Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật
Kết quả điều tra cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong các hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên. Tổng hợp kết quả thu đƣợc, chúng tôi nhóm thành các yếu tố đƣợc trình bày tại bảng 3.24:
Bảng 3.24: Các yếu tố ảnh hưởng đến KNƯP với KKTL của sinh viên ĐHSP kỹ thuật
TT Yếu tố ảnh hưởng
Kết quả (%) Không
ảnh hưởng
Ảnh hưởng
ít
Ảnh hưởng
trung bình
Ảnh hưởng
nhiều
Ảnh hưởng
rất nhiều
1
Yếu tố chủ quan
Hiểu biết về đào tạo theo học chế tín chỉ 13 3,2 5,4 38,9 39,6 Tự tin tham gia các hoạt động học tập 9,2 9,0 2,6 40,3 38,9 Hứng thú tham gia các hoạt động học tập 3,7 4,3 3,5 34,3 54,1 Cách thức tổ chức phương pháp học tập 2,6 5,3 2,0 47,3 41,2
Chung 2,0 10,8 4,7 40,9 41,6
2
Yếu tố khách quan
Tổ chức triển khai đào tạo tín chỉ của
nhà trường 4,1 13,8 27,9 39,2 15
Phương pháp giảng dạy của giảng viên 2,8 11,9 11,9 40,5 32,9 Vai trò của cố vấn học tập 4,2 19,2 12,2 36,5 27,7 Cơ sở vật chất đầu tƣ cho hoạt động
học tập theo tín chỉ 2,6 10,6 16,6 38,9 31,3
Chung 2,7 4,0 0,9 44,4 48
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Nhận xét: Kết quả từ bảng 3.24 cho thấy, các yếu tố thuộc về bản thân sinh viên nhƣ: hiểu biết về đào tạo theo học chế tín chỉ, tự tin tham gia các hoạt động học tập, hứng thú học tập theo học chế tín chỉ, cách thức tổ chức phương pháp học tập trong các hoạt động học tập theo tín chỉ và các yếu tố khách quan như: tổ chức triển khai đào tạo tín chỉ của nhà trường, phương pháp giảng dạy của giảng viên, vai trò của cố vấn học tập, cơ sở vật chất đầu tư cho hoạt động học tập theo tín chỉ có ảnh hưởng đến KNƯP với KKTL của sinh viên với các mức độ khác nhau, nhưng phần lớn đều rất có ảnh hưởng không nhỏ đến KNƢP với KKTL của sinh viên ĐHSP kỹ thuật.
Trong các yếu tố thuộc về bản thân sinh viên, cách thức tổ chức phương pháp học tập trong các hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên có ảnh hưởng nhiều nhất đến KNƯP với KKTL của sinh viên (chiếm 89,5%). Yếu tố được coi là ảnh hưởng mạnh tiếp theo là hứng thú học tập theo học chế tín chỉ (chiếm 88,4%). Lần lƣợt tiếp theo là các yếu tố về tự tin tham gia các hoạt động học tập (79,2%) và hiểu biết về đào tạo theo học chế tín chỉ (78,5%).
Sở dĩ đa số sinh viên ĐHSP kỹ thuật cho rằng phương pháp học tập có ảnh hưởng nhiều và rất nhiều đến KNƯP với KKTL của các em bởi vì thực tế cho thấy phương pháp học tập do chính sinh viên lựa chọn và sử dụng. Tuy nhiên phần lớn các em chưa lựa chọn được phương pháp học tập phù hợp với đặc thù học tập theo tín chỉ, thậm chí nhận thức về học tập theo tín chỉ cũng chƣa đầy đủ, vì vậy mà khi gặp các KKTL, sinh viên thể hiện rõ sự lúng túng, khó tìm đƣợc cách giải quyết, dẫn đến khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Đây là một trong những thực trạng cần đƣợc giảng viên quan tâm nhằm giúp sinh viên ĐHSP kỹ thuật ứng phó tốt hơn khi gặp các KKTL trong học tập.
Trong các yếu tố thuộc về phía khách quan, phương pháp giảng dạy của giảng viên có ảnh hưởng nhiều nhất đến KNƯP với KKTL của sinh viên
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
(chiếm 73,4%). Tiếp theo đó là cơ sở vật chất đầu tƣ cho hoạt động học tập theo tín chỉ phục vụ cho các hoạt động học tập của sinh viên (70,2%), các yếu tố còn lại là vai trò của cố vấn học tập (64,2%), và tổ chức triển khai đào tạo tín chỉ của nhà trường (54,2%).
Kết quả khảo sát trên cũng phản ánh thực tế ở các trường ĐHSP kỹ thuật. Giảng viên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phương pháp học cho sinh viên. Nếu được định hướng và hình thành phương pháp học tập phù hợp yêu cầu của học tín chỉ, chú trọng rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác, tự học, tự nghiên cứu thì sinh viên có thể ứng phó tốt hơn khi phải đối mặt với các KKTL. Tuy nhiên, đa số môn học trong chương trình đào tạo lại là các môn kỹ thuật khó hiểu, có nhiều môn thực hành trên máy móc thiết bị, sinh viên khó có thể tự học, do đó mà giảng viên thường dành thời gian trên lớp giúp sinh viên nắm bắt vấn đề chứ chƣa tập trung vào việc tổ chức thảo luận và hướng dẫn cách học cho sinh viên. Bên cạnh đó, hệ thống tài liệu tham khảo chưa phong phú, cố vấn học tập trong các trường ĐHSP kỹ thuật chưa thực sự chuyên nghiệp ... đều có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành cho sinh viên KNƢP hiệu quả với KKTL trong học tập theo tín chỉ.
Với hệ số tương quan r > 0,69 ≤ 7,45 và p = 0,00 < 0,01 của các yếu tố chủ quan và r > 0,48 ≤ 7,54 p = 0,00 < 0,01 của các yếu tố khách quan [xem phụ lục 9.3] cho thấy tất cả các yếu tố đều có tương quan thuận và chặt chẽ với KNƢP với KKTL của sinh viên ĐHSP kỹ thuật, thể hiện các yếu tố đều có ảnh hưởng nhất định đến mức độ biểu hiện KNƯP với KKTL của sinh viên trong các hoạt động học tập theo học chế tín chỉ.
* So sánh theo khách thể nghiên cứu
Kết quả so sánh cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) giữa đánh giá của nam sinh viên và đánh giá của nữ sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng thuộc bản thân sinh viên đến mức độ biểu hiện KNƯP với KKTL
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
của sinh viên trong các hoạt động học tập theo tín chỉ. Điều này có thể lý giải tại sao mức độ biểu hiện KNƢP với KKTL của SV trong các hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của SV chỉ ở mức thấp [xem phụ lục 10.3].
Kết quả so sánh theo năm học cho thấy, điểm trung bình các yếu tố “Tự tin tham gia các hoạt động học tập”, “Hứng thú tham gia các hoạt động học tập”, “Tổ chức triển khai đào tạo tín chỉ của nhà trường”, “Phương pháp giảng dạy của giảng viên” (p đều < 0,05) của sinh viên năm thứ ba và sinh viên năm thứ tƣ lớn hơn so với sinh viên năm thứ hai. Điều này cũng có nghĩa, sinh viên năm thứ ba và nhất là sinh viên năm thứ tư đánh giá các yếu tố đó ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ biểu hiện KNƢP với KKTL của sinh viên. Tổng hợp kết quả cũng cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc đánh giá yếu tố thuộc về bản thân sinh viên và yếu tố khách quan ảnh hưởng đến KNƯP với KKTL của sinh viên. Theo đó, sinh viên năm thứ tƣ có điểm trung bình cao nhất, tiếp theo là năm thứ ba, cuối cùng là năm thứ 2 [xem phụ lục 10.3].
Kết quả so sánh theo ngành học cho thấy không có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về bản thân sinh viên, các yếu tố khách quan đến KNƢP với KKTL của sinh viên ở các ngành học khác nhau [xem phụ lục 10.3].
Kết quả so sánh theo địa bàn trường học cho thấy: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức điểm trung bình của các yếu tố ảnh hưởng là
“hiểu biết về đào tạo theo học chế tín chỉ” và “tổ chức triển khai đào tạo tín chỉ của nhà trường” giữa sinh viên các trường, trong đó điểm trung bình của sinh viên trường ĐHSP kỹ thuật Nam Định cao hơn so với sinh viên các trường còn lại. Kết quả chung cho thấy, điểm trung bình của sinh viên trường ĐHSP kỹ thuật Nam Định cao hơn so với sinh viên các trường còn lại ở cả yếu tố thuộc về bản thân sinh viên; còn điểm trung bình của sinh viên trường ĐHSP kỹ thuật Hưng Yên cao hơn so với sinh viên các trường còn lại về yếu tố khách quan [xem phụ lục 10.3].
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Nhìn từ thực tế, trường ĐHSP kỹ thuật Hưng Yên là trường triển khai đào tạo tín chỉ sớm nhất trong 3 trường được chọn nghiên cứu. Do đó với kinh nghiệm dày dạn hơn, việc triển khai đào tạo sẽ hiệu quả hơn. Đây là lý do của việc yếu tố khách quan được sinh viên đánh giá có ảnh hưởng lớn hơn.
So sánh theo kết quả học tập cho thấy không có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về bản thân sinh viên, các yếu tố khách quan đến KNƢP với KKTL của sinh viên [xem phụ lục 9.3].
* Sử dụng mô hình hồi qui đa biến để nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố với KNƯP với KKTL của sinh viên ĐHSP kỹ thuật cho thấy có mối tương quan r = 0,65. Điểm của các yếu tố về phương pháp giảng dạy của giảng viên (28,5%) có ảnh hưởng nhiều nhất đối với điểm các yếu tố ảnh hưởng đến KNƯP với KKTL của sinh viên, tiếp theo là yếu tố tổ chức triển khai đào tạo tín chỉ của nhà trường (22,4%), hiểu biết về đào tạo theo tín chỉ (18%), tự tin tham gia các hoạt động học tập (16,2%); còn lại là các yếu tố hứng thú tham gia các hoạt động học tập, cách thức tổ chức phương pháp học tập, vai trò của cố vấn học tập, cơ sở vật chất đầu tư cho hoạt động học tập theo tín chỉ chỉ chiếm khoảng 14,9%.