Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà tại một số xã thuộc huyện phù ninh, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 37 - 45)

2.4.1. Phương pháp đánh giá thc trng công tác phòng bnh cu trùng cho gà - Trực tiếp quan sát.

36

- Phỏng vấn: Nội dung này được thực hiện với 80 hộ dân có nuôi gà trên địa bàn 4 xã thuộc huyện Phù Ninh của tỉnh Phú Thọ: xã Phú Mỹ, xã Lệ Mỹ, xã Trung Giáp và xã Gia Thanh, số lượng 20 hộ/ xã.

Các chỉ tiêu phỏng vấn bao gồm việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng cho gà như:

- Sử dụng thuốc phòng cầu trùng cho gà

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và bãi chăn thả gà - Chăm sóc nuôi dưỡng gà tốt

2.4.2. Phương pháp b trí ly mu và quy định mt s yếu t dch t liên quan

* Bố trí thu thập mẫu phân gà

Bố trí lấy mẫu phân gà mới thải theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc tại các xã thuộc huyện Phù Ninh của tỉnh Phú Thọ, lựa chọn 4 xã, mỗi xã lấy 4 thôn, tại mỗi thôn tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên.

Tiến hành thu thập 1000 mẫu tại 4 xã (Phú Mỹ, Lệ Mỹ, Trung Giáp, Gia Thanh) để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo địa phương.

* Bố trí lấy mẫu phân theo 4 lứa tuổi gà:

Số mẫu phân thu thập theo tuổi của gà được chia thành 4 lứa tuổi, cụ thể:

- Gà ≤ 1 tháng tuổi - Gà > 1 - 3 tháng tuổi - Gà > 3 - 6 tháng tuổi - Gà > 6 tháng tuổi

* Bố trí lấy mẫu phân theo 3 phương thức nuôi gà

Hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi gà chủ yếu là:

chăn nuôi truyền thống (nhỏ lẻ, chăn thả hoàn toàn), chăn nuôi bán chăn thả và chăn nuôi công nghiệp (nuôi nhốt). Phương thức chăn nuôi gà trên địa bàn các xã thuộc huyện Phù Ninh của tỉnh Phú Thọ được phân ra theo 3 phương thức chăn nuôi cụ thể như sau:

- Chăn thả - Bán chăn thả - Nuôi nhốt

37

* Bố trí lấy mẫu phân gà ở các mùa trong năm - Mùa Xuân (từ tháng 2 - tháng 4)

- Mùa Hè (từ tháng 5 - tháng 7) - Mùa Thu (từ tháng 8 - tháng 10)

- Mùa Đông (từ tháng 11 - tháng 1 năm sau)

* Bố trí lấy mẫu phân theo tình trạng vệ sinh thú y

Thu thập mẫu phân gà tại các địa phương theo 3 tình trạng VSTY như sau:

- Tình trạng VSTY tốt: chuồng trại cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, hằng ngày vệ sinh máng ăn, máng uống cho gà, 1 tuần/ lần vệ sinh chuồng nuôi gà và khu vực xung quanh chuồng, thu gom phân và rác thải tại bãi chăn thả (chăn thả và bán chăn thả), 1 tháng/ lần phun thuốc diệt côn trùng, thuốc khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phát quang cây cỏ, khơi thông cống rãnh.

- Tình trạng VSTY trung bình: 2 - 3 ngày vệ sinh máng ăn, máng uống cho gà, 3 - 4 tuần/ lần vệ sinh chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi; xung quanh chuồng gà có những vũng nước đọng; 2 - 3 tháng/ lần phun thuốc diệt côn trùng, thuốc sát trùng tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và phát quang cây cỏ, khơi thông cống rãnh.

- Tình trạng VSTY kém: 1 lần/ tuần vệ sinh máng ăn máng uống cho gà, 2 - 3 tháng/ lần vệ sinh chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng; chuồng gà xây dựng gần ao, hồ, đầm, trong chuồng và khu vực xung quanh chuồng, vườn chăn thả rất ẩm thấp, có nhiều vũng nước đọng, có nhiều cỏ cây um tùm, không phun thuốc diệt côn trùng, thuốc sát trùng tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, không khơi thông cống rãnh.

2.4.3. Phương pháp ly mu

* Mẫu phân: Tiến hành lấy mẫu phân vừa thải ra của gà ở các lứa tuổi. Để riêng mỗi mẫu phân một vào túi nilon nhỏ, trêm mỗi túi đều có nhãn ghi các thông tin: tuổi gà, địa điểm, phương thức chăn nuôi, ngày tháng lấy mẫu, tình trạng vệ sinh thú y và các biểu hiện lâm sàng của gà (nếu có).

* Mẫu nền chuồng

- Lấy mẫu ở nền chuồng (mẫu đệm lót): tiến hành lấy 5 mẫu ở 4 góc chuồng và ở giữa chuồng, ghi nhãn đầy đủ các thông tin như ngày lấy mẫu, địa điểm lấy mẫu...

38

- Lấy mẫu ở vườn chăn thả gà: trên khoảng diện tích 5m2, tiến hành lấy 5 mẫu ở 4 góc và ở giữa, ghi nhãn đầy đủ các thông tin như ngày lấy mẫu, địa điểm lấy mẫu...

* Mẫu thức ăn, nước uống của gà

- Lấy mẫu nước: Mẫu nước được lấy tại các hộ gia đình nuôi gà. Mẫu nước được lấy từ máng nước uống của gà. Mỗi mẫu lấy 200 ml nước, mẫu nước được đựng vào lọ nhựa có ghi số thứ tự, thời gian, địa điểm lấy mẫu.

- Lấy mẫu thức ăn thừa: Mẫu thức ăn được lấy tại các hộ gia đình nuôi gà.

Mẫu thức ăn được lấy ở máng ăn của gà bằng cách dùng thìa nạo thức ăn ở đáy máng, lấy ở các chỗ khác nhau, hỗn hợp lại thành một mẫu. Mỗi mẫu lấy 100 g thức ăn, đựng vào túi nilon có ghi số thứ tự, thời gian, địa điểm lấy mẫu.

* Mẫu máu: Lấy máu gà ở tĩnh mạch cánh, mỗi gà lấy 2 ml máu, chứa máu trong ống nghiệm có tráng dung dịch EDTA 1% để chống đông máu. Lấy máu của 10 gà khỏe và 10 gà bị bệnh cầu trùng.

Tất cả các gà khỏe trước khi lấy máu xét nghiệm đều được kiểm tra phân để xác định gà không mắc các bệnh ký sinh trùng khác. Gà có trạng thái sức khỏe bình thường và không có biểu biện bệnh.

20 gà lấy mẫu đều 3 tháng tuổi, mỗi loại gồm 5 gà trống và 5 gà mái, cùng thuộc giống gà Mía.

* Mẫu phủ tạng: Mổ khám một số gà có kết quả xét nghiệm phân dương tính với cầu trùng và nhiễm ở cường độ nặng và rất nặng, lấy ruột non, manh tràng và gan. Mẫu tổ chức được cố định trong formol 10% để làm tiêu bản vi thể. Ngoài lọ bệnh phẩm có dán nhãn ghi: tuổi gà, địa điểm, ngày tháng lấy mẫu.

2.4.4. Phương pháp xét nghim mu và xác định cường độ nhim

Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà và các loại mẫu khác: Tất các các mẫu phân và mẫu cặn nền chuồng và vườn chăn thả, mẫu thức ăn, mẫu nước đều được xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn với dung dịch muối NaCl bão hoà, tìm Oocyst dưới kính hiển vi (độ phóng đại x 100 và x 400).

Để đánh giá cường độ nhiễm cầu trùng bằng phương pháp định tính, cần đếm số lượng Oocyst cầu trùng trên các vi trường kính hiển vi quang học, độ phóng đại 100

39

lần. Căn cứ vào số Oocyst cầu trùng trên vi trường và tình trạng bệnh lý của con vật để xác định cường độ nhiễm.

Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2016) đã dựa vào tình trạng bệnh lý của gà và kết quả xét nghiệm phân để quy định về cường độ nhiễm cầu trùng ở gà như sau:

Nếu trên tiêu bản (tiến hành bằng phương pháp Fulleborn) có:

Dưới 30 Oocyst /vi trường: gà nhiễm mức độ nhẹ

30 - 50 Oocyst /vi trường: gà nhiễm mức độ trung bình trung bình Trên 50 - 80 Oocyst /vi trường: gà nhiễm mức độ nặng

Trên 80 Oocyst /vi trường: gà nhiễm mức độ rất nặng

Các loại mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo quản theo quy trình bảo quản mẫu trong nghiên cứu ký sinh trùng học.

2.4.5. Nghiên cu đặc đim bnh lý và lâm sàng bnh cu trùng

* Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của gà bị bệnh cầu trùng Tiến hành theo dõi biểu hiện lâm sàng của gà nuôi tại các địa phương thuộc tỉnh Phú Thọ.

Biểu hiện lâm sàng của gà bị bệnh cầu trùng được xác định theo phương pháp chẩn đoán lâm sàng của Chu Đức Thắng và cs. (2008): Tiến hành theo dõi biểu hiện lâm sàng của gà bị bệnh cầu trùng ở những gà đã được kiểm tra phân có nhiễm Oocyst cầu trùng. Quan sát những biểu hiện của của gà: thể trạng, niêm mạc, trạng thái phân, vận động, ăn uống, kiểm tra thân nhiệt. Ghi lại số gà có triệu chứng và các biểu hiện của gà bệnh.

* Phương pháp xác định sự thay đổi các chỉ tiêu huyết học

Các chỉ số huyết học: số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố, số lượng tiểu cầu, công thức bạch cầu của gà bệnh và gà khoẻ được xác định trên máy Mindray BC 2800 VET.

* Phương pháp xác định tổn thương đại thể trên đường tiêu hóa gà

Mổ khám những gà bị bệnh cầu trùng (xét nghiệm phân có nhiều Oocyst, đồng thời có biểu hiện lâm sàng của bệnh cầu trùng), quan sát bằng mắt thường và kính lúp các phần ruột non, manh tràng, ruột già. Chụp ảnh những vùng có bệnh tích điển hình.

40

* Phương pháp xác định tổn thương vi thể trên đường tiêu hóa gà

Làm tiêu bản vi thể các cơ quan thu thập theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin (HE), quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi quang học để phát hiện tổn thương vi thể.

2.4.6. Nghiên cu bin pháp phòng và điu tr bnh cu trùng cho gà 2.4.6.1. Nghiên cứu biện pháp trị bệnh

Xác định hiệu quả của 2 phác đồ điều trị bệnh cầu trùng cho gà:

Ở những đàn gà đã xác định có những gà nhiễm cầu trùng ở cường độ trung bình trở lên, tiến hành lựa chọn những gà có biểu hiện lâm sàng của bệnh và xét nghiệm lại mẫu phân để xác định cường độ nhiễm bệnh của từng gà. Tiến hành lựa chọn 120 gà bị cầu trùng cường độ nhiễm trung bình trở lên để điều trị, chia 60 gà/

lô. Sử dụng 2 phác đồ để điều trị cho các đàn gà như sau:

STT

Phác đồ điều trị

Phác đồ 1 Phác đồ 2

1

Medicox (Toltrazuril)

5 mg/ kg TT, cho uống 2 ngày, nghỉ 1 ngày dùng tiếp 2 ngày

Diclacox (Diclazuril)

3 mg/ kg TT, cho uống 2 ngày, nghỉ 1 ngày dùng tiếp 2 ngày 2 Vitamin K

(0,2 gam/ kg TT, cho uống 1 lần/ ngày, dùng 3 - 5 ngày) 3 Amox - colis (Amoxicillin, Colistin)

0,1 gam/ kgTT, cho uống 1 lần/ ngày, dùng 3 - 5 ngày 4 Gluco-Para VIT C (Glucose, Vitamin C, Paracetamol) 1 gam/2 lít nước, uống 1 lần/ ngày, liên tục 3 - 5 ngày

5 Bio-lacto acimin (Bacillus, Lactobacillus, Sacharomyces, Amylase, Glucose) 1 gam/2 lít nước, uống 1 lần/ ngày, dùng 3 - 5 ngày

Cách sử dụng:

+ Phác đồ 1:

- Buổi sáng: Sử dụng thuốc Medicox kết hợp sử dụng vitamin K.

- Buổi trưa: Sử dụng Bio-lacto acimin và điện giải Gluco - Para VIT C - Buổi chiều tối: Dùng kháng sinh Amox - colis

+ Phác đồ 2:

- Buổi sáng:Sử dụng thuốc Diclacox kết hợp sử dụng vitamin K

41

- Buổi trưa: Sử dụng Bio-lacto acimin và điện giải Gluco - Para VIT C - Buổi chiều tối: Dùng kháng sinh Amox - colis

Sau khi dừng thuốc 10 ngày, tiến hành xét nghiệm phân của những gà đã sử dụng thuốc. Nếu không thấy Oocyst trong phân thì xác định thuốc có hiệu lực triệt để với cầu trùng, nếu vẫn thấy Oocyst trên vi trường nhưng số lượng ít hơn thì xác định thuốc có hiệu lực với cầu trùng nhưng chưa triệt để, nếu số lượng Oocyst trung bình trên vi trường vẫn không giảm so với trước khi dùng thuốc thì xác định thuốc không có hiệu lực đối với cầu trùng.

Độ an toàn của thuốc được đánh giá bằng cách: theo dõi trạng thái sinh lý của gà trong vòng 5 giờ sau dùng thuốc.

2.4.6.2. Đánh giá hiệu quả phòng bệnh cầu trùng cho gà

Thí nghiệm được bố trí trên 2 đàn gà nuôi bán chăn thả theo phương pháp phân lô so sánh bắt đầu nuôi từ 1 ngày tuổi. Sơ đồ bố trí thí nghiệm cụ thể như sau:

Diễn giải Lô đối chứng Lô thí nghiệm

Số gà (con) 50 50

Giống gà Gà Mía Gà Mía

Tuổi gà (ngày) 1 1

Phương thức nuôi Bán chăn thả Bán chăn thả

Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trước thử nghiệm 0 0

Thời gian thí nghiệm 3 tháng 3 tháng

Yếu tố thí nghiệm Không dùng

vắc xin

Sử dụng vắc xin phòng cầu trùng

* Lô thí nghiệm được áp dụng các biện pháp phòng bệnh cầu trùng cho gà như sau:

- Vệ sinh chuồng trại và bãi chăn thả, định kỳ 1 lần/ tuần.

- Vệ sinh 1 ngày/ lần các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống cho gà.

- Sử dụng vắc xin và thuốc phòng cầu trùng cho gà. Sử dụng vắc xin nhược độc đa giá S. covac 4 ở 3 ngày tuổi với liều dùng pha vắc xin trong 6 lít nước, sử dụng cho 1000 gà, tương ứng 6 ml/ gà.

* Lô đối chứng không được áp dụng các biện pháp trên.

42

Cả gà thí nghiệm và đối chứng đều được sử dụng vắc xin phòng bệnh truyền và nhiễm và ký sinh trùng khác đầy đủ, theo đúng quy trình.

Trước khi thử nghiệm, cân khối lượng gà của cả hai lô đối chứng và thử nghiệm. Bắt đầu áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho gà ở lô thử nghiệm. Sau 1 và 3 tháng thử nghiệm, kiểm tra tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà cả hai lô thí nghiệm và đối chứng, đồng thời cân khối lượng gà để so sánh hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh cầu trùng cho gà.

2.4.7. Phương pháp x lý s liu

Số liệu thu thập được tính bằng trên phần mềm Excel và Minitab 16.0.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà tại một số xã thuộc huyện phù ninh, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)