CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÁI NAM
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÁI NAM
2.2 Tổ chức công tác kế toán
2.2.2 Chế độ và chính sách, phương pháp kế toán áp dụng tại công ty
2.2.2.1 Các chính sách kế toán chung:
Công ty TNHH xây dựng – thương mại và dịch vụ Thái Nam là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nên công ty áp dụng chế độ kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006.
- Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Công ty thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
- Kỳ hạch toán, vì công việc sản xuất tại công ty diễn ra thường xuyên liên tục do đó kỳ hạch toán là hàng tháng.
- Phương pháp tính giá xuất kho hàng tồn kho theo phương pháp giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ.
Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo những nội dung sau:
Hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán
Chế độ sổ kế toán
Hệ thống báo cáo kế toán
2.2.2.2 Chế độ chứng từ kế toán của doanh nghiệp:
Chứng từ là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vừa là phương tiện thông tin về kết quả nghiệp vụ kinh tế đó. Mỗi bản chứng từ cần phải chứa đựng tất cả các chỉ tiêu cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh về nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm xảy ra nghiệp vụ kinh tế SVTH: Hoàng Hà Diệp
cũng như người chịu trách nhiệm về nghiệp vụ và người lập chứng từ. Hiện nay, công ty đang áp dụng theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 14/09/2006. Vì vậy công ty sử dụng các loại chứng từ theo mẫu quy định.
Các loại chứng từ chủ yếu công ty thường hay sử dụng là:
Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
Phiếu thu, phiếu chi
Giấy báo nợ, giấy báo có
Hóa đơn thuế GTGT
Bảng thanh toán tiền lương
Các chứng từ của từng phần hành đều được luân chuyển đúng quy định, có đầy đủ chữ ký cần thiết bắt buộc và được bảo quản lưu trữ cẩn thận theo một quy trình cụ thể do chính kế toản trưởng đã xây dựng và triển khai thực hiện nhất quán cho phòng kế toán một cách có hiệu quả, đảm bảo việc truy xuất nhanh, chính xác, đầy đủ khi có yêu cầu. Nội dung của chứng từ đầy đủ các chỉ tiêu, rõ ràng, trung thực với nội dung kinh tế phát sinh. Chữ viết trên chứng từ kế toán chính xác, không tẩy xoá, không viết tắt. Chứng từ kế toán được sắp xếp trong mỗi cặp hồ sơ của từng phần hành một cách có khoa học theo thứ tự thời gian và được đóng gói thành từng gói riêng biệt, có nhãn bìa để nhận dạng. Sau đó, chứng từ sẽ được lưu giữ trong phong lưu giữ chứng từ do một nhân viên trông coi, bảo vệ đảm bảo yêu cầu an toàn và bí mật, đảm bảo chứng từ không bị sửa chữa, sử dụng khi không có thẩm quyền đồng thời thường xuyên kiểm tra.
2.2.2.3 Hệ thống tài khoản kế toán:
Tài khoản là cách thức phân loại, hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh riêng biệt theo từng đối tượng ghi của hạch toán kế toán (tài sản, nguồn vốn và các quá trình kinh doanh). Công ty TNHH xây dựng – thương
5 2
mại và dịch vụ Thái Nam là một công ty tương đối nhỏ nên chỉ sử dụng một số tài khoản cơ bản chứ không sử dụng hết các tài khoản trong bảng hệ thống tài khoản. Tổng số tài khoản mà công ty sử dụng là 35 TK trên tổng số 44 TK cấp 1, còn lại là các TK cấp 2, cấp 3 cũng được sử dụng một cách phù hợp và cần thiết với thực tế phát sinh của công ty. Hệ thống tài khoản của công ty nhìn chung là đơn giản, số lượng không nhiều và dễ hạch toán. Một số TK được mở chi tiết thành các TK theo quy định riêng của công ty khác so với chế độ để tiện cho việc hạch toán riêng của công ty. Hiện nay hệ thống TK của công ty áp dụng theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC.
2.2.2.4 Hệ thống báo cáo kế toán:
Theo quy định của Bộ tài chính, công ty tổ chức lập 3 báo cáo tài chính (BCTC) bắt buộc bao gồm:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số 01 – DNN). Phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động kinh doanh của công ty sau mỗi kỳ hoạt động. Phần này có nhiều chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí của hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu liên quan đến thu nhập, chi phí khác cũng như toàn bộ kết quả các hoạt động của công ty. Các chỉ tiêu liên quan đến thu nhập, chi phí khác cũng như toàn bộ kết quả các hoạt động của công ty.
Các chỉ tiêu thuộc phần này đều được theo dõi chi tiết theo số năm trước, số năm nay và số thứ tự chỉ tiêu được giải trình ở bản thuyết minh BCTC.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03 – DN) là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính) trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số 09-DNN) là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của đơn vị trong kỳ báo cáo mà chưa được trình bày đầy đủ chi tiết hết SVTH: Hoàng Hà Diệp
trong các BCTC khác.
Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DNN) phản ánh giá trị tài sản và nguồn vốn tại ngày kết thúc năm tài chính. Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng phản ánh một cách tổng quát năng lực tài chính, tình hình phân bổ và sử dụng vốn của công ty cũng như triển vọng kinh tế tài chính tương lai.
Ngoài ra, khi công ty gửi BCTC cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu: Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01-DNN). Công ty phải lập và gửi BCTC năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kêt thúc năm tài chính (ngày 31 tháng 12 hàng năm) cho 3 cơ quan là: Cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thống kê.
Về báo cáo quản trị, công ty chỉ lập một báo cáo quản trị hàng tháng là báo cáo quyết toán vật tư hàng tháng. Báo cáo này theo dõi vật tư nhập, xuất trong tháng và tồn cuối tháng trong kho công ty. Trên cơ sở đó, công ty vừa kiểm tra được việc nhập, xuất vật tư vừa đánh giá được tình hình sử dụng vật tư để có kế hoạch thu mua thích hợp.
Báo cáo tài chính của công ty được trình bày một cách rõ ràng, trung thực, hợp lý để báo cáo cho ban giám đốc, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. Ban giám đốc sử dụng báo cáo tài chính cho công tác quản trị nội bộ doanh nghiệp, lấy đó làm căn cứ để đánh giá tình hình phát triển của năm trước và đề ra các chiến lược phát triển cho năm tới. Các nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp cũng cần xem xét phân tích báo cáo tài chính rồi mới đưa ra quyết định đầu tư. Vì vậy, báo cáo tài chính có một vai trò hết sức quan trọng quyết định không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
5 4