Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Nghiên cứu sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở ngoại cảnh
3.3.1. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở nền chuồng và vườn chăn thả gà
Theo Đào Hữu Thanh và Nguyễn Ngọc Ân (1978), bệnh cầu trùng là bệnh gây ra bởi ký sinh trùng Eimeria thuộc ngành động vật đơn bào rất phổ biến ở gà. Bệnh gây tác hại chủ yếu cho gà con đến 42 ngày tuổi, đặc biệt ở gà nuôi tập chung, tỷ lệ chết cao, những con khỏi bệnh thường coi cọc, chậm lớn, hồi phục sức khoẻ lâu.
Noãn nang cầu trùng tồn tại ở ngoài môi trường như nền chuồng, vườn chăn thả. Để xác định tình hình ô nhiễm Oocyst cầu trùng gà trên nền chuồng và bãi chăn thả gà, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm mẫu trên địa bàn bốn xã của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Kết quả kiểm tra được thể hiện qua bảng 3.7.
Kết quả bảng 3.7 cho thấy:
Với mẫu nền chuồng: trong 120 mẫu nền chuồng kiểm tra có 41 mẫu nhiễm chiếm 34,17%, biến động từ 26,27 - 43,33% tùy thuộc theo địa phương. Trong 4 xã tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên kiểm tra thì xã Gia Thanh có tỷ lệ ô nhiễm Oocyst cầu
61
trùng ở nền chuồng cao nhất, tương ứng 43,33%. Tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng thấp nhất tại xã Trung Giáp, tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng là 26,67%. Kết quả kiểm tra sự ô nhiễm Oocyst tại nền chuồng của các địa phương phù hợp với kết quả xét nghiệm mẫu phân gà tại các địa phương ở bảng 3.2.
Với mẫu vườn bãi chăn thả gà: tiến hành xét nghiệm 120 mẫu, thấy có 24,17%
mẫu nhiễm cầu trùng, tỷ lệ ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở vườn chăn thả gà là khác nhau ở các địa phương, giao động từ 16,67 - 30%.
Bảng 3.7: Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở nền chuồng và vườn chăn thả gà
Địa điểm (xã)
Nền chuồng Vườn chăn thả gà
Số mẫu kiểm tra
Số mẫu nhẹ
Tỷ lệ (%)
Số mẫu kiểm tra
Số mẫu nhẹ
Tỷ lệ (%)
Phú Mỹ 30 11 36,67 30 7 23,33
Lệ Mỹ 30 9 30,00 30 8 26,67
Gia Thanh 30 13 43,33 30 9 30,00
Trung Giáp 30 8 26,67 30 5 16,67
Tính chung 120 41 34,17 120 29 24,17
Như vậy ta có thể thấy: sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở nền chuồng và vườn chăn thả gà tại một số địa phương thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ là khác nhau và khá cao. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do những xã có tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà cao nhưng chưa thực hiện tốt vấn đề vệ sinh ở chuồng nuôi gà nên noãn nang cầu trùng phát tán và tồn lưu nhiều trong môi trường chăn nuôi gà. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001). Tác giả cho biết điều kiện chuồng nuôi và môi trường sẽ làm cho bệnh cầu trùng gà tồn tại và lưu hành lâu dài ngoài tự nhiên, từ đó làm lây lan, phát tán mầm bệnh và gây bệnh cho gà.
Tại xã Gia Thanh, các hộ nuôi gà theo quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu nuôi chăn thả, người chăn nuôi ít chú ý đến công tác vệ sinh thú y và chăm sóc cho đàn gà, không có thời gian để trống chuồng để vệ sinh tiêu độc sau mỗi lứa nuôi… Vì vậy nền chuồng và vườn chăn thả còn tồn lưu phân của lứa gà trước. Điều này dẫn đến tỷ lệ ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở nền chuồng và vườn chăn thả cao.
62
Ở xã Trung Giáp chủ yếu các hộ chăn nuôi gà theo quy mô lớn, gà được nuôi nhốt là chủ yếu. Công tác vệ sinh thú y phòng bệnh được người chăn nuôi quan tâm hơn, chính vì vậy khu vực chuồng nuôi và bãi chăn luôn sạch sẽ, khô ráo nên tỷ lệ ô nhiễm Oocyst cầu trùng là thấp nhất.
Hai xã Phú Mỹ và Lệ Mỹ có tỷ lệ mẫu nền chuồng và xung quanh chuồng nhiễm Oocyst cầu trùng ít hơn xã Gia Thanh nhưng vẫn tương đối cao. Vì các hộ chăn nuôi tại hai xã này cũng đã có những hộ chăn nuôi tập trung, nhưng một số hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ. Người chăn nuôi đã quan tâm hơn đến công tác vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi, tuy nhiên chưa được triệt để. Vì vậy, sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng tại các địa phương này vẫn tương đối cao.
Tỷ lệ ô nhiễm noãn nang cầu trùng tại nền chuồng và vườn chăn thả gà được minh hoạ rõ dưới biểu đồ 3.7.
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng ở nền chuồng và vườn chăn thả gà
Chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ mẫu nền (đệm lót) và đất bề mặt vườn chăn thả gà nhiễm Oocyst cầu trùng cao hay thấp có liên quan mật thiết đến tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà tại các địa phương và ngược lại. Vì Oocyst cầu trùng do gà bệnh thải ra sẽ phát triển ở bên ngoài ngoại cảnh thành Oocyst có sức gây bệnh khi gà ăn phải sẽ bị nhiễm cầu trùng. Tình trạng này phản ánh ý thức thực hiện công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi gà ở các địa phương còn hạn chế.
63
Hoàng Thạch (1996), Hoàng Thạch và cs. (1997) đã khảo sát tỷ lệ nhiễm cầu trùng, thấy: tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà nuôi lồng là 0,37%, gà nuôi trong chuồng có đệm lót là trấu nhiễm 22,49 - 57,38%. Như vậy, gà nuôi trong lồng không tiếp xúc với phân thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng giảm rất thấp.
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) cho biết: noãn nang cầu trùng ở trong đất có thể duy trì sức sống 4 - 9 tháng, có thể sống được 15 - 18 tháng ở sân, nơi râm mát. Môi trường ẩm ướt và nhiệt độ ôn hòa là điều kiện thuận lợi nhất cho cầu trùng phát triển, nhiệt độ 22 - 30oC chỉ mất 18 - 36 giờ cầu trùng phát triển thành những bào tử con. Sức đề kháng của noãn nang đối với nhiệt độ cao và khô hạn tương đối yếu.
Khi độ ẩm 21 - 30%, nhiệt độ 18 - 40oC thì E. tenella sẽ chết sau 1 - 5 ngày.
Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi có khuyến cáo người chăn nuôi cần xây dựng chuồng trại hợp lý, có biện pháp diệt Oocyst ở ngoại cảnh bằng cách vệ sinh chuồng trại, xử lý phân và đệm lót thường xuyên, đồng thời thực hiện phòng bệnh bằng thuốc, kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt, thực hiện nguyên tắc “cùng vào, cùng ra”… để hạn chế mầm bệnh phát tán và tồn lưu, ngăn chặn được sự lây lan bệnh cầu trùng cho đàn gà.
3.3.2. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng trong thức ăn, nước uống của gà
Để kiểm tra sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng trong thức ăn và nước uống của gà, chúng tôi đã xét nghiệm các mẫu thức ăn và nước uống của gà tại các hộ chăn nuôi gà thuộc 4 xã của huyện Phù Ninh. Kết quả được tổng hợp ở bảng 3.8.
Bảng 3.8: Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng trong thức ăn, nước uống của gà
Địa điểm (xã)
Thức ăn Nước uống
Số mẫu kiểm tra
Số mẫu nhẹ
Tỷ lệ (%)
Số mẫu kiểm tra
Số mẫu nhẹ
Tỷ lệ (%)
Phú Mỹ 30 6 20,00 30 4 13,33
Lệ Mỹ 30 6 20,00 30 4 13,33
Gia Thanh 30 8 26,67 30 6 20,00
Trung Giáp 30 5 16,67 30 3 10,00
Tính chung 120 25 20,83 120 17 14,17
64
Qua bảng 3.8 chúng tôi thấy, trong tổng số 120 mẫu thức ăn lấy từ các các hộ chăn nuôi thì có 25 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 20,83%; 120 mẫu nước uống kiểm tra có 17 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 14,17%. Trong đó, Gia Thanh là xã có tỷ lệ ô nhiễm Oocyst cầu trùng trong thức ăn (26,67%) và trong nước uống là (20,00%) cao nhất.
Xã Gia Thanh chủ yếu chăn nuôi theo phương thức truyền thống là chăn thả, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, ít có sự tác động của khoa học kỹ thuật, người chăn nuôi chưa được tham gia các lớp hướng dẫn kỹ thuật, truyền đạt kinh nghiệm một cách bài bản... Vì vậy thức ăn của gà không được bảo quản sạch sẽ và dụng cụ đựng nước uống cho gà không được vệ sinh thường xuyên. Vì vậy, khi gà ăn, uống dễ nuốt phải Oocyst cầu trùng và bị bệnh.
Xã Trung Giáp có tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng trong thức ăn, nước uống là thấp nhất. Trong thức ăn tỷ lệ nhiễm là 16,67%, trong nước uống tỷ lệ nhiễm là 10%, thấp hơn tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng của xã Phú Mỹ, Lệ Mỹ. Ở Trung Giáp các hộ chăn nuôi theo quy mô lớn, gà được nuôi tập trung, người dân có ý thức vệ sinh nguồn nước, bảo quản thức ăn, hằng ngày vệ sinh sạch các dụng chăn nuôi như máng ăn, máng uống, từ đó hạn chế được sự ô nhiễm noãn nang cầu trùng.
Tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng tại 4 xã được minh hoạ rõ hơn qua biểu đồ hình 3.8 như sau:
Biểu đồ 3.8. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng trong thức ăn và nước uống của gà
65
Nhìn vào biểu đồ ta thấy cột màu xanh biểu thị cho tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng trong thức ăn của các xã luôn cao hơn so với tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng ở nước uống. Nguyên nhân là do gà có tập tính bới nền chuồng và ăn lại những vi chất trong phân do đó đệm lót chuồng có thể lẫn vào trong thức ăn và tăng nguy cơ nhiễm cầu trùng cao hơn so với nước uống.
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) cho biết: đường nhiễm bệnh là do gà nuốt phải noãn nang có sức gây nhiễm. Noãn nang cầu trùng lẫn vào thức ăn, nước uống, đất, nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi trở thành nguồn lây nhiễm bệnh.
Vì vậy, người chăn nuôi cần nâng cao ý thức vệ sinh chuồng trại, loại bỏ nguồn thức ăn thừa trong ngày, sử dụng nước sạch và thường xuyên cọ rửa máng ăn máng uống cho gà. Từ đó hạn chế được quá trình nhiễm Oocyst cầu trùng từ thức ăn và nước uống.