CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Ý kiến mang tính tổng quát của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán được thể hiện bằng các đại lượng thống kê mô tả của mẫu được tính toán bao gồm: đặc trưng đo lường khuynh hướng tập trung (trung bình – Mean, giá trị nhỏ nhất – Min, giá trị lớn nhất – Max) và đặc trưng đo lường độ
phân tán (độ lệch chuẩn – Standard deviation) của từng biến quan sát được trình bày ở Phụ lục 5B.
Các biến quan sát đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán được sinh viên đánh giá từ điểm nhỏ nhất là 1 (Min = 1) đến lớn nhất là 5 (Max
= 5) tương ứng với “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” điều này có nghĩa sinh viên có suy nghĩ rất khác nhau về chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán mà họ nhận được từ nhà trường.
Qua bảng kết quả ở Phụ lục 5B có thể nhận thấy chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán được sinh viên đánh giá là tương đối tốt. Các giá trị trung bình của các biến quan sát dao động từ 3,08 – 4,11. Một cách chính xác và cụ thể hơn dựa trên tần suất xuất hiện và trung bình của các biến quan sát trong Phụ lục 5B có thể chia các biến quan sát thành 2 nhóm: Nhóm đầu tiên bao gồm các biến quan sát mà sinh viên đánh giá là tương đối tốt. Hầu hết các sinh viên đều cho điểm 4 đối với những đánh giá của họ (xem Phụ lục 5C). Nhóm thứ hai bao gồm những biến quan sát mà có thể thấy sinh viên bày tỏ sự chưa hài lòng thật sự của mình bằng cách cho những điểm số không cao chủ yếu là các điểm 3 (xem Phụ lục 5D). Như vậy số lượng biến quan sát ở nhóm thứ hai chiếm tỷ lệ 34,6% trên tổng số biến quan sát. Đây được xem như một dấu hiệu khả quan cho các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán.
Để nắm bắt chi tiết kết quả đánh giá của sinh viên theo từng nhóm thành phần chất lượng cũng như nhận thức của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán do các trường cung cấp, từ đó có thể phát hiện ra những mặt còn hạn chế trong từng nhóm thành phần chất lượng, tác giả tiến hành thống kê tỷ lệ đánh giá của sinh viên theo từng biến quan sát của từng nhóm thành phần chất lượng.
3.2.1. Nhóm thành phần chất lượng tương tác
Kết quả bảng trong Phụ lục 5E cho thấy đối với nhóm thành phần chất lượng tương tác các biến quan sát đã được sinh viên đánh giá cao thể hiện ở mức từ 3,38 – 4,11, trong đó các biến quan sát được sinh viên đánh giá chưa cao ở mức tạm hài lòng đối với các biến quan sát “15. Bạn cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với giảng viên” (Mean = 3,38);“19. Cán bộ nhân viên phòng Khoa ân cần giúp đỡ và giải quyết vấn đề của bạn đúng như đã hứa” (Mean = 3,40). Các biến quan sát còn lại được đánh giá khá cao ở mức hài lòng như:
“10. Tác phong của các giảng viên luôn chỉnh tề” (Mean = 4,11), kế đến là các biến quan sát “16. Tác phong của cán bộ nhân viên phòng khoa luôn chỉnh tề” (Mean = 3,86); “2. Giảng viên có kiến thức thức chuyên môn vững chắc, sâu rộng về các chuyên ngành” (Mean = 3,79); “22. Các sinh viên học tập tích cực và thái độ của sinh viên ngồi gần bạn ảnh hưởng tích cực đến việc học của bạn trong suốt bài giảng” (Mean = 3,78); “14. Giảng viên luôn sẵn sàng giúp đỡ giải quyết vấn đề của bạn trong phạm vi trách nhiệm” (Mean = 3,75); “11.
Giảng viên của bạn thân thiện và lịch sự” (Mean = 3,75) và “9. Giảng viên sử dụng tốt các thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy” (Mean = 3,75)…
3.2.2. Nhóm thành phần chất lượng môi trường học tập
Kết quả bảng trong Phụ lục 5F cho thấy đối với nhóm thành phần chất lượng môi trường học tập sinh viên còn đánh giá chưa cao ở mức tạm hài lòng đối với các biến quan sát sau: “36. Trường bạn có khu vui chơi thể thao với thiết bị hiện đại, dễ tiếp cận” (Mean = 3,08); “43. Bạn có thể sử dụng một máy vi tính của trường khi cần” (Mean = 3,15); “42. Hệ thống Wifi phủ sóng rộng, đường truyền tốt” (Mean = 3,21); “55. Đoàn Khoa cung cấp các hoạt động ngoại khóa để chia sẻ quan tâm của bạn với mọi người” (Mean = 3,24); “30.
Nội dung chương trình học được thiết kế linh hoạt theo yêu cầu của bạn (môn học tự chọn, lịch học…)” (Mean = 3,26); “44. Máy vi tính được duy trì tốt
(phần cứng và phần mềm)” (Mean = 3,27); “29. Tỷ lệ phân bổ giữa thời lượng học môn lý thuyết và thực hành là hợp lý cho bạn rèn luyện kỹ năng về các kiến thức đã học” (Mean = 3,28) ); “37. Khuôn viên trường bạn có các cơ sở hỗ trợ tốt (ví dụ như căng tin, bãi đậu xe)” (Mean = 3,29) ); “52. Bạn không bị quấy rầy bởi tiếng ồn trong suốt bài giảng (tiếng chuông điện thoại, tiếng ồn xây dựng)” (Mean = 3,30) ); “28. Nội dung chương trình gắn với thực tiễn”
(Mean = 3,30); “54. Đoàn Khoa luôn tạo cơ hội cho bạn tham gia vào các chương trình của Khoa (giải trí, thể thao…)” (Mean = 3,32) ); “25. Chương trình đào tạo được thiết kế phù hợp với các yêu cầu thực tế của ngành Kế toán” (Mean = 3,32) ); “35. Trường bạn có dịch vụ y tế đáp ứng cho sinh viên có nhu cầu” (Mean = 3,27) ); “50. Nhân viên thư viện giải quyết vấn đề của bạn theo đúng thời gian như đã hứa” (Mean = 3,37); “34. Ký túc xá của trường bạn sạch sẽ và an toàn”(Mean = 3,39). Bên cạnh đó sinh viên chỉ đánh giá cao ở mức hài lòng với biến quan sát còn lại như: “46. Thư viện là nơi yên tĩnh, tốt để bạn học tập và nghiên cứu” (Mean = 3,87); “38. Phòng học của trường bạn gọn gàng và sạch sẽ” (Mean = 3,72);“45. Thư viện của trường bạn khang trang, rộng rãi và sạch sẽ” (Mean = 3,71)…
3.2.3. Nhóm thành phần chất lƣợng đầu ra
Kết quả trong bảng Phụ lục 5G cho thấy nhóm thành phần chất lượng đầu ra được đánh giá cao ở mức hài lòng, các biến quan sát “60. Bạn đã đạt được một nền tảng kiến thức chuyên môn” (Mean = 3,51); “64. Bạn đã phát triển kỹ năng giao tiếp (ví dụ như trình bày bằng miệng, báo cáo, văn bản”
(Mean = 3,50); “63. Bạn đã đạt được khả năng làm việc theo nhóm” (Mean = 3,49); “58. Bạn hiểu được khái niệm, khung lý thuyết chính và các công thức cơ bản của các môn bạn đã học” (Mean = 3,48) được sinh viên đánh giá cao hơn các biến khác.
3.2.4. Chất lƣợng dịch vụ đào tạo ngành kế toán
Kết quả bảng Phụ lục 5H, các biến quan sát đã được sinh viên đánh giá ở mức từ 3,38 – 3,53 điều này cho thấy sinh viên đánh giá khá cao ở mức hài lòng đối với chất lượng dịch vụ đào tạo ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã cung cấp. Như vậy, một lần nữa kết quả thống kê cho thấy chất lượng dịch vụ đào tạo đang đáp ứng khá tốt nhu cầu khách hàng sinh viên tuy nhiên các trường cũng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng sinh viên.