Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng gà ở một số địa phương của huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ
3.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của gà
Mỗi lứa tuổi gà khác nhau sẽ có sức đề kháng khác nhau, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể. Để xác định tuổi gà có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ và cường độ mắc bệnh cầu trùng ở gà tại các địa phương thuộc huyện Phù Ninh, chúng tôi đã tiến hành lấy 1000 mẫu phân của gà ở các lứa tuổi khác nhau (từ dưới 1 tháng tuổi đến trên 6 tháng tuổi) để xét nghiệm tìm Oocyst cầu trùng.
Kết quả tỷ lệ và cường độ nhiễm Oocyst cầu trùng theo tuổi gà được trình bày ở bảng 3.4, biểu đồ hình 3.3.
50
Bảng 3.3: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của gà
Tuổi gà (tháng)
Số mẫu kiểm tra
Số mẫu nhiễm
Tỷ lệ nhiễm
(%)
Cường độ nhiễm (Oocyst /vi trường)
Nhẹ Trung bình Nặng Rất nặng
n % n % n % n %
≤ 1 250 135 54,00a 40 29,63 38 28,15 32 23,70 25 18,52
> 1 – 3 250 174 69,60ac 48 27,59 46 26,44 45 25,86 35 20,11
> 3 – 6 250 122 48,80ab 39 31,97 32 26,23 30 24,59 21 17,21
> 6 250 88 35,20b 30 34,09 25 28,41 22 25,00 11 12,50 Tính chung 1000 519 51,90 157 30,25 141 27,17 129 24,86 92 17,72 Ghi chú: Theo hàng dọc, các tỷ lệ mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà theo tuổi Kết quả bảng 3.3. cho thấy:
Trong 1000 mẫu kiểm tra, có 519 mẫu nhiễm Oocyst cầu trùng, chiếm tỷ lệ 51,9%. Gà ở các lứa tuổi đều nhiễm Oocyst cầu trùng, tuy nhiên các giai đoạn tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở gà trên 1 - 3 tháng tuổi, chiếm tỷ lệ 69,60 %; sau đó đến gà ≤ 1 tháng tuổi (54 %), gà trên 3 - 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm thấp hơn (48, 8 %), tỷ lệ nhiễm cầu trùng thấp nhất ở gà > 6 tháng tuổi (35,2%). So sánh thống kê cho thấy, tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà giai đoạn trên 1 - 3
51
tháng tuổi sai khác so với ở gà giai đoạn trên 3 - 6 tháng tuổi và trên 6 tháng tuổi, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Cụ thể như sau:
+ Lứa tuổi ≤ 1 tháng tuổi: xét nghiệm 250 mẫu phân gà, phát hiện thấy có 135 mẫu nhiễm Oocyst cầu trùng, chiếm tỷ lệ 54%. Cường độ nhiễm nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 29,63%. Cường độ nhiễm trung bình là 28,15%, nhiễm nặng 23,70
% và cường độ nhiễm rất nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất 18,52%.
+ Gà trên 1 - 3 tháng tuổi: xét nghiệm 250 mẫu, phát hiện thấy có 174 mẫu nhiễm Oocyst cầu trùng, chiếm tỷ lệ 69,6%. Trong đó mẫu nhiễm cường độ nhẹ chiếm tỷ lệ 27,59%, cường độ nhiễm trung bình là 26,44%, có 45,97% gà nhiễm ở cường độ nặng và rất nặng.
+ Gà trên 3 - 6 tháng tuổi: xét nghiệm 250 mẫu, phát hiện thấy có 122 mẫu nhiễm Oocyst cầu trùng, chiếm tỷ lệ 48,8%. Có 31,97% gà nhiễm ở cường độ nhẹ, 41,8% gà nhiễm cầu trùng ở cường độ nặng và rất nặng.
+ Gà trên 6 tháng tuổi: xét nghiệm 250 mẫu, có 88 mẫu bị nhiễm bệnh, chiếm 35,2%. Có 62,5% gà nhiễm ở cường độ nhẹ và trung bình.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Trang (2018) trên đàn gà của huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên thấy:
gà ở giai đoạn trên 1 - 3 tháng tuổi nhiễm cầu trùng nhiều nhất và tỷ lệ nhiễm thấp nhất là gà trên 6 tháng tuổi.
Như vậy, so với các lứa tuổi khác thì gà 1 - 3 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất. Sự khác nhau về tỷ lệ mắc cầu trùng giữa các lứa tuổi được giải thích như sau:
Ở giai đoạn dưới 1 tháng tuổi: Gà đang trong giai đoạn úm, gà con được nuôi dưỡng, chăm sóc trong điều kiện thuận lợi nhất, chuồng trại được vệ sinh sạch gà ít được tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, ở giai đoạn này sức đề kháng của đàn gà còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên khi tiếp xúc với mầm bệnh gà sẽ bị nhiễm và lây lan nhanh sang các gà khoẻ khác. Vì vậy, ở giai đoạn này gà vẫn bị nhiễm bệnh với tỷ lệ tương đối cao.
Ở giai đoạn từ 1 - 3 tháng tuổi: Giai đoạn này, gà chuyển từ môi trường nuôi úm sang thả ra vườn, đồi, gà bắt đầu tiếp xúc với môi trường chăn thả. Do thay đổi môi trường sống, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, phương thức nuôi thay đổi, môi
52
trường sống của gà thay đổi hoàn toàn, đồng thời gà thường xuyên tiếp xúc với động vật môi giới trung gian mang mầm bệnh từ những đàn gà trước đã mắc bệnh.
Ngoài ra, với tập tính bới đất tìm kiếm thức ăn, thời gian gà tiếp xúc với môi trường ngoại cảnh và động vật môi giới trung gian mang mầm bệnh tăng lên… nên gà ở giai đoạn này có tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm Oocyst cầu trùng là cao nhất.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợpvới nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng (2002) khi tác giả cũng cho rằng: điềukiện chuồng nuôi và môi trường sẽ làm cho bệnh cầu trùng gà tồn tại và lưu hành lâu dài, từ đó làm tăng tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà.
Ở giai đoạn trên 3 - 6 tháng tuổi và > 6 tháng tuổi: Giai đoạn này gà đã phát triển cả về thể chất lẫn hệ thống miễn dịch, gà đã thích nghi được với môi trường chăn thả. Do vậy, tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng và những tổn thương do Oocyst cầu trùng gây ra giảm dần và tỷ lệ chết do bệnh cầu trùng cũng giảm.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả: Nguyễn Hữu Hưng và cs. (2020) khi nghiên cứu về tình hình nhiễm bệnh cầu trùng ở gà lông màu theo phương thức bán công nghiệp tại tỉnh Hậu Giang thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh cầu trùng tăng dần theo tuổi cao nhất ở giai đoạn 4 - 5 tuần tuổi.
Cũng theo các tác giả Ngô Thị Trang (2018) nghiên cứu bệnh cầu trùng trên đàn gà của huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên và tác giả Phạm Thị Diệu Thuỳ và Dương Thị Hồng Duyên (2019) tại Thành Phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên.