CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÁI NAM
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÁI NAM
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
2.1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
Do quy mô doanh nghiệp nhỏ, tình hình tài chính không quá phức tạp nên bộ máy kế toán của công ty cũng được tổ chức tương đối đơn giản, gọn
4 6
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán tiền lương, TSCĐ kiêm thủ quỹ
Kế toán HTK kiêm kế toán thanh toán
với người bán
Kế toán tiêu thụ và thanh toán với
người mua
nhẹ. Hệ thống kế toán được thực hiện thủ công, tất cả các công việc đều do trực tiếp các kế toán viên ghi chép và tính toán. Vì vậy các kế toán viên phải hiểu biết về quy trình kế toán, chứ không phải chỉ nhập chứng từ một cách máy móc. Công việc kế toán được chia thành các phần hành kế toán cụ thể nhằm tránh hiện tượng trùng lặp. Phòng kế toán có bốn nhân viên kế toán.
Tuy công tác kế toán tài chính của công ty đơn giản nhưng lại ít người, nên đòi hỏi các nhân viên phòng kế toán phải có trình độ chuyên môn tốt và có tinh thần trách nhiệm cao.
Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình tập trung tức là đơn vị chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán của công ty có bốn kế toán gồm:
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp.
Kế toán tiền lương, TSCĐ kiêm thủ quỹ.
Kế toán hàng tồn kho và thanh toán với người bán.
Kế toán tiêu thụ và thanh toán với người mua.
Bộ máy tổ chức của kế toán được thể hiện như sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 20: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH xây dựng – thương mại và dịch vụ Thái Nam.
SVTH: Hoàng Hà Diệp
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán:
Bốn nhân viên kế toán của phòng kế toán được phân công trách nhiệm một cách rõ ràng. Mỗi kế toán sẽ chịu trách nhiệm về từng phần hành của mình.
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán, điều hành và kiểm soát hoạt động kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán của công ty. Kế toán trưởng là người có quyền ký duyệt các tài liệu kế toán. Cuối kỳ lập báo cáo nội bộ và báo cáo tài chính.
Kế toán hàng tồn kho: Theo dõi và ghi chép các biến động về nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và thành phẩm từ khâu tiếp nhận và kiểm tra chứng từ đến khâu ghi sổ kế toán phần hành, làm cơ sở đối chiếu với thủ kho về số lượng vật tư thực tế có tại kho tại thời điểm kiểm kê, cung cấp thông tin về các khoản công nợ phải trả người bán.
Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ: Có nhiệm vụ tính tiền lương và các khoản phụ cấp của từng người ở từng bộ phận, phòng ban, theo dõi tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ. Thu và chi tiền theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
Kế toán tiêu thụ và thanh toán với người mua: Ghi nhận các doanh thu bán hàng và thanh toán với khách hàng, xác định kết quả kinh doanh.
Theo dõi công nợ đối với từng khách hàng và nhà cung cấp. Cuối tháng lập bảng tổng hợp số dư công nợ chuyển cho kế toán tổng hợp. Công ty là doanh nghiệp thương mại và sản xuất nên phần hành kế toán tiêu thụ và thanh toán với người mua do một kế toán viên đảm nhiệm.
Thủ quỹ: Được giao thêm nhiệm vụ thủ kho, là người quản lý, theo dõi quỹ tiền mặt của công ty thông qua sổ quỹ tiền mặt. Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi để ghi sổ, cuối tháng báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng.
Đồng thời kiêm thêm việc theo dõi số lượng Nhập – Xuất – Tồn hàng hóa tại kho về mặt số lượng. Mỗi tháng khi nhập, xuất hàng thủ kho ghi số lượng nhập, xuất vào thẻ kho rồi tính ra số tồn kho cuối kỳ để chuyển sang tháng sau tiếp tục theo dõi.