Kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn Dell

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh quản trị chuỗi cung ứng đối với mặt hàng giày thể thao của công ty nike tại thị trường việt nam (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG GIÀY THỂ THAO

1.4. Một số kinh nghiệm phát triển hoạt động quản trị chuỗi cung ứng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho công ty Nike tại Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn Dell

Dell Inc., do Michael Dell thành lập năm 1984 là đối thủ đáng sợ của các hãng lớn như Acer, Compaq, Microsoft, Sony…Tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính đặt tại Round Rock, Texas, Hoa Kỳ, chuyên cung cấp danh mục sản phẩm phong phú từ máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy chủ, netbook, thiết bị ngoại vi, máy in, tivi, máy quét, thiết bị lưu trữ, điện thoại thông minh với chất lượng cao, cấu hình đa dạng, giá hấp dẫn, hệ thống bảo hành và hậu mãi chu đáo, toàn diện.

1.4.1.2. Thành phần chuỗi cung ứng của Dell

Trước đây chuỗi cung ứng của Dell chỉ gồm 3 thành phần: nhà cung cấp linh kiện, nhà lắp ráp và khách hàng đến năm 2007, Dell đã xây dựng hệ thống nhà phân

Luận văn thạc sĩ QTKD

phối, nhà sản xuất theo hợp đồng tại các nước chi phí thấp và hợp tác với các nhà bán lẻ phân phối sản phẩm.

+ Nhà cung cấp: thiết lập mối quan hệ rất tốt và bền vững với nhà cung cấp nhằm tiết kiệm chi phí hướng đến lợi nhuận tối đa mà không cần đầu tư hàng tỷ đồng cho việc tự sản xuất các linh kiện. Dell yêu cầu các nhà cung cấp chính thiết lập hệ thống gần các cơ sở lắp đặt, liên kết với nhà kho, vận chuyển trong thời gian ngắn nhất, dự báo trước nhu cầu, sẵn sàng lắp ráp linh kiện, quản lý lượng hàng tồn trữ, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Một số nhà cung cấp tiêu biểu: Intel (Hoa Kỳ) về chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, mạng và thiết bị, AMD (Hoa Kỳ) về chip Opteron, Microsoft (Hoa Kỳ) về nền tảng hệ điều hành Windows, Philips electronics NV (Hà Lan) về đèn chân không và màn hình phẳng, thiết bị lưu trữ, giải pháp kết nối và linh kiện, Compal & Wistron về thiết kế gốc (ODM- Original designed Manufacturer), ASUS, MSI (Đài Loan), Nvidia (Hoa Kỳ), Hitachi (Nhật), Samsung (Hàn Quốc), FedEx, UPS và các công ty logistics về nhận, lưu kho và vận chuyển linh kiện, thiết bị.

+ Nhà lắp ráp: các nhà máy ở Ailen, Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Malaysia, Phần Lan lắp ráp các linh kiện để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, sửa chữa trong trường hợp hư hỏng.

+ Nhà phân phối: thông qua các đối tác phân phối giao hàng trực tiếp và các trung tâm bảo hành rộng khắp tại Hoa Kỳ, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ…

+ Nhà bán lẻ: mở rộng mạng lưới dịch vụ chăm sóc khách hàng cùng điện thoại tư vấn bảo đảm giảm được 75% những sự cố liên quan đến sản phẩm hoặc hỗ trợ giao dịch qua website chính thức http://www.dell.com, hệ thống catalogue điện tử, xử lý đơn hàng tự động và hệ thống đấu giá điện tử tại http://www.dellauction.com

+ Khách hàng: Nhóm B2B (Yahoo, AmazonWeb Services, Bing (Microsoft), Windows Azure và Ask.com, British Airways) chiếm phần lớn doanh thu và nhóm B2C được chuẩn hóa quy trình (catalogue, giỏ mua hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng) cùng dịch vụ hỗ trợ khách hàng đặc biệt (Premier Dell service).

1.4.1.3. Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Dell

Chiến lược cung ứng toàn cầu tập trung vào 2 mục tiêu chính: giá cạnh tranh

Luận văn thạc sĩ QTKD

và đáp ứng nhu cầu, không tự mình sản xuất ra bất kỳ một linh kiện máy tính nào, mà chỉ lắp ráp từ các nhà cung ứng rộng khắp thế giới. Đối với các nước có LPI thấp, Dell sử dụng chiến lược tập trung vào chi phí, ủy quyền cho các nhà phân phối đại diện và bảo hành sản phẩm còn các nước có LPI cao, Dell theo đuổi chiến lược hỗn hợp theo vùng hoặc theo từng quốc gia bằng cách đặt các nhà máy lắp ráp tại một số quốc gia trọng điểm, các công ty con đảm nhận việc phân phối và bảo hành.

+ Đối tác điện tử (e-Collaboration): được Dell xây dựng để giữ nhu cầu liên lạc và phối hợp với hơn 15.000 nhà cung cấp dịch vụ/đối tác trên khắp thế giới.

+ Các nỗ lực hội nhập (B2Bi): Dell sử dụng PowerEdge servers dựa trên kiến trúc của Intel và hệ thống giải pháp phần mềm webMethods B2B integration để kết nối các hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), hệ thống mua hàng trực tuyến với các đối tác sản xuất và thương mại khác.

+ Dịch vụ khách hàng điện tử (e-Customer Service): với công cụ quản trị quan hệ khách hàng (CRM-Customer Relationship Management), dịch vụ hỗ trợ trực tuyến qua mạng 24/7, dịch vụ quay số trực tiếp với chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật, thông tin tình trạng đơn hàng thực hiện, diễn đàn trao đổi công nghệ thông tin, phần mềm xử lý dữ liệu (Data Mining Tools) hoặc Service Tag (Thẻ nhận biết máy tính) phân tích nhu cầu và hành vi của khách hàng và nhận diện sản phẩm của chính công ty.

+ Thương mại điện tử trong nội bộ doanh nghiệp (Intra e-business): hợp tác với Accenture để xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng (SCM), tự động hóa việc lập kế hoạch sản xuất, dự đoán nhu cầu, quản trị tồn kho, mô hình e-supply chain tăng cường khả năng sản xuất theo đơn hàng (build-to-order), rút ngắn thời gian từ khi đặt hàng đến khi giao hàng (order-to-delivery), thích nghi với môi trường kinh doanh và công nghệ biến đổi giúp duy trì được hiệu quả hoạt động cao nhất.

+ Mô hình quản trị chuỗi cung ứng:

9 Khách hàng được yêu cầu cấu hình máy (CTO-Configuration to Order) 9 Sản xuất theo đơn đặt hàng (MTO-Make to Order).

Luận văn thạc sĩ QTKD

Hình 1.7: Hệ thống quản lý CTO và MTO của Dell

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh quản trị chuỗi cung ứng đối với mặt hàng giày thể thao của công ty nike tại thị trường việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)