Nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà tại một số xã thuộc huyện phù ninh, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 31 - 36)

Lê Văn Năm (1990) cho rằng, để phòng bệnh cầu trùng cho gà phải dùng thuốc từ thời điểm gà 5 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi đối với gà thịt, sau đó cứ một tháng phải tiếp dùng thuốc 3 - 4 ngày, kể cả thời gian gà đẻ. Trong nhiều trường hợp, mặc dù đã phòng cầu trùng bằng thuốc nhưng bệnh vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là gà ỉa máu tươi hoàn toàn. Theo tác giả, nguyên nhân gà ỉa máu tươi không chỉ do cầu trùng mà còn có sự kế phát bệnh do E. coli gây bại huyết kết hợp.

Khi nghiên cứu về quá trình lây nhiễm của bệnh cầu trùng tác giả Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2000) cho biết, bệnh lây truyền chủ yếu qua phân, phát tán noãn nang ra môi trường bên ngoài và gà cảm nhiễm do ăn phải.

30

Theo Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2002), các loại gà đều nhiễm bệnh. Lứa tuổi nhiễm bệnh từ 5 - 7 ngày trở đi.

Nguyễn Quang Tính (2013) cho biết, khi bị bệnh cầu trùng, gà bị tổn thương ở đường tiêu hóa dẫn đến gà bị ỉa chảy, ỉa lỏng, mất khuôn phân.

Huỳnh Văn Chương và cs. (2016) cho rằng: gà bị bệnh mào, yếm nhợt nhạt, lông xơ xác, gà gầy nhanh mất máu do và không ăn được. Gà sẽ chết nếu không điều trị kịp thời, trong trường hợp phát hiện bệnh sớm sau 1 đến 2 ngày, gà bệnh được điều trị sẽ khỏi nhưng còi cọc chậm lớn hơn so với những gà không bị bệnh.

Theo Đào Thị Hảo (2014), khi kiểm tra máu của gà bị bệnh cầu trùng thấy hàm lượng huyết sắc tố trong máu gà mắc bệnh cầu trùng tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu. Do bệnh cầu trùng phá hủy đường ruột, gây xuất huyết, làm mất đi một lượng máu đáng kể, nên số lượng hồng cầu cũng như hàm lượng huyết giảm.

Theo Trần Văn Hòa và cs. (2001), gà nhiễm cầu trùng chủ yếu qua đường tiêu hóa và thông qua tiếp xúc.

Cũng theo công trình nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Hồ Bảo Trân (2020) khi nghiên cứu về tình hình nhiễm bệnh ở gà lông mầu nuôi theo phương thức bán công nghiệp tại tỉnh Hậu Giang cho rằng tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng tăng dần theo tuổi cao nhất ở giai đoạn gà 4 - 5 tuần tuổi, gà đều nhiễm 4 loài cầu trùng gà là E. acervulina, E. necatrix, E. maxima.

Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001), các giống gà nhập nội thường mắc bệnh với thể nặng và chết với tỷ lệ cao. Gà nội trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và môi trường chăn nuôi có tỷ lệ nhiễm cầu trùng thấp hơn gà ngoại, bệnh diễn ra mạn tính hoặc mang trùng.

Phạm Gia Ninh và Nguyễn Đức Tâm (2000) cho biết: khi nuôi gà với mật độ quá đông và ô nhiễm phân trong môi trường nuôi thì bệnh thường xảy ra với tỷ lệ và cường độ nhiễm cao hơn.

Theo Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Thị Kim Lan (2005), gà nuôi ở Thái Nguyên nhiễm noãn nang cầu trùng với tỷ lệ khá cao (từ 30,1 - 67,7%). Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng có chiều hướng giảm theo tuổi gà. Gà từ 15 ngày đến 2 tháng tuổi nhiễm cầu trùng nhiều và nặng nhất. Gà trên 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm giảm đi và thường nhiễm nhẹ.

31

Trần Huê Viên (2004) cho biết: Gà nuôi tại thành phố Thái Nguyên có tỷ lệ nhiễm cầu trùng khá cao. Gà chủ yếu nhiễm ở cường độ nhẹ và nhiễm trung bình trung bình (44,14% và 29,70%). Tuy nhiên, thể nhiễm nặng và rất nặng rất nặng cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể là 29,70% và 5,76%. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà công nghiệp cao nhất. Trong số 6 loại cầu trùng phát hiện được thì gà nhiễm loại E. tenella là nhiều nhất (24,48%), tiếp đó là loài E. maxima (12,54%), E.

brunette (10,46%), E. mitis (10,01%), E. necatrix (4,61%), E. acervulina (4,06%).

Chủ yếu gà nhiễm từ 1 - 2 loài cầu trùng (92,22%), số mẫu nhiễm 2 - 3 loài cầu trùng chiếm tỷ lệ thấp (7,78%), không có gà nào nhiễm từ 5 đến 6 loài cầu trùng.

Bùi Khánh Linh và Đỗ Thanh Thơm (2017) cho biết: có thể sử dụng một số loại thảo dược trong phòng và trị bệnh cầu trùng cho gà đạt hiệu quả cao như trà xanh, bột tỏi…

Theo Bùi Khánh Linh và cs. (2019) khi nghiên cứu về sử dụng thuốc phòng và trị bệnh cầu trùng do Eimeria spp gây ra ở gà thả vườn tại Hải Dương và Bắc Ninh. Khi sử dụng Sulfamid và Toltrazuril trong phòng và điều trị bệnh cho gà thấy rằng tỷ lệ nhiễm vẫn khá cao chiếm tới 40% (P < 0,05). Điều này chứng tỏ mầm bệnh cầu trùng có khả năng kháng thuốc cao. Vậy tìm ra phác đồ mới có hiệu qủa cao trong phòng và trị bệnh cầu trùng cho gà là vô cùng quan trọng.

Bùi Khánh Linh và Trần Khánh Trang (2021) cho rằng: Bệnh cầu trùng do Eimeria spp. gây ra là một bệnh đơn bào phổ biến ở gà, bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Kháng nguyên cầu trùng có tính sinh miễn dịch cao, tuy nhiên việc sản xuất vaccine còn tồn tại nhiều hạn chế như chi phí sản xuất cao, tỷ lệ bảo hộ thấp, nguy cơ gây ô nhiễm mầm bệnh ngoài môi trường… do phần lớn các vaccine hiện nay vẫn sử dụng vaccine sống sản xuất từ noãn nang cầu trùng. Sự ra đời của vaccine tái tổ hợp chính là đột phá mới của khoa học hiện đại, khắc phục hầu hết nhược điểm trên, giảm nguy cơ tái nhiễm bệnh. Việc tìm ra kháng nguyên có tính miễn dịch cao, kích thích cả trung gian tế bào và kháng thể dịch thể ở gà phục vụ cho việc sản xuất vaccine thế hệ mới là vô cùng cần thiết.

Hồ Thị Dung và cs (2023) cho biết khi gây nhiễm cho gà với liều lượng 1, 10 và 300 noãn nang cầu trùng/ gà thấy: gà bị nhiễm cầu trùng có các triệu chứng, bệnh tích đặc trưng của bệnh ở cả 3 lô gây nhiễm. Tỷ lệ nhiễm mầm bệnh cầu trùng

32

tăng dần khi tăng liều lượng gây bệnh, lần lượt là 40% (nghiệm thức 1), 70%

(nghiệm thức 2) và 100% (nghiệm thức 3). Thời gian bài xuất noãn nang là từ 4 đến 10 ngày sau khi gây nhiễm. Số lượng noãn nang thu được tỷ lệ thuận với liều lượng gây nhiễm. Các triệu chứng được quan sát ở gà nhiễm bệnh với liều thấp bao gồm giảm ăn, ủ rủ, sã cánh, phân sáp, phân lỏng và có máu tươi. Kết quả mổ khảo sát cho thấy, bệnh tích chủ yếu được ghi nhận là xuất huyết manh tràng (75 - 100%) và ruột non (100%).

1.2.2. Tình hình nghiên cu ngoài nước

Khi nghiên cứu về lứa tuổi mắc bệnh cầu trùng gà tác giả Kolapxki N.A và Paskin P. I. (1980) cho rằng: bệnh cầu trùng gà là một bệnh ở gà con từ 10 đến 18 ngày tuổi. Đôi khi bệnh cũng có ở gà 4 - 6 tháng tuổi. Trong điều kiện của các cơ sở chăn nuôi gia cầm, gà 3 - 4 tuần tuổi nhạy cảm và nhiễm cầu trùng nặng nhất và tỷ lệ chết cao.

Cornelissen và cs. (2009) cho thấy, phản ứng miễn dịch mạnh đã gây ra ở ruột bởi từng chủng Eimeria. Các loài Eimeria khác nhau sẽ gây ra các phản ứng trên mỗi phân đoạn ruột khác nhau. Do đó, không có tác dụng hiệp đồng hay cạnh tranh nào được quan sát sau khi gà nhiễm từng loài hoặc nhiễm hỗn hợp các loài Eimeria.

Li Tan và cs. (2017), Zhang Yan và cs. (2015) cho biết, khi các tế bào biểu mô ruột bị nhiễm E. tenella sẽ bị phá vỡ cấu trúc, xuất huyết và hoại tử.

Adnan M.A. và Haitham S.A. (2021) khi xét nghiệm 450 mẫu phân gà tại Iraq thấy 32,6% mẫu nhiễm cầu trùng. Tác giả phát hiện thấy có 6 loài cầu trùng gây bệnh cho gà tại đây gồm E. brunetti, E. mitis, E. maxima, E. acervulina, E.

necatrix E. tenella.

Tiantian Geng và cs. (2021) khi khiểm tra 318 mẫu phân gà thu thập từ 137 trang trại ở tỉnh Hồ Bắc và Hà Nam, Trung Quốc bằng phương pháp PCR thấy có 309/318 mẫu nhiễm cầu trùng, chiếm 97,17%, trong đó phổ biến nhất là các loài E.

mitis, E. tenella E. necatrix.

Mesa C. và cs (2021) cho biết: có 236/245 mẫu phân thu thập từ 194 trang trại tại Colombia nhiễm cầu trùng chiếm 96,3%. Trong các loài cầu trùng tìm thấy tại đây có loài E. acervulina phổ biến nhất. Ngoài ra còn thấy xuất hiện các loài khác như E. maxima, E. tenella, E. necatrix, E. mitis và E. praecox.

33

Samir Djemai và cs. (2022) cho biết: khi xét nghiệm các mẫu phân gà thu thập từ 187 trang trại gà thịt, nằm ở 7 tỉnh Đông Bắc Algeria là Jijel, Constantine, Skikda, Mila, Setif, Batna và Bordj bou-Arreridj thấy xuất hiện 7 loài Eimeria ký sinh và gây bệnh cho gà ở đây là E. maxima, E. acervulina, E. necatrix, E. tenella, E. praecox, E. mitis, E. brunetti.

Juliana Trajano da Silva và cs. (2022) xét nghiệm mẫu phân gà nuôi thả rông từ 100 trang trại khác nhau phía đông bắc Brazil thấy 59% trang trại có xuất hiện cầu trùng. Kết quả xét nghiệm thấy xuất hiện 8 loài cầu trùng trong phân gà là Eimeria necatrix (25%), Eimeria mitis (18,3%), Eimeria mivati (17,3%), Eimeria tenella (12,4%), Eimeria brunetti (9,9%), Eimeria acervulina (9,1%), Eimeria praecox (4,8%) và Eimeria maxima (3,2%).

Luís Filipe Villas Boas de Freitas và cs. (2023) cho biết, bệnh cầu trùng gay ảnh hưởng lớn đến năng suất của gà thịt và gây thiệt hại về kinh tế cũng như sản xuất. Qua thí nghiệm đánh giá mức độ ảnh hưởng của cầu trùng đến khả năng tăng trọng hàng ngày của gà tác giả nhận thấy Eimeria gây ra các tổn thương ở biểu mô ruột làm giảm việc sử dụng chất dinh dưỡng và năng lượng của gà, từ đó làm giảm khả năng tăng trọng của gà.

Anqiang Lai và cs. (2023) khi nghiên cứu mức độ tác động của methionine đối với sự tăng trưởng của gà gô bị bệnh cầu trùng thấy: việc bổ sung methionine vào khẩu phần ăn cho gà với hàm lượng 0,33% vào khẩu phần ăn đã cải thiện khả năng sản xuất của gà so với lô đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà tại một số xã thuộc huyện phù ninh, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)