng), E. necatrix (ký sinh ở ruột non), E. acervulina (ký sinh ở ruột non), E.

maxima (ký sinh ở ruột non), E. bruneti (ký sinh ở ruột). Các loài cầu trùng còn lại như E. mitis, E. mivati, E. hagani E. praecox ít gây bệnh.

* Đặc điểm dịch tễ

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới tình hình nhiễm và lây lan cầu trùng ở gà như: thời tiết khí hậu, độ ẩm, điều kiện chuồng trại, công tác quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng...

Noãn nang cầu trùng có thể duy trì sức sống 4 - 9 tháng ở trong đất, 15 - 18 tháng ở sân nơi dâm mát. Môi trường ẩm ướt và nhiệt độ ôn hòa là điều kiện thuận lợi nhất cho cầu trùng phát triển. Ở nhiệt độ 22 - 30oC chỉ mất 18 - 36 giờ cầu trùng phát triển thành bào tử con. Noãn nang có sức đề kháng đối yếu với nhiệt độ cao và khô hạn. E. tenella sẽ chết sau 1 - 5 ngày khi độ ẩm 21 - 30% và nhiệt độ 18 - 40oC.

- Điều kiện chuồng trại chăn nuôi gà

Chuồng trại và phương thức nuôi khác nhau đều có ảnh hưởng đến dịch tễ bệnh cầu trùng ở gà. Nuôi gà trong lồng và nuôi trên nền chuồng có tỷ lệ nhiễm cầu trùng khác nhau.

Môi trường ẩm ướt và nhiệt độ ôn hoà là những điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của cầu trùng (theo công trình nghiên cứu của tác giả Dương Công Thuận (2003). Vì vậy, gà bị nhiễm cầu trùng nhiều và nặng hơn ở mùa xuân và mùa hè.

Cũng theo như nghiên cứu của Ngô Thị Trang về đặc điểm dịch tễ bệnh lý bệnh cầu trùng tại Thái Nguyên năm 2018 thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà theo mùa cao nhất vào mùa hè (67,07%), sau đó đến mùa xuân (50,40%), mùa thu (50,20 %) và cuối cùng thấp nhất là mùa đông (36,51%). Như vậy, có thể thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà phụ thuộc vào nhiều vào yếu tố thời tiết.

- Nguồn bệnh: Những gà ốm hoặc khỏi nhưng vẫn mang noãn nang cầu trùng, hoặc những gà lớn mang cầu trùng nhưng không phát bệnh. Noãn nang hàng ngày được những gà này thải ra ngoài theo phân, phát tán trên nền chuồng, đệm lót, lẫn vào thức ăn, nước uống, từ đó gà dễ nuốt vào và bị bệnh.

22 - Vật môi giới truyền bệnh

Các loài động vật và côn trùng như ruồi, gián, kiến, chuột... xung quanh chuồng nuôi là nhóm có khả năng mang Oocyst cầu trùng gà. Chúng mang Oocyst cầu trùng ở chân, lông, da, cánh..., trong khi di chuyển sẽ truyền Oocyst cầu trùng vào thức ăn, nước uống của gà, làm cho gà nhiễm cầu trùng.

Dụng cụ chăn nuôi cũng là các yếu tố mang Oocyst cầu trùng, góp phần lây lan bệnh cầu trùng trong chăn nuôi gà.

* Ảnh hưởng của các tác nhân vật lý, hoá học đến sự phát triển Oocyst ở ngoại cảnh

+ Ảnh hưởng của các tác nhân vật lý

Nhiệt độ, ẩm độ và môi trường nói chung đều ảnh hưởng đến Oocyst. Oocyst của loài cầu trùng E. tenella có thể sống qua mùa đông lạnh giá, nhưng không chịu được điều kiện nhiệt độ cao và ánh nắng chiếu trực tiếp. Cầu trùng gà có thể tồn tại đến 14 tuần ở sân nuôi ngoài trời.

Kay (1976) cho biết, Oocyst loài E. tenella E. maxima không bị ảnh hưởng của quá trình lên men các chất độn chuồng.

Một số nghiên cứu khác cho thấy noãn nang cầu trùng có sức đề kháng tương đối cao ở ngoại cảnh, noãn noang có thể tồn tại hàng tháng ở điều kiện bình thường.

Dưới tác động của ánh sáng mặt trời có thể tiêu diệt được noãn nang nhưng rất chậm. Noãn nang rất mẫn cảm với nhiệt độ, ở 60oC bị tiêu diệt trong vài phút và ở nhiệt độ máy ấp cũng có thể tiêu diệt được noãn nang.

+ Ảnh hưởng của tác nhân hoá học

Noãn nang cầu trùng gà có sức đề kháng với một số chất khử trùng và tẩy uế chuồng trại. Đây là vấn đề cần được quan tâm khi nghiên cứu dịch tễ học bệnh cầu trùng ở gà. Noãn nang E. tenella có khả năng đề kháng khá tốt với dung dịch muối, axit và kiềm. Các dung dịch formol, H2SO4 NH4OH, crezol sẽ ảnh hưởng lớn đến sự hình thành của bào tử.

* Cơ chế sinh bệnh

Cơ chế sinh bệnh được hình thành thông qua những tác động trực tiếp của mầm bệnh trong cơ thể gà, đặc biệt các loài có độc lực cao, gây tổn thương lan tràn niêm mạc ruột. Từ đó một số lượng lớn tế bào biểu bì, lớp dưới niêm mạc ruột, các mạch quản, thần kinh bị hủy hoại. Chính điều này đã tạo điều kiện cho các vi sinh

23

vật có hại phát triển, xâm nhập vào cơ thể gà làm cho bệnh càng trở nên trầm trọng hơn và có thể kế phát với các bệnh khác.

Quá trình sinh sản vô tính và hữu tính trong tế bào biểu mô ruột ban đầu gây hiện tượng sung huyết, sau đó là hoại tử và xuất huyết niêm mạc ruột. Sự phá vỡ hàng loạt tế bào niêm mạc ruột gây xuất huyết lan tràn, tế bào biểu mô bong tróc.

Sau đó, cầu trùng xâm nhập sâu vào vách ruột gây hoại tử, xuất huyết cả lớp tế bào hạ niêm mạc và tuyến ruột.

Các giai đoạn phát triển nội sinh, nhất là các thể phân lập đời II, phát triển thành số lượng lớn trong các vách ruột sẽ phát huỷ màng niêm mạc ruột, gây ra chảy máu nhiều. Lớp hạ niêm mạc và xoang ruột chứa những tế bào biểu bì bị huỷ hoại, làm chức năng tiêu hoá của ruột bị rối loạn, màng niêm mạc ruột bị tổn thương là cửa mở cho vi khuẩn.

Cầu trùng sinh ra độc tố làm gà bị trúng độc, ngoài ra còn có những loại độc tố được tạo ra khi các chất chứa trong manh tràng phân huỷ làm cho gà thể hiện những rối loạn về thần kinh: sã cánh, lờ đờ, kém nhanh nhẹn. Cầu trùng chiếm đoạt dinh dưỡng là dịch tổ chức tế bào biểu mô ruột làm cho gà thiếu dinh dưỡng.

Những điều trên cho thấy sự biến đổi sâu sắc diễn ra trong cơ thể gà bị bệnh cầu trùng. Sự phát triển quá trình bệnh lý cuối cùng dẫn tới suy sụp trạng thái chung của gà ốm, cuối cùng là gà chết.

Khi gà bị nhiễm cầu trùng có thể dẫn đến kế phát bệnh bại huyết, gà ỉa ra máu tươi do các chủng cầu trùng phá vỡ niêm mạc ruột tạo cơ hội cho vi khuẩn E. coli bùng phát, sinh độc tố kết hợp gây bệnh (Lê Văn Năm, 2014).

* Sự miễn dịch của gà đối với bệnh cầu trùng

- Miễn dịch tế bào: Miễn dịch tế bào đóng vai trò chính trong việc chống lại cầu trùng. Hệ thống miễn dịch ở ruột bao gồm các tế bào thực thể, các tế bào điều hoà miễn dịch và các tế bào hiệu ứng miễn dịch.

Ngoài đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan và bạch cầu ái kiềm cũng có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch cầu trùng, gà bị cầu trùng thì số lượng bạch cầu tăng lên.

24 - Miễn dịch dịch thể

Theo nghiên cứu của Lillehoj (1996) khi nghiên cứu về cơ chế đáp ứng miễn dịch thấy rằng: Khi bị cầu trùng kích thích thì cơ thể gà sinh ra kháng thể. Miễn dịch cầu trùng Eimeria chỉ hình thành khi có sự hiện diện của cầu trùng Eimeria.

Kháng thể IgM và IgA thấy trong máu gà, ngoài ra IgA còn được phát hiện thấy trong ruột và mật của gà nhiễm cầu trùng. Kháng thể IgM và IgG trong huyết thanh gà cao nhất vào tuần thứ 2 và 3 sau khi nhiễm E. tenella, còn IgA được phát hiện trong mật sau khi nhiễm E. acervulina 1 tuần. Ngoài ra, cytokin và lymphokin cũng có vai trò trong miễn dịch ở gà.

Ở gia cầm, thuỷ cầm và chim, túi Fabricius phát triển và tạo ra một quần thể tế bào lympho B rất phong phú. Các tế bào lympho B – tế bào nhận diện kháng nguyên cầu trùng có vai trò là các tế bào "trí nhớ miễn dịch" để khi cầu trùng xâm nhập vào lần sau thì kháng thể được sinh ra nhanh và nhiều hơn. Các tế bào lympho T sinh ra lymphokin để tiêu diệt cầu trùng.

Miễn dịch được tạo ra tương đối bền vững đối với những loài cầu trùng phát triển sâu trong mô bào, và kém bền vững đối với các loài cầu trùng chỉ phát triển trong lớp biểu mô niêm mạc ruột. Thời gian miễn dịch kéo dài hay ngắn còn phụ thuộc vào sự tồn tại của cầu trùng trong cơ thể. Điều này phù hợp với sự nghiên cứu của tác giả Tyzzer vào năm 1929.

Ở Việt Nam, miễn dịch ở gà với cầu trùng E. tenella có thể duy trì được 60 ngày. Điều này có ý nghĩa khoa học lớn và là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu chế tạo vắc xin phòng bệnh cầu trùng cho gà.

* Đường truyền lây bệnh cầu trùng

Theo Lê Văn Thọ (2019), bệnh cầu trùng ở gà chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hoá. Khi gà mắc bệnh hoặc đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang cầu trùng thì sẽ thải ra bào tử cầu trùng theo phân và vương vãi trên nền chuồng. Gà khoẻ mạnh khi ăn phải noãn nang có lẫn trong thức ăn, nước uống, phân gà, chất độn chuồng… sẽ nhiễm phải cầu trùng và bị bệnh (httpp://tienthangvet.vn).

* Triệu chứng của gà bị bệnh cầu trùng

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh cầu trùng ở gà là ỉa chảy, phân có máu, có dịch nhầy, ủ rũ, mệt mỏi, lông xơ xác, đi lại không vững, gà gầy yếu và thường tụ

25

lại. Triệu chứng thể hiện càng nặng phụ thuộc vào cường độ nhiễm noãn nang từ môi trường, loài Eimeria nhiễm và trạng thái sức khoẻ cơ thể gà.

Thời kỳ nung bệnh kéo dài 4 - 5 ngày. Bệnh tiến triển có thể cấp tính, mãn tính hay không có triệu chứng điển hình.

- Thể cấp tính: Bệnh tiến triển từ vài ngày đến 2 - 3 tuần lễ, thể bệnh này thường xuất hiện ở gà con. Ban đầu gà lờ đờ, kém nhanh nhẹn, lông dựng đứng, ít ăn, phân dính quanh hậu môn. Sau đó cơ thể bị trúng độc nặng thêm, gà vận động không bình thường, mất khả năng thăng bằng, liệt cánh, gà uống nhiều nước và bỏ ăn hoàn toàn. Gà thiếu máu, niêm mạc và mào nhợt nhạt, phân loãng như nước có lẫn máu. Giai đoạn cuối con vật bị tê liệt, sau đó bị chết (tỷ lệ chết từ 50% trở lên).

- Thể mãn tính: Bệnh kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thường thấy ở gà từ 4 - 6 tháng tuổi hoặc gà trưởng thành. Gà gầy còm dần, chân và cánh bị tê liệt nhẹ, lượng trứng đẻ giảm, thỉnh thoảng bị kiết lỵ, rất ít gà bị chết.

- Thể không có triệu chứng lâm sàng: Gà bị bệnh không có biểu hiện lâm sàng, gà bệnh vẫn ăn uống đi lại bình thường, thỉnh thoảng mới thấy gà bị ỉa chảy và tỷ lệ đẻ trứng giảm sút.

* Bệnh tích:

Xác chết gầy, niêm mạc và mào nhợt nhạt, phân dính xung quanh lỗ huyệt, phân lỏng có lẫn máu. Bệnh tích xuất hiện chủ yếu ở ruột, các cơ quan khác hầu như không thấy có bệnh tích.

Bệnh tích do các loài cầu trùng gây ra là khác nhau, cụ thể như sau:

- Loài E. tenella: Manh tràng viêm xuất huyết, phình to, chứa đầy chất dịch có máu, trong đó có những cục máu nhỏ, xốp, vách manh tràng mỏng đi. Màng niêm mạc bị hoại tử. Ở giai đoạn cuối của bệnh, niêm mạc ruột hơi trắng, dầy và có các cục máu.

Ở gà con có hiện tượng ỉa chảy lẫn máu.

- Loài E. necatrix: Trên niêm mạc ruột non thấy những cục nhỏ màu trắng - xám nằm sâu trong vách ruột. Màng niêm mạc viêm xuất huyết và đôi khi bị hoại tử. Ruột sưng to, thành ruột dày lên, chất chứa ở ruột có màu hồng nhạt hoặc màu xám, thỉnh thoảng có lẫn cục máu.

- Loài E. brunetti: Gây viêm hoá sợi trong ruột và xuất huyết.

26

- Loài E. maxima: Gây viêm phần đầu ruột non, ruột xuất huyết với thành ruột dầy, xuất huyết lấm chấm. Ruột non chứa đầy chất nhầy màu nâu hoặc hồng nhạt.

- Loài E. acervulina: Tá tràng dầy, sung huyết. Trên bề mặt tá tràng hay phần đầu ruột non có những tổn thương lớn màu trắng - xám.

- Loài E. hagani: Trên thành tá tràng có những điểm xuất huyết to bằng đầu kim hoặc có những mảng xuất huyết tròn màu đỏ.

* Chẩn đoán bệnh + Với gà còn sống:

Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ học như: lứa tuổi gà mắc bệnh (chủ yếu gà nhiễm bệnh dưới 2 tháng tuổi…), vào mùa vụ (chủ yếu sảy ra khi thời tiết ấm áp, nóng, ẩm) và tình trạng vệ sinh thú y trong chăn nuôi gà…

Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh: gà ỉa chảy, có máu, có dịch nhầy, ủ rũ, mệt mỏi, lông xơ xác, đi lại siêu vẹo, gầy yếu…

Kiểm tra phân: xét nghiệm phân để tìm noãn nang cầu trùng trong phân bằng phương pháp Fulleborn…

+ Với gà đã chết:

Chẩn đoán bệnh thông qua mổ khám kiểm tra bệnh tích kết hợp với soi trực tiếp (dùng lam kính nạo nhẹ niêm mạc ruột rồi soi kính để tìm Oocyst cầu trùng).

* Điều trị bệnh

Võ Thị Trà An (2023) cho biết: Thuốc phòng trị cầu trùng có liên quan đến cơ chế tác động đến giai đoạn phát triển của cầu trùng. Có những thuốc chỉ cần dùng một lần như totraruzil, nhưng cũng có những thuốc cần phải dùng lặp lại như sulfonamide.

Theo Lê Văn Năm (2003), cho đến nay có nhiều loại thuốc có tác dụng ức chế và tiêu diệt cầu trùng, nhưng thường sử dụng 6 nhóm thuốc dưới đây:

- Nhóm sulfanilamid: Bao gồm sulfaguanidin, sulfathiazon, sulfarazin, sulfaquynoxalin, sulfapyrasol và sulfachlorpyrazin...

- Nhóm nitrofuran gồm có: furazolidon, furaltadon, nitrovinla, nitromidazon...

- Nhóm pyrimidin: amprolium, trimethoprin, diaveridin...

27

- Nhóm antibiotis: monezin, salinomycin, lymycin...

- Nhóm pyridin: clopydol.

- Nhóm toltrazuril.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị bệnh cầu trùng cho gà chia thành 2 nhóm: thuốc ngoại nhập và thuốc trong nước.

- Thuc ngoi nhp

Nguyễn Xuân Bình (1993) cho biết, một số thuốc ngoại nhập sử dụng điều trị bệnh cầu trùng đang được quan tâm như sau:

- Avicox: Sản phẩm của hãng Avitec (Pháp), thành phần của thuốc gồm có sulfadimexin và diaveridin. Thuốc được dùng để phòng bệnh bằng cách hoàn tan trong nước với liền phòng 1 g/ 2 lít nước, cho uống liên tục trong 3 - 5 ngày. Liều trị 1 g/1 lít nước, dùng liên tục 3 - 5 ngày.

- ESB3: Sản phẩm của hãng Ciba (Thụy Sỹ), thành phần chính là sulfaclorin, thuốc dạng bột màu trắng, dễ hoà tan, sử dụng an toàn và hiệu quả cao. Liều phòng 0,5 g/l nước uống. Liều trị 1 - 2 g/lít nước uống, dùng liên tục 3 - 5 ngày.

- Coccistop 2000: Loại thuốc này do hãng Intervet (Hà Lan) sản xuất. Thuốc có dạng bột màu trắng dễ hoà tan, sử dụng an toàn và hiệu quả cao. Thành phần gồm sulfadimedin 40%, sulfadimethoxin 4%, diaveridin 6%, vitamin K 4%. Liều phòng: 0,5 g/lít nước uống. Liều trị: 1 - 2 g/lít nước uống, dùng liên tục 3 - 5 ngày.

- Caccibio: là một sản phẩm của Pháp. Thành phần gồm có dulfaquinoxalin 4,5%, pyrimethamin 1,35%. Liều phòng: 0,5 ml/ lít nước uống. Liều trị: 1 ml/ lít nước uống, dùng liên tục 5 - 7 ngày.

- Dinaprol: là sản phẩm của hãng Jakarta (Indonesia). Thuốc có dạng bột màu trắng và rất dễ hoà tan trong nước. Thành phần gồm amprolium HCl 5%, furaltadoue 5%, vitamin A 0,6%, vitamin K 0,2%. Liều phòng 1 g/lít nước. Liều trị:

1,5 - 2 g/lít nước, cho uống liên tục 3 - 7 ngày.

- Baycox: là chế phẩm dạng dung dịch 2,5% Toltrazuril của hãng Bayer.

Thuốc có tác dụng với tất cả các loài cầu trùng, đặc biệt là: E. tenella, E. maxima, E.

acervulina. Liều trị 7 mg/kg TT/ngày, liệu trình 2 - 3 ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà tại một số xã thuộc huyện phù ninh, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 22 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)