Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
1.4. Kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật
1.5.2. Các yếu tố khách quan
1.5.2.1. Tổ chức triển khai đào tạo theo tín chỉ của nhà trường
Cách thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ của nhà trường có ảnh hưởng không nhỏ đến KNƢP với KKTL trong học tập của sinh viên. Một số biểu hiện cơ bản nhƣ sau:
+ Tổ chức đăng ký học phần: Đây là khâu đầu tiên quan trọng của đào
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
tạo theo tín chỉ. Khi sinh viên chưa thực sự am hiểu chương trình đào tạo thì cách hướng dẫn của nhà trường sẽ giúp ích rất lớn cho sinh viên khi đăng ký học phần trực tuyến hoặc trực tiếp nhằm đáp ứng năng lực và nhu cầu của người học.
+ Quá trình học tập theo tín chỉ là sự tổ chức tích luỹ kiến thức theo môn học, học phần (mô đun) và chúng đƣợc đo bằng đơn vị tín chỉ. Lớp học tổ chức theo môn học học phần. Tuy nhiên thực tế tổ chức lớp học của mỗi trường tốt hay không sẽ tác động tới tâm lý sinh viên.
+ Khi triển khai áp dụng đào tạo theo tín chỉ, sinh viên cần đƣợc cung cấp những kiến thức về kỹ năng học tập theo tín chỉ và cách đương đầu với những khó khăn trong học tập theo tín chỉ.
1.5.2.2. Phương pháp giảng dạy của giảng viên
Giảng viên đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng ý thức học và hình thành phương pháp học cho sinh viên. Nếu được định hướng và hình thành phương pháp học tập phù hợp yêu cầu của học tín chỉ, chú trọng rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác, tự học, tự nghiên cứu thì sinh viên có thể giảm mức độ KKTL. Giảng viên giúp sinh viên nắm được đề cương môn học, xác định nội dung, phương pháp, phương tiện để thực hiện nội dung học, giới thiệu các tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo, cách thu thập, tra cứu và xử lý thông tin trong tài liệu, bồi dƣỡng cho sinh viên các kiến thức về tự học, lập kế hoạch tự học, kiểm tra - đánh giá hoạt động tự học của sinh viên (bài tập cá nhân, bài tập nhóm và các bài thi giữa kỳ, cuối kỳ). Qua đó hình thành cho sinh viên KNƢP hiệu quả với KKTL trong học tập theo tín chỉ.
1.5.2.3. Vai trò của cố vấn học tập
Trong quá trình đào tạo theo tín chỉ không thể thiếu đội ngũ cố vấn học tập. Cố vấn học tập là một trong những điều kiện rất cơ bản để thực hiện triển khai chương trình đào tạo theo tín chỉ. Cố vấn học tập được xem như
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
chỗ dựa xã hội quan trọng bậc nhất của sinh viên để giải quyết các vấn đề khúc mắc khó khăn trong học tập theo tín chỉ. Do đó, cố vấn học tập đƣợc xem như một yếu tố khách quan ảnh hưởng đến KNƯP với KKTL trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên. Nhiệm vụ của cố vấn học tập là:
tƣ vấn việc lập tiến độ tích luỹ phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của từng sinh viên; giúp từng sinh viên lập kế hoạch học tập tối ƣu, lựa chọn và đăng ký môn học phù hợp với năng lực, thời gian; tƣ vấn cách học cho sinh viên khi họ có nguyện vọng đƣợc hỗ trợ.
1.5.2.4. Cơ sở vật chất đầu tƣ cho hoạt động học tập theo tín chỉ
Phương thức đào tạo nào thì cũng cần có hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho quá trình dạy và học của giảng viên và sinh viên. Nếu cơ sở vật chất (phòng học và trang thiết bị, giáo trình, tài liệu tham khảo,...) đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ thì sẽ góp phần hạn chế KKTL nảy sinh trong học tập của sinh viên, và nếu có KKTL xuất hiện thì sinh viên cũng có thể ứng phó hiệu quả hơn.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Tiểu kết chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về ứng phó, kỹ năng ứng phó và kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập. Tuy nhiên chƣa có công trình nghiên cứu về kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sƣ phạm kỹ thuật một cách hệ thống.
Kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm để nhận diện, xác định cách thức giải quyết và thực hiện cách thức giải quyết những yếu tố tâm lý gây trở ngại cho việc học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật nhằm đạt đƣợc hiệu quả học tập tốt.
Kỹ năng ứng phó với KKTL trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật biểu hiện ở ba kỹ năng thành phần là: Kỹ năng nhận diện KKTL trong học tập theo học chế tín chỉ; Kỹ năng xác định cách thức giải quyết KKTL trong học tập theo học chế tín chỉ; Kỹ năng thực hiện cách thức giải quyết KKTL trong học tập theo học chế tín chỉ.
Kỹ năng ứng phó với những khó khăn tâm lý trong học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhƣ: Hiểu biết của sinh viên về đào tạo theo tín chỉ;
Tự tin tham gia các hoạt động học tập; Hứng thú tham gia các hoạt động học tập; Cách thức tổ chức phương pháp học tập của sinh viên; Tổ chức triển khai đào tạo tín chỉ của nhà trường; Phương pháp giảng dạy của giảng viên; Vai trò của cố vấn học tập; Cơ sở vật chất đầu tƣ cho hoạt động học tập theo tín chỉ.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học