CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÁI NAM
1.2 Những nhược điểm trong công tác hạch toán kế toán thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty
Những thành tựu trong công tác hạch toán kế toán đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công của Công ty song bên cạnh những thành tựu vẫn còn những vướng mắc, những tồn tại mà các nhà quản lý nói chung và các cán bộ kế toán nói riêng cần phải quan tâm để có biện pháp xử lý kịp thời, nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác kế toán cũng như hiệu quả của việc tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty TNHH xây dựng – thương mại và dịch vụ Thái Nam.
Những hạn chế đó được bộc lộ ở những điểm sau:
Về chứng từ sổ sách:
Công ty không sử dụng nhật ký đặc biệt như nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền... nên tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được hạch toán vào sổ nhật ký chung. Do đó dẫn đến tình trạng là số liệu trên sổ nhật ký chung dày đặc, khó theo dõi, đặc biệt là khó theo dõi và kiểm soát được tình hình tiêu thụ của Công ty.
Mặc dù hầu hết các sổ sách chứng từ của Công ty đều tuân theo chế độ kế toán hiện hành song riêng sổ chi tiết TK131 lại khác. Thông thường mỗi một sổ chi tiết chỉ mở riêng cho một đối tượng còn sổ cái là mở chung nhưng ở đây sổ chi tiết TK131 lại theo dõi chung cho tất cả các đối tượng, không tuân thủ chế độ kế toán hiện hành dẫn đến tình trạng khó theo dõi các đối tượng công nợ, khó tổng hợp, dễ xảy ra tình trạng nhầm lẫn hoặc bỏ sót.
Ngoài ra, đáng lẽ chứng từ phải được cập nhật hàng ngày để ngày nào ghi sổ ngày đó sẽ dễ dàng cho việc định khoản, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tránh tình trạng chồng chất nghiệp vụ phát sinh. Thế nhưng ở Công
ty hầu như đến cuối tháng thủ kho mới chuyển hoá đơn chứng từ lên phòng kế toán, do vậy kế toán thành phẩm không theo dõi được số lượng thành phẩm trong tháng và khiến cho công tác kế toán bị dồn vào cuối tháng.
Về hạch toán thành phẩm:
- Về hạch toán chi tiết thành phẩm:
Để hạch toán chi tiết thành phẩm Công ty đã sử dụng phương pháp thẻ song song. Tuy nhiên trên thực tế cả phòng kế toán, cả kho thành phẩm và phòng kinh doanh tiếp thị của Công ty đều theo dõi số lượng thành phẩm nhập – xuất - tồn gây ra tốn thời gian và tạo nên một sự trùng lặp không cần thiết.
- Về hạch toán tổng hợp thành phẩm:
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nhưng kỳ tính giá thành của Công ty lại là cuối tháng vì vậy kế toán tổng hợp chỉ được tiến hành vào cuối tháng. Sau khi có giá thành do bộ phận kế toán chuyển sang, khi đó kế toán mới tính giá vốn hàng bán, định khoản và ghi vào sổ nhật kư chung và các sổ cái có liên quan. V́ vậy dẫn đến tình trạng trong tháng thì mặc dù có nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng lại không thể hạch toán, công việc phân bố không đều trong tháng mà bị dồn vào cuối tháng.
Chính điều này cũng là một hạn chế rất lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như việc theo dõi sự biến động của thành phẩm.
Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ:
- Về hạch toán doanh thu và giá vốn hàng bán:
Khi có một nghiệp vụ liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá đáng lẽ kế toán vừa định khoản để phản ánh giá vốn hàng bán, vừa định khoản ghi nhận doanh thu để thấy được sự biến động của thành phẩm cũng như theo dõi được doanh thu của số sản phẩm xuất bán đồng thời sẽ đảm bảo được trình tự ghi chép. Tuy nhiên ở Công ty kế toán chỉ định khoản ghi nhận doanh thu còn giá vốn hàng bán thì để đến cuối tháng sau khi tính được giá vốn mới dịnh khoản.
SVTH: Hoàng Hà Diệp
Như vậy vừa không đảm bảo được trình tự ghi chép kế toán về ghi doanh thu và giá vốn, vừa dẫn đến tình trạng khó theo dõi, quản lý.
- Về hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu:
Doanh thu hàng tháng của Công ty TNHH xây dựng – thương mại và dịch vụ Thái Nam là tương đối lớn, số lượng khách hàng ngày càng đông, để khuyến khích khách hàng Công ty sử dụng chính sách giảm giá hàng bán đối với khách hàng mua thường xuyên, ổn định, mua với số lượng lớn và thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc thanh toán trước hạn là rất đúng, nó sẽ biện pháp tích cực để lôi kéo khách hàng, giảm chiếm dụng vốn. Nhưng việc công ty hạch toán khoản giảm giá này vào bên Nợ TK 511 là không đúng và cũng không thể coi đây là khoản giảm giá hàng bán được mà phải coi đây là khoản chiết khấu. Mặc dù hiện nay số lượng khách thanh toán ngay, thanh toán trước hạn... để được hưởng giảm giá là ít nhưng Công ty còn hoạt động lâu dài, biết đâu sau này lại có sự thay đổi, số lượng khách hàng quen thuộc nhiều lên theo thời gian, lượng khách hàng thanh toán ngay lại tăng lên..., do đó Công ty không nên hạch toán chung ghi Nợ TK 511 vì như vậy dẫn đến tình trạng khó theo dõi sau này và không đúng theo chế độ kế toán hiện hành vì đáng lẽ như vậy phải hạch toán vào tài khoản chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại, còn giảm giá hàng bán chỉ sử dụng khi hàng không đúng mẫu mã, kém phẩm chất hoặc giao hàng không đúng thời hạn...
- Về hạch toán các khoản phải thu:
Đây là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản lưu động của Công ty.
Nó là một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của Công ty bởi nó ảnh hưởng đến vòng quay của vốn, đến các tỷ suất tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn để khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn so với tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, số lượng khách hàng nợ là rất đông và số tiền nợ lại rất lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Ngoài ra khi hạch toán chi tiết các khoản phải thu của khách hàng công ty nên hạch toán và ghi sổ chi tiết rõ ràng, theo dõi cho từng đối tượng công nợ, ngày chứng từ phát sinh trên TK 131 cho từng đối tượng.
- Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Mặc dù ở Công ty có rất nhiều hình thức tiêu thụ sản phẩm có thể bán cho công trình, có thể bán cho đại lý, bán cho cửa hàng... nhưng hầu như đều bán theo đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua bán hàng hoá. Hơn nữa, do đặc điểm của sản phẩm là tấm lợp, phục vụ cho xây dựng nên có những tháng công trình xây dựng nhiều, hợp đồng nhiều và ngược lại có những tháng ít dẫn đến doanh thu giữa các tháng khác nhau, có tháng nhiều và có tháng ít.
Do đó, nếu tháng nào Công ty cũng kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản xác định kết quả trong tháng sẽ không phản ánh chính xác được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bởi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh hàng tháng ở Công ty là rất lớn. Hơn nữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại không chi tiết cho từng loại sản phẩm nên rất khó theo dõi và như vậy sổ chi tiết chi phí và sổ cái hai loại chi phí đó giống nhau. Công ty cần có một giải pháp phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho hợp lý sao cho phản ánh đúng nhất hiệu quả kinh doanh của toàn công ty.
- Về việc xác định kết quả tiêu thụ:
Công ty chỉ có hai loại sản phẩm chính là tấm lợp AC và tấm lợp KLM, số lượng nghiệp vụ phát sinh cho hai loại sản phẩm này là nhiều và công ty luôn sản xuất với khối lượng rất lớn, việc tiêu thụ hai loại sản phẩm này quyết định sự sống còn của Công ty vì vậy việc đánh giá được hiệu quả kinh doanh của từng loại sản phẩm để từ đó có sự điều chỉnh hợp lý cho từng loại sản phẩm đảm bảo việc tiêu thụ đạt hiệu quả cao nhất là điều mà doanh nghiệp cần phải ưu tiên quan tâm. Mà hiện nay việc theo dõi và đánh giá kết quả tiêu thụ của công ty mới chỉ thực hiện tổng hợp chung cho cả hai loại sản phẩm
SVTH: Hoàng Hà Diệp
mà chưa theo dõi và tính ra kết quả riêng cho từng loại do đó không đánh giá được hiệu quả chính xác của từng loại sản phẩm vì vậy việc điều chỉnh trong sản xuất còn chưa hợp lý và chưa mang lại hiệu quả cao nhất.