Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
1.4. Kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật
1.4.2. Khái niệm về kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật
1.4.2.1. Khái niệm kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập
* Kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý:
Trên cơ sở các khái niệm về kỹ năng, ứng phó, kỹ năng ứng phó, khó khăn tâm lý đƣợc trình bày ở các phần trên, chúng tôi cho rằng: Kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm để nhận diện, xác định cách thức giải quyết và thực hiện cách thức giải quyết những yếu tố tâm lý gây trở ngại cho hoạt động của chủ thể nhằm thực hiện hoạt động có hiệu quả.
Với khái niệm trên, kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý là kỹ năng phức hợp, theo quy trình hoạt động trí tuệ giải quyết vấn đề thì kỹ năng này có cấu trúc bao gồm ba thành phần (biểu hiện) là:
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
- Kỹ năng nhận diện những biểu hiện của khó khăn tâm lý và nguyên nhân của khó khăn tâm lý;
- Kỹ năng xác định cách thức giải quyết khó khăn tâm lý;
- Kỹ năng thực hiện cách giải quyết khó khăn tâm lý nhằm thực hiện hoạt động có kết quả.
Trong các biểu hiện trên, kỹ năng thứ ba "Kỹ năng thực hiện cách giải quyết khó khăn tâm lý nhằm thực hiện hoạt động có kết quả" là kỹ năng cao nhất và bộc lộ rõ nhất hiệu quả của kỹ năng ứng phó.
* Kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập
Từ các khái niệm trên, chúng tôi xác định: Kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm để nhận diện, xác định cách thức giải quyết và thực hiện cách thức giải quyết những yếu tố tâm lý gây trở ngại cho hoạt động học tập của người học nhằm thực hiện hoạt động học tập có hiệu quả.
Với khái niệm trên, kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập cũng có cấu trúc bao gồm ba thành phần (biểu hiện) là: Kỹ năng nhận diện, kỹ năng xác định cách thức giải quyết và kỹ năng thực hiện cách giải quyết khó khăn tâm lý nhằm thực hiện hoạt động học tập có hiệu quả.
1.4.2.2. Khái niệm về kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật
Để lấy lại đƣợc sự cân bằng tâm lý và tiến hành hoạt động học tập tín chỉ một cách hiệu quả, sinh viên phải đối diện với KKTL và phải biết hành động để vƣợt qua KKTL. Muốn vậy, sinh viên phải có KNƢP với KKTL trong học tập.
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm của các nhà khoa học và các khái niệm về KNƢP, về đặc điểm hoạt động học tập theo học chế tín chỉ, về KKTL trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật đã phân tích ở các phần trên, trong nghiên cứu này, chúng tôi đƣa ra khái niệm nhƣ sau:
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm để nhận diện, xác định cách thức giải quyết và thực hiện cách thức giải quyết những yếu tố tâm lý gây trở ngại cho việc học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật nhằm đạt đƣợc hiệu quả học tập tốt.
Với quan niệm trên về kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật, cần lưu ý một số điểm cơ bản sau đây:
- KNƢP với KKTL trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm của sinh viên vào việc giải quyết những yếu tố tâm lý gây trở ngại cho việc học tập. Tri thức, kinh nghiệm ở đây là tri thức, kinh nghiệm về học tập theo tín chỉ, về các cách ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo tín chỉ. Ngoài ra, đó còn cả tri thức, kinh nghiệm về ứng phó với khó khăn trong cuộc sống mà sinh viên biết hoặc đã từng trải nghiệm. Do đó, để thực hiện đƣợc kỹ năng này, sinh viên phải hiểu, sau đó vận dụng đƣợc vào tình huống ứng phó cụ thể của mình.
- Học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật trong nghiên cứu này bao gồm việc lập kế hoạch học tập, học theo nhóm sinh viên và tự học tự nghiên cứu.
- KNƢP với KKTL trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật bao gồm ba kỹ năng thành phần: Kỹ năng nhận diện khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ, kỹ năng xác định cách thức giải quyết khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ và kỹ năng thực hiện cách giải quyết khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ nhằm thực hiện có hiệu quả học tập theo tín chỉ. Trong các biểu hiện trên, kỹ năng thứ ba
"Kỹ năng thực hiện cách giải quyết khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ nhằm thực hiện có hiệu quả học tập theo tín chỉ" là kỹ năng bộc lộ rõ nhất hiệu quả của kỹ năng ứng phó.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
- KNƢP với KKTL trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật đƣợc coi là kỹ năng mềm. Vì vậy, rất khó để đánh giá kỹ năng đúng hay sai một các chính xác nhƣ những kỹ năng khác, điều quan trọng là thực hiện kỹ năng ấy một cách thành thạo, mềm dẻo, nhanh chóng và mang lại hiệu quả giải quyết đƣợc những yếu tố tâm lý gây trở ngại để tiến hành học tập hiệu quả. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn tính đầy đủ, thành thạo, tính linh hoạt để đánh giá kỹ năng. Việc đánh giá kỹ năng thể hiện ở hành động, ở việc biết làm và làm đƣợc ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, kỹ năng này còn đƣợc đánh giá ở mức độ lựa chọn các cách ứng phó (nỗ lực bản thân, nhờ trợ giúp hay buông xuôi) đem lại hiệu quả giải quyết đƣợc khó khăn tâm lý trong học tập.
- KNƢP với KKTL trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật đƣợc coi là kỹ năng mềm cho nên nó có thể đƣợc hình thành bằng con đường tự phát (tự hình thành trong học tập) và con đường tự giác (hình thành do học hỏi, luyện tập một cách có ý thức). Tuy nhiên, để có kỹ năng tốt cần phải trải qua luyện tập có ý thức.
- KNƢP với KKTL trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật biểu hiện trong thực tế rất phong phú và đa dạng. Trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu KNƢP với KKTL trong việc: Lập kế hoạch học tập, học theo nhóm sinh viên và tự học tự nghiên cứu, đây là những công việc gắn với đặc trƣng của học tập theo học chế tín chỉ.