Khái niệm học tập theo học chế tín chỉ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật (Trang 36 - 41)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT

1.2. Học tập theo học chế tín chỉ

1.2.1. Khái niệm học tập theo học chế tín chỉ

* Tín chỉ:

Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về tín chỉ. Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi sử dụng khái niệm tín chỉ đƣợc cụ thể hóa trong điều 3 quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT: "Tín chỉ đƣợc sử dụng để tính khối lƣợng học tập của sinh viên. Một tín chỉ đƣợc quy định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30-40 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo án; 45-90 giờ thực tập tại cơ sở, 45-60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệm. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu đƣợc một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Hiệu trưởng các trường quy định số tiết số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường. Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình thì 1,5 đơn vị học trình đƣợc quy đổi thành 1 tín chỉ. 1 tiết học đƣợc tính bằng 50 phút" [7].

* Đào tạo theo học chế tín chỉ:

Xuất phát từ đòi hỏi quy trình đào tạo phải tổ chức sao cho mỗi sinh viên có thể tìm được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trường đại học phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng đƣợc những nhu cầu của thực tiễn cuộc sống, vào năm 1872 Viện Đại học Harvard đã quyết định thay thế hệ thống chương trình đào tạo theo niên chế cứng nhắc bằng hệ thống chương trình mềm dẻo cấu thành bởi các môđun mà mỗi sinh viên có thể lựa chọn một cách rộng rãi. Có thể xem sự kiện đó là điểm mốc khai sinh học chế tín chỉ [61].

Đào tạo theo học chế tín chỉ là phương thức đào tạo cho phép sinh viên đạt đƣợc văn bằng hoặc chứng chỉ sau khi đã tích lũy đủ số lƣợng tín chỉ theo trình tự quy định của chương trình đào tạo đối với các văn bằng, chứng chỉ

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

đó. Đây là phương thức đào tạo linh hoạt và mềm dẻo, trong đó sinh viên đƣợc chủ động lập kế hoạch và đăng ký học tập, tích lũy từng phần kiến thức theo tiến độ phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân và nhà trường nhằm hoàn thành chương trình đào tạo để được cấp bằng tốt nghiệp.

* Đặc điểm của đào tạo theo học chế tín chỉ:

Khi xem xét các đặc điểm của đào tạo theo học chế tín chỉ, có nhiều tác giả theo những góc độ khác nhau mà đƣa ra số lƣợng đặc điểm khác nhau. Tác giả Nguyễn Thị Tình nêu lên 12 đặc điểm cụ thể của đào tạo theo tín chỉ [66].

Tác giả Nguyễn Thị Út Sáu đƣa ra 3 ý thể hiện quan điểm cơ bản của học chế tín chỉ [56]. Tác giả Lâm Quang Thiệp lại phân tích đặc điểm chung (4 đặc điểm), các ƣu điểm của học chế tín chỉ là: Có hiệu quả đào tạo cao; Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao; Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo và các nhƣợc điểm của học chế tín chỉ là: Cắt vụn kiến thức;

Khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên [61].

Thống nhất các quan điểm trên đây và kết hợp nghiên cứu các tài liệu về học chế tín chỉ áp dụng theo quy định ở nước ta, chúng tôi tổng hợp và đưa ra một số đặc điểm của đào tạo theo học chế tín chỉ nhƣ sau:

(1) Học chế tín chỉ cho phép sinh viên đạt đƣợc văn bằng đại học qua việc tích luỹ các loại tri thức giáo dục khác nhau được đo lường bằng tín chỉ.

Có quy định rõ khối lƣợng kiến thức phải tích lũy cho từng văn bằng. Mỗi chương trình giáo dục đại học gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành (kiểu song ngành; kiểu ngành chính - ngành phụ; kiểu 2 văn bằng). Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức:

giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Kiến thức cấu trúc thành các học phần. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lƣợng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung đƣợc bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và đƣợc kết cấu riêng nhƣ một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Vì vậy, đòi hỏi sinh viên phải tích lũy kiến thức theo từng học phần.

(2) Chương trình đào tạo mềm dẻo (có học phần bắt buộc và học phần tự chọn). Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy; Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhƣng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc đƣợc tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

(3) Sinh viên ghi danh học đầu mỗi học kỳ và lớp học đƣợc tổ chức theo từng học phần dựa vào đăng ký khối lƣợng học tập của sinh viên ở từng học kỳ. Khi tổ chức giảng dạy theo tín chỉ, đầu mỗi học kỳ, sinh viên đƣợc đăng ký các môn học thích hợp với năng lực và hoàn cảnh của họ và phù hợp với quy định chung nhằm đạt đƣợc kiến thức theo một chuyên môn chính nào đó. Sự lựa chọn các môn học rất rộng rãi, sinh viên có thể ghi tên học các môn liên ngành nếu họ thích. Sinh viên không chỉ giới hạn học các môn chuyên môn của mình mà còn cần học các môn học khác lĩnh vực.

(4) Dạy học lấy sinh viên làm trung tâm. Ngoài việc truyền đạt kiến thức, giảng viên tập trung lao động của mình vào việc hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho sinh viên tự tìm kiếm kiến thức ở ngoài lớp học. Trên lớp giảng viên không truyền thụ đầy đủ các kiến thức đã đƣợc trình bày trong giáo trình, tài liệu tham khảo mà thực hiện các công việc để hướng dẫn sinh viên tích luỹ kiến thức, kỹ năng và nâng cao hứng thú học tập, lòng yêu khoa học cũng nhƣ ngành đào tạo đã lựa chọn.

(5) Đơn vị học vụ là học kỳ. Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Tuy nhiên có quy định cụ thể khối lƣợng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ. Ngoài hai học kỳ chính, có thể tổ chức thêm một kỳ học phụ để sinh viên có điều kiện đƣợc học lại; học bù hoặc học vƣợt. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi.

(6) Sinh viên đƣợc xếp hạng năm đào tạo căn cứ vào khối lƣợng tín chỉ tích lũy. Sinh viên năm thứ nhất: dưới 30 tín chỉ; Sinh viên năm thứ hai: 30 đến dưới 60 tín chỉ; Sinh viên năm thứ ba: 60 đến dưới 90 tín chỉ; Sinh viên năm thứ tư: 90 đến dưới 120 tín chỉ; Sinh viên năm thứ năm: 120 đến dưới 150 tín chỉ; Sinh viên năm thứ sáu: 150 tín chỉ trở lên.

(7) Có hệ thống cố vấn học tập. Cố vấn học tập là những người am hiểu cấu trúc chương trình, nội dung của các khối kiến thức có trong chương trình, nội dung và vị trí của từng môn học được nhà trường tổ chức giảng dạy. Các cố vấn này hướng dẫn sinh viên lựa chọn các môn học để xây dựng kế hoạch học tập riêng, vừa phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo, vừa phù hợp với điều kiện riêng của sinh viên (năng lực, sở thích, điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh kinh tế). Bản đăng ký các môn học của sinh viên phải có chữ ký của cố vấn học tập xác nhận là đã đƣợc tham khảo ý kiến mới được nhà trường xem xét để xếp lớp học. Cố vấn học tập được xem nhƣ một chỗ dựa xã hội quan trọng của sinh viên để giải quyết các vấn đề khúc mắc, khó khăn trong học tập theo tín chỉ.

(8) Đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng cách đánh giá thường xuyên theo thang điểm chữ. Căn cứ vào điểm trung bình chung tích luỹ sau mỗi học kỳ để xếp hạng về học lực cho sinh viên: Hạng bình thường nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên; Hạng yếu nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00, nhưng chưa rơi vào trường hợp bị

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

buộc thôi học. Những sinh viên có đủ các điều kiện theo quy định thì đƣợc trường xét và công nhận tốt nghiệp mà không thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.

Nhƣ vậy, bản chất của đào tạo theo tín chỉ là quá trình cá nhân hóa việc học tập trong điều kiện giáo dục đại học cho số đông người. Tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Dạy học coi trọng hoạt động tự học có hướng dẫn. Người học là trung tâm của mọi hoạt động trong nhà trường. Đào tạo theo học chế tín chỉ tạo điều kiện cho sinh viên linh hoạt trong việc lên kế hoạch, sắp xếp thời gian học,… nhằm phát huy tối đa năng lực của người học.

Tuy nhiên đào tạo theo học chế tín chỉ cũng đòi hỏi sinh viên phải có phương pháp học tích cực, đó là phương pháp lấy tự học và học cái cốt lõi là chính, do vậy, sinh viên phải tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo trong học tập. Chính những đặc điểm ấy là một trong những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn nói chung và khó khăn tâm lý nói riêng cho sinh viên trong quá trình học tập.

Vì vậy khi gặp khó khăn, nếu sinh viên có đƣợc khả năng ứng phó tốt thì sẽ làm cho hoạt động học tập theo học chế tín chỉ đạt hiệu quả cao.

* Khái niệm học tập theo học chế tín chỉ:

Khi giáo dục đại học chuyển đổi sang phương thức đào tạo mới - đào tạo theo học chế tín chỉ, hoạt động học tập của cũng có những thay đổi. Do đó xung quanh vấn đề hoạt động học tập theo tín chỉ đã có một số tác giả nghiên cứu, chúng tôi có thể kể đến:

Năm 2006, tác giả Lê Thạc Cán viết về "Tổ chức giảng dạy và học tập theo chương trình định sẵn và theo học chế tín chỉ"; tác giả Lâm Quang Thiệp viết "Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Việt Nam", các bài viết cho Toạ đàm về đào tạo theo tín chỉ ở Đại học quốc gia Hà Nội. Các tác giả làm rõ việc đào tạo theo tín chỉ ở Việt Nam và các đặc trƣng học tập theo tín chỉ.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Nguyễn Bá Minh nghiên cứu về “Tổ chức quá trình tự học phù hợp với phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ” đăng trên tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tháng 9/2009. Bài viết nhấn mạnh đặc trƣng của học tập theo tín chỉ đó là tự học.

Bên cạnh đó, có nhiều hội thảo khoa học đƣợc tổ chức bàn về đào tạo theo tín chỉ, trong đó có vấn đề học tập theo tín chỉ. Ví dụ: Hội thảo khoa học về quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, thành phố Hồ Chí Minh, 2008 của Ban liên lạc các trường Đại học và cao đẳng Việt Nam tổ chức.

Tác giả Đặng Xuân Hải trong công trình nghiên cứu của mình đã phân tích về các đặc điểm đào tạo theo hệ thống tín chỉ, về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của sinh viên và giảng viên, về phương pháp dạy, phương pháp học tập theo học chế tín chỉ [21], [22], [23].

Khái quát các công trình nghiên cứu về đào tạo theo học chế tín chỉ, chúng tôi thấy có chung quan niệm nhƣ sau:

Học tập theo học chế tín chỉ là hoạt động tự tổ chức, điều khiển, điều chỉnh việc học nhằm lĩnh hội hệ thống tri thức, thái độ, hình thành kỹ năng nghề nghiệp tương ứng dưới sự hướng dẫn của giảng viên để tích lũy đủ số lƣợng tín chỉ theo quy định cho một nghề nghiệp xác định.

Trong khái niệm này, giảng viên giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn còn sinh viên giữ vai trò tự tổ chức, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập để hướng tới mục đích tích lũy tín chỉ theo quy định.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)