Thực trạng kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật so sánh theo các biến số

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật (Trang 144 - 148)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT

3.2. Thực trạng kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập

3.2.3. Thực trạng kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật so sánh theo các biến số

3.2.3.1. So sánh theo giới tính

Bảng 3.19: So sánh mức độ kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật theo giới tính

TT Các biểu hiện

Nam (n = 536)

Nữ

(n = 151) khác biệt Mức độ

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1 Kỹ năng nhận diện KKTL 2,73 0,89 2,56 1,02 0,47 2 Kỹ năng xác định cách giải

quyết KKTL 2,09 0,97 2,28 0,91 0,67

3 Kỹ năng thực hiện cách giải

quyết KKTL 2,38 0,86 2,31 0,94 0,36

Chung (n = 687) 2,40 0,90 2,38 0,95 0,06 (Ghi chú: ĐTB thấp nhất là 1, cao nhất là 5).

Nhận xét: Kết quả bảng 3.19 cho thấy, nhìn chung sinh viên nam có kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý tốt hơn nữ, tuy nhiên sự khác biệt

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

này không có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,06 > 0,05. Xem xét cụ thể hơn, sinh viên nữ có kỹ năng “Xác định xác định cách giải quyết KKTL” và kỹ năng “Thực hiện thực hiện cách giải quyết KKTL” tốt hơn nam giới, nhƣng sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nhƣ vậy sự khác nhau về mặt giới tính không ảnh hưởng nhiều đến kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên.

3.2.3.2. So sánh theo năm học

Bảng 3.20: So sánh mức độ kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật theo năm học

TT Các biểu hiện

Năm 2 (n = 259)

Năm 3 (n = 205)

Năm 4 (n = 223)

Mức độ khác

biệt

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1 Kỹ năng nhận diện KKTL 2,67 1,02 2,49 0,92 2,78 0,89 0,63 2 Kỹ năng xác định cách

giải quyết KKTL 2,19 0,95 2,18 0,98 2,24 0,91 0,62 3 Kỹ năng thực hiện cách

giải quyết KKTL 2,15 0,85 2,39 1,03 2,47 0,92 0,01 Chung (n = 687) 2,33 0,94 2,35 0,97 2,49 0,90 0,10 (Ghi chú: ĐTB thấp nhất là 1, cao nhất là 5).

Nhận xét: Kết quả bảng 3.20 cho thấy có sự khác biệt về mức độ kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo tín chỉ giữa sinh viên các năm học khác nhau. Trong đó, điểm trung bình của kỹ năng “Thực hiện cách giải quyết KKTL” của sinh viên năm thứ hai thấp hơn so với sinh viên năm thứ ba và năm thứ tƣ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,01.

Điều này cho thấy sinh viên học tập ở các năm học sau có kỹ năng ứng phó tốt hơn sinh viên năm học trước. Có thể lý giải rằng, tri thức, kinh nghiệm học tập theo học chế tín chỉ trong trường đại học đã ảnh hưởng tích cực đến kỹ năng ứng phó với KKTL trong học tập của sinh viên.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

3.2.3.3. So sánh theo ngành học

Bảng 3.21: So sánh mức độ kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật theo ngành học

TT Các biểu hiện

Điện - điện tử (n = 231)

Cơ khí chế tạo (n = 122)

Cơ khí động lực (n = 178)

Công nghệ thông tin (n = 156)

Mức độ khác

biệt

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Kỹ năng nhận diện KKTL 2,64 0,93 2,6 0,98 2,64 1,02 2,68 0,91 0,06 2 Kỹ năng xác định cách

giải quyết KKTL 2,28 0,86 1,97 1,00 2,02 1,02 2,52 0,90 0,06 3 Kỹ năng thực hiện cách

giải quyết KKTL 2,37 0,92 2,35 0,88 2,19 0,95 2,43 0,93 0,37 Chung (n = 687) 2,43 0,90 2,30 0,95 2,28 0,99 2,54 0,91 0,82

(Ghi chú: ĐTB thấp nhất là 1, cao nhất là 5).

Nhận xét: Kết quả bảng 3.21 cho thấy, nhìn chung tuy có sự chênh lệch về điểm trung bình của sinh viên ở các khối ngành khác nhau về kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo tín chỉ, tuy nhiên kết quả kiểm định (p > 0,05) cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình của kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo tín chỉ giữa sinh viên các ngành khác nhau. Điều này cho thấy sự khác nhau về ngành học không ảnh hưởng nhiều đến kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

3.2.3.4. So sánh theo địa bàn trường học

Bảng 3.22: So sánh mức độ kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật theo địa bàn trường học

TT Các biểu hiện

ĐHSPKT Hƣng Yên

(n = 141)

ĐHSPKT Vinh (n = 397)

ĐHSPKT Nam Định

(n = 149)

Mức độ khác

biệt

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1 Kỹ năng nhận diện KKTL 2,74 0,88 2,62 1,09 2,54 0,91 0,10 2 Kỹ năng xác định cách

giải quyết KKTL 2,39 0,93 1,97 0,94 2,22 0,92 0,47 3 Kỹ năng thực hiện cách

giải quyết KKTL 2,41 0,83 2,32 0,93 2,28 1,02 0,00 Chung (n = 687) 2,51 0,88 2,30 0,98 2,34 0,95 0,22 (Ghi chú: ĐTB thấp nhất là 1, cao nhất là 5).

Nhận xét: Kết quả so sánh ở bảng 3.22 cho thấy, phần lớn kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý của sinh viên trường ĐHSP kỹ thuật Vinh thấp hơn so với các trường còn lại, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở kĩ năng “Thực hiện cách giải quyết KKTL”, cũng có nghĩa là sinh viên trường ĐHSP kỹ thuật Nam Định có mức độ biểu hiện kỹ năng đó thấp hơn so với sinh viên các khối trường còn lại.

3.2.3.5. So sánh theo kết quả tích lũy tín chỉ của sinh viên

Bảng 3.23: Tương quan giữa kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý của sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ với kết quả tích lũy tín chỉ Tương quan giữa KNƯP với KKTL của SV

với kết quả tích lũy tín chỉ

Kết quả tích lũy tín chỉ

KNƢP với KKTL

Kết quả tích lũy tín chỉ

Pearson Correlation 1 .386

Sig. (2-tailed) .041

N 687 687

KNƢP với KKTL

Pearson Correlation .386 1

Sig. (2-tailed) .041

N 687 687

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Nhận xét: Kết quả tương quan ở bảng 3.23 cho thấy, có mối tương quan thuận giữa kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý của sinh viên trong hoạt động theo tín chỉ với kết quả tích lũy tín chỉ của sinh viên với r = 0,38 và p = 0,04.

Điều này có nghĩa là, sinh viên có kết quả tích lũy tín chỉ đạt mức xuất sắc và giỏi có kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý tốt hơn trong các hoạt động học tập theo học chế tín chỉ so với sinh viên có kết quả học tập ở mức thấp hơn.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật (Trang 144 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)