Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Nghiên cứu biện pháp phòng và điều trị bệnh cầu trùng cho gà
3.5.2. Đánh giá biện pháp phòng bệnh cầu trùng cho gà
Để đánh hiệu quả của các biện pháp phòng bệnh cho đàn gà chúng tôi tiến hành phân gà thành 2 lô. Lô thí nghiệm được áp dụng các biện pháp phòng bệnh cầu trùng cho gà, lô đối chứng không được áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Sau 1 tháng và 3 tháng thí nghiệm chúng tôi tiến hành xét nghiệm mẫu phân gà để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng, đồng thời cân khối lượng gà ở các giai đoạn tuổi, căn cứ vào đó để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh cầu trùng cho gà. Kết quả thu được ở bảng 3.15 như sau:
Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy: Ở lô thí nghiệm việc áp dụng biện pháp phòng bệnh làm tỷ lệ nhiễm giảm đi rõ rệt chỉ còn lại 5 mẫu nhiễm trên tổng 50 mẫu được kiểm tra chiếm tỷ lệ 10%. Các mẫu nhiễm chủ yếu ở thể nhẹ chiếm 60%, 20% mẫu nhiễm trung bình và 20% mẫu nhiễm nặng và không có mẫu nhiễm rất nặng. Trong khi đó ở lô đối chứng không được sử dụng các biện pháp phòng bệnh thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng rất cao lên tới 56%, các mẫu nhiễm nhẹ chiếm tỷ lệ 32,14%, 28,57% mẫu nhiễm ở cường độ trung bình, 25% mẫu nhiễm ở cường độ nặng và có 14,29% mẫu nhiễm rất nặng. Như vậy, khi sử dụng vắc xin phòng bệnh kết hợp vệ sinh chuồng
77
trại và bãi chăn thả gà định kỳ 1 lần/ tuần, vệ sinh 1 ngày/ lần các dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống cho gà... đã làm cho tỷ lệ nhiễm bệnh giảm đáng kể. Vì vậy áp dụng các biện pháp phòng là vô cùng quan trọng nhằm giảm tối đa thiệt hại do bệnh gây ra.
Bảng 3.15. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà sau 1 tháng thử nghiệm Lô
Diễn giải
Thí
nghiệm Đối chứng
Số gà thí nghiệm (con) 50 50
Số mẫu kiểm tra (mẫu) 50 50
Số mẫu nhiễm (mẫu) 5 28
Tỷ lệ nhiễm (%) 10,00 56,00
PTN&ĐC = 0,000
Cường độ nhiễm (Oocyst /vi trường)
Nhẹ n 3 9
% 60 32,14
Trung bình n 1 8
% 20 28,57
Nặng n 1 7
% 20 25,00
Rất nặng n 0 4
% 0 14,29
Khối lượng gà thí nghiệm (gam)
1 ngày tuổi 50 33,32 ± 0,16 33,34 ±
0,16 PTN&ĐC = 0,930
1 tháng tuổi 50 783 ± 16 769 ± 16
PTN&ĐC = 0,536
Nhằm đánh giá về hiệu quả phòng bệnh đối với khả năng tăng trọng của gà chúng tôi tiến hành cân gà ở hai lô thí nghiệm và đối chứng tại thời điểm gà 1 ngày tuổi và gà 1 tháng tuổi thấy rằng: ở lô thí nghiệm được áp dụng các biện pháp phòng bệnh cầu trùng cho gà, làm giảm tỷ lệ và cường độ mắc bệnh, từ đó giúp gà có sức đề kháng tốt hơn và tăng trọng tốt hơn. Khối lượng gà lúc bắt đầu thí nghiệm không có sự chênh lệch, tuy nhiên đến 1 tháng tuổi khối lượng trung bình của gà ở lô thí nghiệm đã cao hơn 0,14 gam so với lô đối chứng, tuy nhiên sự khác nhau này
78
không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Nguyên nhân là do khi thực hiện tốt công tác phòng bệnh, gà được nuôi trong môi trường sạch sẽ gà sinh trưởng và phát triển tốt và ngược lại gà không được sử dụng vắc xin phòng bệnh cầu trùng và môi trường chăn nuôi không đảm bảo gà sẽ sinh trưởng chậm và phát triển chậm.
Như vậy, việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh cầu trùng cho gà có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh và khả năng tăng trọng của đàn gà. Tiếp tục theo dõi thí nghiệm và xét nghiệm đàn gà ở 3 tháng tuổi, kết quả được thể hiện ở bảng 3.16.
Khi nuôi đến 3 tháng tuổi, đã có 2 gà ở lô thí nghiệm và 4 gà ở lô đối chứng bị chết. Nguyên nhân gà chết là do bị mắc vào lưới chuồng dẫn đến bị liệt (chúng tôi tiến hành loại) và bị chó cắn chết.
Bảng 3.16. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà sau 3 tháng thử nghiệm Lô
Diễn giải
Thí
nghiệm Đối chứng
Số gà thí nghiệm (con) 48 46
Số mẫu kiểm tra (mẫu) 48 46
Số mẫu nhiễm (mẫu) 8 22
Tỷ lệ nhiễm (%) 16,67 47,83
PTN&ĐC = 0,000
Cường độ nhiễm
Nhẹ n 5 11
% 62,50 50,00
Trung bình
n 2 6
% 25,00 27,27
Nặng n 1 3
% 12,50 13,64
Rất nặng n 0 2
% 0 9,09
Khối lượng gà thí nghiệm (gam)
Số lượng gà (con) 48 46
3 tháng tuổi 1734 ± 27 1702 ± 27 PTN&ĐC = 0,400
Kết quả bảng 3.16 thấy rằng: khi kiểm tra 48 mẫu ở lô thí nghiệm thì chỉ có 8 mẫu bị nhiễm cầu trùng, chiếm 16,67%, trong đó có 62,50% nhiễm ở cường độ nhẹ, 25,00% nhiễm ở cường độ trung bình, 12,50% nhiễm ở cường độ nặng, không có
79
mẫu nhiễm ở cường độ rất nặng. Ở lô đối chứng khi kiểm tra 46 mẫu có tới 28 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 47,83%, có 50,00% mẫu nhiễm ở cường độ nhẹ, 27,27% mẫu nhiễm trung bình, 13,64% nhiễm ở cường độ rất nặng và 9,09% nhiễm ở cường độ rất nặng. Như vậy, khi thực hiện tốt công tác phòng bệnh đã làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng và cường độ nhiễm một cách đáng kể. So sánh thống kê thấy, tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở lô thí nghiệm và lô đối chứng có sự sai khác rõ rệt (P < 0,001).
Khi gà không mắc bệnh tốc độ sinh trưởng của đàn gà tăng lên rõ rệt. Ở lô thí nghiệm sau 3 tháng gà đạt khối lượng trung bình là 1734 ± 27 gam, trong khi gà ở lô đối chứng chỉ đạt 1702 ± 27 gam, trung bình khối lượng gà ở lô thí nghiệm cao hơn 0,32 gam so với lô đối chứng, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Từ kết quả trình bày ở bảng 3.15 và 3.16 thấy rằng công tác vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, vệ sinh dụng cụ, máng ăn, máng uống... và sử dụng vắc xin phòng bệnh là vô cùng quan trọng góp phần làm giảm tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh cầu trùng ở gà. Khi đàn gà không mắc bệnh, thì sức đề kháng của gà được nâng cao, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn do vậy tăng khối lượng cao hơn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.