TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 109 - 112)

Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ đó định vị các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, sau khi thực hiện hoạt động nghiên cứu đã đạt được kết quả như sau:

Nghiên cứu định lượng được thực hiện trên mẫu nghiên cứu 435 sinh viên dựa trên kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi. Đầu tiên, tiến hành phân tích Cronbach Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo, kết quả các thang đo đều có độ tin cậy lớn hơn 0,6. Như vậy, thang đo thiết kế trong nghiên cứu này có ý nghĩa trong thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết. Cụ thể: nhân tố Trình độ của giảng viên có hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,793; nhân tố Sự tận tâm của giảng viên có hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,832; nhân tố Cán bộ phục vụ có hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,841; nhân tố Sự tương tác với bạn cùng lớp, cùng khóa học có hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,691; nhân tố Nội dung chương trình có hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,848; nhân tố Khuôn viên có hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,838; nhân tố Phòng học - Phòng máy tính có hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,879; nhân tố Thư viện có hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,857; nhân tố Yếu tố xã hội có hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,777; nhân tố Chất lượng đầu ra có hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,934; nhân tố Chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán có hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,844. Do đó, 10 thành phần trong chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thứ hai là tiến hành phân tích nhân tố EFA để thu gọn bảng câu hỏi và xác định các nhân tố sử dụng cho các bước tiếp theo. Kết quả bước này mô hình nghiên cứu còn lại 53 biến quan sát trích thành 10 nhân tố các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và giá trị tổng phương sai trích là 52,395% ≥ 50%.

Thông qua kết quả phân tích Cronbach Alpha ta thấy 10 nhân tố của thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán đều có độ tin cậy lớn hơn 0,6 và các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường các nhân tố đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Như vậy, thang đo thiết kế trong nghiên cứu này có ý nghĩa trong thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết. Cụ thể: Nhân tố Chất lượng đầu ra có 14 biến quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,928; Nhân tố Phòng học - phòng máy tính có 6 biến quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,868; Nhân tố Sự tận tâm của giảng viên có 7 biến quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,811; Nhân tố Thư viện có 5 biến quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,851; Nhân tố Cán bộ phục vụ có 4 biến quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,824; Nhân tố Trình độ của giảng viên có 5 biến quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,774; Nhân tố Yếu tố xã hội có 4 biến quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,805;

Nhân tố Sự tương tác với bạn cùng lớp, cùng khóa học có 3 biến quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,691; Nhân tố Nội dung chương trình có 3 biến quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,774; Nhân tố Khuôn viên có 2 biến quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,773.

Thứ ba là phân tích nhân tố khẳng định CFA cho từng nhân tố và cho tất cả các nhân tố được thực hiện để kiểm định độ phù hợp của mô hình các thang đo với dữ liệu thị trường. Kết quả CFA của mô hình cho thấy các chỉ số như:

Chi-square/df = 1,770 (< 3); GFI = 0,828; TLI = 0,901; CFI = 0,908 (> 0,9);

RMSEA = 0,042 (< 0,08); PCLOSE = 1,000 (> 0,05) nên mô hình cũng chấp nhận được và khẳng định tính đơn hướng của thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán. Các nhân tố tải đều lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê

P < 0,001 vì vậy các biến quan sát dùng để đo lường các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đạt giá trị hội tụ. Các thang đo các nhân tố đều đạt độ tin cậy trên cả hai tiêu chuẩn Cronbach alpha (≥ 0,6) và hệ số tin cậy tổng hợp (≥ 0,5).

Chứng tỏ, thang đo các nhân tố đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị nội dung.

Và cuối cùng là kiểm định mô hình lý thuyết chính thức bằng SEM và phân tích cấu trúc đa nhóm, kết quả cho thấy có năm nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là: Chất lượng đầu ra, Phòng học – Phòng máy tính; Thư viện; Trình độ của giảng viên và Nội dung chương trình. Theo kết quả ước lượng chuẩn hóa mô hình lý thuyết chính thức thì các nhân tố này giải thích được 83,0% biến thiên của Chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán vì thế còn có những nhân tố khác trên thực tế có thể ảnh hưởng đến Chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán nhưng chưa được cô đọng trong mô hình nghiên cứu này.

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết chính thức SEM cho phép tác giả hiệu chỉnh mô hình lý thuyết (Phụ lục 2), năm nhân tố Yếu tố xã hội; Cán bộ phục vụ; Sự tận tâm của giảng viên; Sự tương tác với bạn cùng lớp, bạn cùng khóa học; Khuôn viên bị loại ra khỏi mô hình vì năm nhân tố này không có ý nghĩa thống kê (P-value > 0,1 ở độ tin cậy 90%) hay các nhân tố này không ảnh hưởng đến Chất lượng dịch vụ ngành kế toán. Nghĩa là các giả thuyết H9, H3, H2, H4, H6 bị bác bỏ.

Kết quả ước lượng các trọng số của các nhân tố Chất lượng đầu ra, Phòng học – Phòng máy tính; Thư viện; Trình độ của giảng viên và Nội dung chương trình đều mang dấu dương (+) và có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), cho thấy các nhân tố Chất lượng đầu ra, Phòng học – Phòng máy tính; Thư viện;

Trình độ của giảng viên và Nội dung chương trình tác động cùng chiều đến Chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán hay năm nhân tố này có mối quan hệ dương với Chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán và có ý nghĩa thống kê

(P < 0,05). Chứng tỏ rằng các giả thuyết H1, H5, H7, H8, H10 đều được chấp nhận.

Dựa vào hệ số chuẩn hồi quy của mô hình lý thuyết chính thức tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được xác định và là rất khác nhau. Chứng tỏ vai trò của các nhân tố trong việc ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán được phân thứ bậc rõ rệt. Vì thế nhân tố Chất lượng đầu ra với hệ số chuẩn hồi quy = 0,614 là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến nhận thức chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán nên cần phải ưu tiên cải thiện trước tiếp theo sẽ là các Thư viện (hệ số chuẩn hồi quy = 0,183); Nội dung chương trình (hệ số chuẩn hồi quy = 0,168); Phòng học – phòng máy tính (hệ số chuẩn hồi quy = 0,151); và cuối cùng là nhân tố Trình độ của giảng viên (hệ số chuẩn hồi quy = 0,149).

Kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm cho thấy có sự khác biệt về nhận thức chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán theo Trường nhưng không có sự khác biệt về nhận thức chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán theo Giới tính và Năm học, vì thế giả thuyết H13 được chấp nhận và giả thuyết H11 và H12 bị bác bỏ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ đào tạo chuyên ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)