Phương pháp thực nghiệm sư phạm tác động

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật (Trang 109 - 114)

Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.8. Phương pháp thực nghiệm sư phạm tác động

2.3.8.1. Mục đích: Sử dụng thực nghiệm tâm lý - sƣ phạm nhằm nâng cao kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập cho sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ.

2.3.8.2. Biện pháp thực nghiệm

Bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học theo nhóm và tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên.

2.3.8.3. Giả thuyết thực nghiệm

Nếu đƣợc bồi dƣỡng kiến thức cơ bản về đào tạo theo tín chỉ, về KNƢP với KKTL trong học tập theo tín chỉ và đƣợc luyện tập kỹ năng ứng phó bằng sự nỗ lực của bản thân để giải quyết KKTL trong thảo luận nhóm và tự học, tự nghiên cứu thì góp phần nâng cao kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ cho sinh viên ĐHSP kỹ thuật.

2.3.8.4. Khách thể thực nghiệm: 25 sinh viên năm thứ 3 ở trường ĐHSP kỹ thuật Vinh.

2.3.8.5. Thời gian thực nghiệm tác động: Tháng 10/2015 đến tháng 12/2015.

2.3.8.6. Nội dung thực nghiệm tác động

* Nội dung thực nghiệm: Bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng ứng phó với khó

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

khăn tâm lý trong học theo nhóm và tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Các nội dung cụ thể gồm:

- Cung cấp kiến thức khái quát về đào tạo theo tín chỉ, về KNƢP với KKTL trong học tập theo tín chỉ;

- Cung cấp kiến thức về kỹ năng học theo nhóm và tự học, tự nghiên cứu;

- Tổ chức rèn luyện kỹ năng ứng phó bằng sự nỗ lực của bản thân để giải quyết KKTL trong học theo nhóm và tự học, tự nghiên cứu.

(Nội dung chi tiết đƣợc trình bày tại phụ lục 7)

* Cách thực hiện: Biện pháp thực nghiệm được áp dụng dưới hình thức khóa tập huấn đối với sinh viên. Giảng viên và sinh viên thực hiện hoạt động tại lớp tập huấn theo trình tự cơ bản nhƣ sau:

- Bước 1: Giảng viên tổ chức cho sinh viên tiếp thu kiến thức khái quát về đào tạo theo tín chỉ, về KNƢP với KKTL trong học tập theo học chế tín chỉ.

- Bước 2: Giảng viên tổ chức cho sinh viên tiếp thu kiến thức về kỹ năng học theo nhóm và KNƢP với KKTL trong học theo nhóm.

- Bước 3: Sinh viên thực hành luyện tập kỹ năng ứng phó bằng sự nỗ lực của bản thân để giải quyết KKTL trong học theo nhóm.

- Bước 4: Giảng viên tổ chức cho sinh viên tiếp thu kiến thức về kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và KNƢP với KKTL trong tự học, tự nghiên cứu.

- Bước 5: Sinh viên thực hành luyện tập kỹ năng ứng phó bằng sự nỗ lực của bản thân để giải quyết KKTL trong tự học, tự nghiên cứu.

Trong quá trình sinh viên luyện tập, giảng viên theo dõi, hướng dẫn, nhận xét, uốn nắn để sinh viên hình thành và rèn luyện đƣợc kỹ năng.

2.3.8.7. Cách thực hiện thực nghiệm tác động

* Bước 1: Chuẩn bị trước thực nghiệm: Xác định khách thể thực nghiệm là sinh viên trường ĐHSP kỹ thuật Vinh; Hoàn thiện nội dung tập

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

huấn; Thống nhất thời gian, địa điểm thực nghiệm và chuẩn bị cơ sở vật chất cho thực nghiệm.

* Bước 2: Đo kết quả trước thực nghiệm: Sử dụng kết quả nghiên cứu thực trạng làm căn cứ để so sánh với kết quả sau thực nghiệm.

* Bước 3: Tiến hành thực nghiệm: Tiến hành tập huấn theo nội dung thực nghiệm đã chuẩn bị. Cụ thể nhƣ sau:

- Nội dung và quy trình tập huấn: Triển khai theo nội dung và quy trình đã lập (đƣợc trình bày cụ thể ở mục 2.3.8.6).

- Phương pháp tập huấn:

+ Giảng viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để sinh viên nắm đƣợc kiến thức cơ bản về đào tạo theo tín chỉ, về KNƢP với KKTL trong học tập theo tín chỉ. Tập trung cung cấp kiến thức về kỹ năng thảo luận nhóm và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu trong học tập theo tín chỉ.

+ Tổ chức luyện tập kỹ năng: Giảng viên sử dụng một số tình huống đã đƣợc chuẩn bị sẵn, yêu cầu sinh viên giải quyết tình huống để hình thành và rèn luyện KNƢP với KKTL trong thảo luận nhóm và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Cho sinh viên thực hành nhiều lần, các nhóm sinh viên có thể đóng góp ý kiến cho nhau. Trong quá trình đó, giảng viên theo dõi, hướng dẫn để sinh viên sẽ chỉnh sửa và hoàn thiện kỹ năng.

+ Phương pháp quan sát: Trong quá trình sinh viên được tập huấn và giải quyết vấn đề, giảng viên quan sát, ghi lại bằng giấy quá trình thực hiện và các biểu hiện hành vi, cử chỉ, lời nói,… để bổ sung thông tin cho việc đánh giá kết quả thực nghiệm.

+ Sau mỗi buổi tập huấn, giảng viên tổng kết nội dung và tìm hiểu những khó khăn tâm lý của sinh viên trong quá trình thực hiện.

* Bước 4: Đo kết quả sau thực nghiệm: Chúng tôi sử dụng bảng hỏi

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

[phụ lục 8] (kết hợp quan sát, phỏng vấn) theo các tiêu chí tương tự như khi đánh giá thực trạng để đánh giá kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên, so sánh với kỹ năng này trước thực nghiệm nhằm khẳng định hiệu quả của biện pháp nâng cao kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập cho sinh viên ĐHSP kỹ thuật.

2.3.8.8. Tiêu chí đánh giá, cách tính điểm và phân loại mức độ

Tiêu chí đánh giá, cách tính điểm và phân loại mức độ để đánh giá kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo tín của sinh viên ở lớp thực nghiệm tương tự như phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi trong nghiên cứu thực trạng (mục 2.3.2.2: phiếu hỏi số 2 - đo kỹ năng ứng phó với KKTL trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên).

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Tiểu kết chương 2

Để thực hiện đƣợc các nhiệm vụ của đề tài đặt ra, luận án đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Đó là sự phối hợp của nhiều phương pháp: phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu điển hình, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động cá nhân và phương pháp thực nghiệm sư phạm. Mỗi phương pháp được xác định rõ mục đích, nội dung và cách thực hiện. Các số liệu thu đƣợc từ khảo sát thực tiễn đƣợc xử lý bằng phần mềm thống kê dành cho khoa học xã hội (phần mềm SPSS). Các phương pháp này đã bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau nhằm đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của kết quả nghiên cứu về KNƢP với KKTL trong học tập theo tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học kỹ năng ứng phó với khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)