Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của gà bị cầu trùng so với gà khỏe

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà tại một số xã thuộc huyện phù ninh, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 69 - 74)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh cầu trùng gà

3.4.2. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của gà bị cầu trùng so với gà khỏe

Bảng 3.10. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của gà bệnh so với gà khỏe Chỉ số máu Gà khỏe (n = 10) Gà bệnh (n = 10) So sánh

thống (

m X

X ± ) min - max (

m X

X ± ) min - max Số lượng hồng cầu

(triệu/ mm3 máu) 2,76 ± 0,02 2,6 - 2,85 1,68 ± 0,05 1,48 - 1,89 P = 0,000 Số lượng bạch cầu

(nghìn/ mm3 máu) 30,12 ± 0,12 29,68 – 30,85 38,13 ± 0,38 36,64 - 39,89 P = 0,000 Số lượng tiểu cầu

(nghìn/ mm3 máu) 312,20 ± 0,76 309,07 - 315,68 163,39 ± 2,89 142,67 - 168,64 P = 0,000 Hàm lượng huyết

sắc tố (g%) 12,56 ± 0,14 11,79 – 13,07 8,10 ± 0,13 7,56 - 8,73 P = 0,000 Kết quả được trình bày ở bảng 3.9 cho thấy:

- Nhóm gà khỏe:

Xét nghiệm máu của nhóm gà khỏe, số lượng hồng cầu là 2,76 triệu/mm3 máu;

số lượng bạch cầu là 30,12 nghìn/mm3 máu; hàm lượng huyết sắc tố là 12,56 g%, số lượng tiểu cầu là 312,30 nghìn/mm3 máu.

68

Theo Nguyễn Thị Ngân và cs. (2016), số lượng hồng cầu gà khỏe từ 3 triệu/ mm3 máu; số lượng bạch cầu 30 nghìn/mm3 máu, hàm lượng huyết sắc tố của gà là 12,7 g%.

Như vậy, số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố của gà khỏe đều nằm trong giới hạn sinh lý bình thường.

- Nhóm gà bị bệnh: Kết quả xét nghiệm các chỉ số máu như sau:

Gà bị bệnh cầu trùng có số lượng hồng cầu là 1,68 triệu/mm3 máu; số lượng bạch cầu 38,13 nghìn/mm3 máu; hàm lượng huyết sắc tố 8,10 g%, số lượng tiểu cầu là 163,39 nghìn/mm3 máu.

So sánh các chỉ số máu giữa gà khỏe và gà bệnh chúng tôi nhận thấy, gà bị bệnh cầu trùng các chỉ tiêu huyết học có sự thay đổi. Cụ thể:

Số lượng hồng cầu trung bình của gà bị bệnh cầu trùng là 1,68 ± 0,05 triệu/

mm3 máu (biến động từ 1,48 - 1,89 triệu/ mm3 máu), giảm 1,08 triệu hồng cầu/ mm3 máu so với gà khỏe. Như vậy số lượng hồng cầu trung bình của gà bị bệnh giảm đi rõ rệt so với số lượng hồng cầu trung bình của gà khỏe. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm về số lượng hồng cầu ở gà bị bệnh theo chúng tôi là do khi cầu trùng ký sinh đặc biệt là những gà nhiễm nặng, chúng làm cho gà ăn uống kém, ỉa chảy, viêm ruột, xuất huyết, gầy yếu, thiếu máu…

Hàm lượng huyết sắc tố trung bình của gà bị bệnh là 8,10 ± 0,13 g% (giao động trong khoảng 7,56 - 8,73 g%). Như vậy, hàm lượng huyết sắc tố của gà bị bệnh giảm đi rõ rệt so với gà khỏe (P < 0,001). Theo chúng tôi, khi số lượng hồng cầu giảm thì hàm lượng huyết sắc tố cũng giảm.

Số lượng bạch cầu ở gà khỏe là 30,12 ± 0,12 nghìn/mm3 máu, ở gà mắc bệnh cầu trùng là 38,13 ± 0,38 nghìn/mm3 máu, tăng 8,01 nghìn/mm3 so với gà khỏe. Số lượng bạch cầu tăng khi cơ thể mắc bệnh bởi cơ thể sẽ chống lại mầm bệnh bằng cách tăng sinh bạch cầu để tiêu diệt mầm bệnh. Mặt khác, khi cầu trùng ký sinh ở các cơ quan làm tổn thương các cơ quan của cơ thể như gan, ruột… Khi đó cơ thể sẽ gây phản ứng viêm cục bộ, làm tăng số lượng bạch cầu trong máu.

Qua bảng số liệu ở bảng 3.10 ta thấy các chỉ tiêu sinh lý máu của gà bị bệnh cầu trùng có sự khác biệt so với gà khoẻ. Nguyễn Phúc Khánh và cs. (2015) khi kiểm tra máu và mổ khám đàn gà mắc bệnh cầu trùng ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ thấy bệnh tích chủ yếu là xuất huyết ruột thấy đàn gà khảo sát nhiễm cầu

69

trùng cũng thể hiện bệnh tích xuất huyết ở ruột non, manh tràng. Tác giả cho rằng đây chính là nguyên nhân dẫn đến số lượng hồng cầu ở gà bệnh giảm mạnh so với ở gà khoẻ. Số lượng bạch cầu ở các mẫu gà bệnh tăng lên rất nhiều so với mẫu gà khoẻ, nguyên nhân là do khi gà bị mắc bệnh mầm bệnh tấn công cơ thể hệ miễn dịch của cơ thể đó là các tế bào bạch cầu sẽ tập trung, tăng cường để tiêu diệt mầm bệnh. Tỷ lệ tiểu cầu và hàm lượng huyết sắc tố ở gà bệnh cũng giảm so với gà bệnh.

Biểu đồ 3.9: Biểu đồ sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của gà bệnh cầu trùng so với gà khỏe

Khi bị mầm bệnh tấn công gà bệnh đã có sự thay đổi rõ rệt về các chỉ tiêu sinh lý máu. Điều này làm cho sức kháng bệnh của gà giảm đi rất nhiều dẫn đến kế phát các bệnh do vi khuẩn và virus khác. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Tường Vi (2015) khi nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu của 2 tổ hợp lai (gà Đá với gà Tam Hoàng) và (gà Kiến với gà Tam Hoàng) bị bệnh cầu trùng. Nguyễn Thành Chung (2010) cho biết: số lượng hồng cầu gà Ross 308 là 2,57 triệu/mm3 máu, khi gà bị bệnh cầu trùng số lượng hồng cầu giảm xuống chỉ còn 1,84 triệu/mm3 máu. Nghiên cứu của Adamu và cs. (2013) trên gà thương phẩm bị nhiễm chủng E. tenella và E.

brunetti số lượng hồng cầu giảm chỉ còn 1,70 triệu/mm3 máu. Đoàn Thị Thảo và

70

cs. (2014) cho biết, hàm lượng Hb của gà Lương phượng khỏe là 9,6 (g%), khi gà mắc bệnh cầu trùng hàm lượng Hb giảm xuống chỉ còn 7,05 (g%).

Các loại bạch cầu ở gà khoẻ so với gà bệnh cũng có sự khác nhau rõ rệt. Kết quả thể hiện qua bảng 3.11 và biểu đồ 3.10 như sau:

Bảng 3.11. So sánh công thức bạch cầu của gà bị bệnh cầu trùng và gà khỏe Loại bạch

cầu

Gà khỏe (n = 10) Gà bệnh (n = 10) So sánh thống kê

m X

X ± min - max X ± m X min - max

Trung tính 27,97 ± 0,10 27,46 – 28,42 37,10 ± 0,18 36,01 - 37,85 P = 0,000 Ái toan 3,70 ± 0,08 3,25 – 3,92 6,33 ± 0,17 5,71 - 7,08 P = 0,000 Ái kiềm 4,38 ± 0,05 4,07 – 4,58 1,02 ± 0,04 0,89 - 1,31 P = 0,000 Lympho 58,17 ± 0,14 57,49 – 58,92 52,25 ± 0,20 51,04 - 53,32 P = 0,000 Mono 5,79 ± 0,21 5,37 – 6,77 3,31 ± 0,18 2,48 - 4,09 P = 0,000

Kết quả bảng 3.11 cho thấy:

- Nhóm gà khỏe, công thức bạch cầu như sau:

Tỷ lệ bạch cầu trung tính trong máu của nhóm gà khỏe là 27,97%; bạch cầu ái toan là 3,7%; bạch cầu ái kiềm là 4,38%; bạch cầu mono là 5,79%; bạch cầu lympho là 58,17%.

Theo Bùi Thị Tho và Nguyễn Thanh Hằng (2012) tỉ lệ bạch cầu trung tính của gà khỏe là 25,2%, tỉ lệ bạch cầu ưa axit là 4,3%, bạch cầu ưa bazơ là 6,3%, tỉ lệ bạch cầu lympho là 58,1% và tỉ lệ bạch cầu mono là 5,8%, kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên gà tại huyện Phù Ninh.

Như vậy, tỷ lệ các loại bạch cầu của nhóm gà khỏe đều nằm trong giới hạn sinh lý bình thường.

- Nhóm gà bị bệnh, công thức bạch cầu như sau:

Tỷ lệ bạch cầu trung tính là 37,10%; bạch cầu ái toan là 6,33%; bạch cầu ái kiềm là 1,02%; bạch cầu mono là 3,31%; bạch cầu lympho là 52,25%.

So sánh với công thức bạch cầu của nhóm gà khỏe ở cùng đợt thí nghiệm, chúng tôi thấy tỷ lệ các loại bạch cầu có sự thay đổi, rõ nhất là sự thay đổi bạch cầu ái toan: tỷ lệ bạch cầu ái toan từ 3,7% (ở gà khỏe) tăng lên 6,33% (ở gà bệnh). Sự tăng lên này vượt quá giới hạn trên của sự dao động sinh lý bình thường. Tỷ lệ các loại bạch cầu khác cũng có sự thay đổi: bạch cầu trung tính từ 27,97% (ở gà khỏe)

71

tăng lên 37,10% (ở gà bệnh); tỷ lệ lympho cầu, các loại bạch cầu ái kiềm và đơn nhân lớn giảm.

Biểu đồ 3.10. Biểu đồ so sánh công thức bạch cầu của gà bệnh và gà khoẻ Theo Trịnh Văn Thịnh và cs. (1978), gia súc gia cầm chống lại ký sinh trùng bằng những phản ứng tế bào (viêm, chức năng thực bào, hiện tượng tăng bạch cầu eosin, tăng bạch cầu lâm ba và giảm bạch cầu trung tính). Tác giả nhận xét: Hiện tượng tăng bạch cầu ái toan được coi là yếu tố chẩn đoán bệnh giun sán.

Nguyễn Xuân Hoạt và Phạm Đức Lộ (1980) cho biết, bạch cầu ái toan tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể, chống cảm nhiễm. Khi cơ thể cảm nhiễm giun sán đường ruột thì bạch cầu ái toan tăng lên.

Theo Đoàn Thị Thảo (2014) khi gà mắc bệnh cầu trùng, bạch cầu trung tính tăng lên đến và bạch cầu ưa acid tăng, bạch cầu lympho giảm. Theo các tác giả khi gà bị nhiễm khuẩn có sự thay đổi của công thức bạch cầu trong đó tăng thật sự tỉ lệ bạch cầu ưa axit và bạch cầu trung tính để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

Từ kết quả ở bảng 3.10, 3.11 và những vấn đề thảo luận ở trên, chúng tôi có nhận xét: gà bị bệnh cầu trùng có sự thay đổi rõ rệt về một số chỉ số huyết học so với gà khỏe. Những thay đổi cụ thể là: số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố giảm; số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu trung tính, tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng và bạch cầu Lympho giảm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với quy luật

72

thay đổi chỉ số huyết học chung của gia súc gia cầm bị nhiễm giun sán như các tác giả đã nêu ở trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở gà tại một số xã thuộc huyện phù ninh, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)