Tiến trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật (Trang 89 - 93)

Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Tiến trình nghiên cứu

Đề tài đƣợc tổ chức nghiên cứu theo ba giai đoạn sau đây:

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận 2.2.1.1. Mục đích nghiên cứu

Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, xác định khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho giai đoạn nghiên cứu thực trạng và giai đoạn nghiên cứu thực nghiệm về kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sƣ phạm kỹ thuật.

2.2.1.2. Nội dung nghiên cứu

- Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về ứng phó, kỹ năng ứng phó, kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo tín chỉ

- Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ: kỹ năng, ứng phó, kỹ năng ứng phó, khó khăn tâm lý, kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo tín chỉ. Xây dựng khung lý thuyết, xác định nội dung nghiên cứu. Lấy ý kiến các chuyên gia về những vấn đề lý luận liên quan đến luận án. Đọc, dịch, tổng thuật thành các chuyên đề nghiên cứu của luận án.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo tín chỉ, biên soạn thang đo kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật, soạn thảo phiếu điều tra thực tiễn (phiếu trƣng cầu ý kiến, phiếu phỏng vấn…) cho từng loại hiện tƣợng đƣợc quan tâm trong từng giai đoạn nghiên cứu khác nhau.

- Soạn thảo quy trình thực nghiệm tâm lý - sƣ phạm, biện pháp tác động nhằm nâng cao kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý của sinh viên ĐHSP kỹ thuật trong học tập theo tín chỉ.

- Thử nghiệm công cụ trên một lƣợng đủ lớn các nghiệm thể nhằm kiểm định tiêu chuẩn đánh giá và đo lường của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và thang đo đƣợc sử dụng trong luận án. Đồng thời việc thử nghiệm

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

công cụ này cũng giúp hình thành cái nhìn đầu tiên về đối tƣợng nghiên cứu, từ đó làm cơ sở cho việc nêu giả thuyết thực nghiệm, chọn nghiệm thể điều tra và nghiệm thể thực nghiệm.

2.2.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản và phương pháp chuyên gia.

2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực trạng 2.2.2.1. Mục đích nghiên cứu

với khó khăn tâm lý trong học tập theo tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật.

Trên cơ sở đó thiết lập nhóm thực nghiệm phục vụ cho việc nghiên cứu thực nghiệm tác động tâm lý - sƣ phạm, nhằm nâng cao kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo tín chỉ của các nghiệm thể nhóm thực nghiệm.

2.2.2.2. Kế hoạch triển khai nghiên cứu

Khảo sát địa bàn, làm việc với các đơn vị có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án trong các trường trường ĐHSP kỹ thuật để xếp lịch triển khai nghiên cứu thực tiễn.

2.2.2.3. Khách thể đƣợc nghiên cứu

687 SV năm thứ 2 đến năm thứ 4 các trường ĐHSP kỹ thuật Vinh, ĐHSP kỹ thuật Nam Định và ĐHSP kỹ thuật Hƣng Yên. Cụ thể về mẫu khách thể nghiên cứu đã đƣợc mô tả ở bảng 2.1.

2.2.2.4. Nội dung nghiên cứu

- Lựa chọn xây dựng thang đo kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo tín chỉ.

- Điều tra thử và kiểm tra các đặc tính thiết kế của thang đo

- Điều tra thực trạng mức độ kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật, các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

- Phân tích kết quả điều tra thực trạng mức độ kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên.

- Đề xuất một số biện pháp tâm lý - sƣ phạm nhằm nâng cao mức độ kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên ĐHSP kỹ thuật.

Các bước thực hiện nội dung nghiên cứu chúng tôi sẽ trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu (mục 2.3).

2.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu thực trạng

Điều tra bằng phiếu hỏi, quan sát, phỏng vấn, giải bài tập tình huống, thống kê toán học.

2.2.3. Giai đoạn thực nghiệm sư phạm 2.2.3.1. Mục đích nghiên cứu

Khẳng định tính hiệu quả biện pháp đề xuất, góp phần nâng cao kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ cho sinh viên ĐHSP kỹ thuật.

2.2.3.2. Kế hoạch triển khai và khách thể tham gia thực nghiệm - Lên kế hoạch thực nghiệm (thời gian, địa điểm…)

- Chọn nghiệm thể nghiên cứu thực nghiệm: Tiêu chí chọn nghiệm thể 1) Nghiệm thể có kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập dưới mức trung bình (dựa vào kết quả khảo sát thực trạng)

2) Nghiệm thể là sinh viên năm thứ 3, bởi vì đây là những đối tƣợng đã được trang bị tương đối đầy đủ về khối lượng kiến thức chuyên ngành và kiến thức nghiệp vụ sư phạm để trở thành những kỹ sư và người giáo viên dạy nghề.

2.2.3.3. Nội dung nghiên cứu thực nghiệm

Tổ chức thực nghiệm tác động; so sánh, phân tích kết quả mức độ biểu hiện kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý để đánh giá tính hiệu quả của biện pháp tác động. Các bước thực hiện nội dung nghiên cứu chúng tôi sẽ trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu (mục 2.3.8).

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

2.2.3.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm Phương pháp thực nghiệm và thống kê toán học.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)