Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
1.3. Khó khăn tâm lý trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật
1.3.1. Học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật
* Sinh viên ĐHSP kỹ thuật:
Sinh viên ĐHSP kỹ thuật là những sinh viên đang học tập, rèn luyện trong các trường Đại học sư phạm kỹ thuật. Họ được đào tạo trình độ đại học ở các ngành sƣ phạm kỹ thuật khác nhau nhƣ: Sƣ phạm công nghệ kỹ thuật ôtô, Sƣ phạm công nghệ chế tạo máy, Sƣ phạm công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Sƣ phạm công nghệ kỹ thuật cơ khí, Sƣ phạm công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Sƣ phạm công nghệ thông tin, Sƣ phạm công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông. Nhiệm vụ học tập của họ là tích lũy tri thức, trau dồi đạo đức, rèn luyện kỹ năng, phát triển nhân cách toàn diện để trở thành người kỹ sư và người giáo viên dạy nghề tương lai.
Nhƣ vậy, sinh viên nói chung và sinh viên ĐHSP kỹ thuật nói riêng, họ là những người thuộc đội ngũ tri thức trẻ, là nguồn nhân lực quan trọng quyết định sự phát triển của xã hội. Họ là những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm và luôn mong muốn đem hiểu biết của mình tham gia đóng góp vào các hoạt động, các mối quan hệ xã hội nhằm hoàn thiện nhân cách của bản thân và góp phần chung vào sự phát triển của xã hội.
* Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên ĐHSP kỹ thuật có liên quan đến hoạt động học tập theo học chế tín chỉ
Sinh viên ĐHSP kỹ thuật trước hết là sinh viên, chỉ khác về chuyên
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
ngành học, vì vậy họ cũng có những đặc điểm nói chung của lứa tuổi sinh viên. Theo các nhà tâm lý học và xã hội học, sinh viên là những người thuộc lứa tuổi từ 18 đến 25, ở lứa tuổi này về cơ bản con người đã đạt đến độ hoàn thiện về mặt thể chất và ổn định về các nét tính cách. Chính sự hoàn thiện này cho phép sinh viên có thể giải quyết những vấn đề quan trọng mang tính chất quyết định đến sự phát triển nhân cách của họ một cách độc lập. Đó là việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi đã kết thúc học tập ở trường phổ thông. Với tư cách là đại biểu của nhóm xã hội đặc biệt, đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội, sinh viên đang tích cực chuẩn bị thực hiện vai trò xã hội và khẳng định chuyên môn của mình trong các lĩnh vực.
Họ là lực lƣợng tri thức tiến bộ bổ sung cho nguồn nhân lực xã hội.
Có thể khái quát một số đặc điểm tâm lý của sinh viên nói chung và sinh viên ĐHSP kỹ thuật nói riêng có liên quan đến hoạt động học tập nhƣ sau:
- Sự phát triển nhận thức: hoạt động học của sinh viên là hoạt động căng thẳng về trí tuệ đòi hỏi sự chọn lọc của tri giác và trí nhớ; trí tưởng tƣợng sáng tạo; sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế và uyển chuyển của nhiều thao tác tƣ duy nhƣ: so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tƣợng hoá, khái quát hoá. Trong tƣ duy, sinh viên luôn thể hiện khả năng trừu tƣợng hóa, khái quát hoá, khả năng phê phán và sự hoài nghi khoa học... Do vậy họ có khả năng tự học tập và tự nghiên cứu cao.
- Sự phát triển nhân cách: quá trình phát triển nhân cách của sinh viên diễn ra theo xu hướng cơ bản là xây dựng, hoàn thiện, phát triển xu hướng nghề nghiệp, niềm tin và năng lực cần thiết của một chuyên gia trong tương lai; các quá trình nhận thức đƣợc nghề nghiệp hoá; tình cảm, nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm và tính tự chủ, độc lập sáng tạo trong học tập đƣợc nâng cao...; kỳ vọng nghề nghiệp với sự trưởng thành về mặt xã hội, nhân cách đƣợc phát triển và ổn định, khả năng tự giáo dục đƣợc nâng cao, trong đó có khả năng tự học tập.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
+ Tự ý thức là trình độ phát triển cao của ý thức sinh viên, giúp họ có hiểu biết cao về thái độ, hành vi và cử chỉ của bản thân; chủ động hướng mọi hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của xã hội. Tự ý thức của sinh viên thể hiện khả năng tự quan sát, tự phân tích, tự đánh giá, tự kiểm tra, tự điều khiển, điều chỉnh bản thân trong hoạt động và các mối quan hệ xã hội. Từ đó, sinh viên tự điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành động của mình phù hợp với quá trình học tập và lĩnh hội tri thức kỹ năng, kỹ xảo đáp ứng yêu cầu phát triển nhân cách nghề nghiệp.
+ Sinh viên có khát vọng đƣợc cống hiến, đƣợc xã hội đánh giá, đƣợc tự đánh giá và cao nhất là mong muốn đƣợc tự hoàn thiện mình, tự khẳng định bản thân. Song khát vọng ấy đôi khi bị các em thể hiện thái quá.
+ Sinh viên rất thích tìm tòi, khám phá và đam mê tìm hiểu những điều mới lạ. Sinh viên có khát khao được là người phát hiện ra những điều mới lạ, chính vì vậy khi sống trong điều kiện sống mới, những hoạt động mới, nhiều sinh viên sẽ mạnh dạn tìm hiểu, khám phá, dám đương đầu với những yêu cầu mới lạ.
+ Giai đoạn tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển nhất về tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ. Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong quá trình học tập và đời sống của họ. Tình cảm trí tuệ của sinh viên biểu hiện rõ thái độ tích cực đối với việc chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; ở việc tự khám phá, lựa chọn, vận dụng sáng tạo các phương pháp và phương tiện học tập phù hợp với điều kiện môi trường và hình thức tổ chức dạy học... nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ học tập. Đồng thời, tình cảm trí tuệ của sinh viên còn thể hiện ở việc họ vừa tích cực học tập để trở thành chuyên gia của lĩnh vực chuyên ngành, vừa học tập chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của chuyên ngành khoa học khác đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai, của xã hội và cuộc sống bản thân. Tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ của sinh viên có chiều sâu rõ rệt.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
+ Sinh viên có sự phát triển mạnh mẽ về động cơ học tập, về định hướng xã hội có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp tương lai. Họ đã tích cực học tập để tiếp thu một cách cơ bản, hệ thống, chuyên sâu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo các lĩnh vực chuyên ngành; từng bước thể nghiệm vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã lĩnh hội vào mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội; thông qua đó tự đánh giá, trau dồi và nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân.
Tóm lại, tuổi sinh viên là giai đoạn phát triển đạt đến độ trưởng thành cả về mặt sinh lý và tâm lý. Là giai đoạn thuận lợi nhất cho các đặc điểm tâm lý của sinh viên đạt đến đỉnh cao. Mặc dù đôi lúc sinh viên vẫn còn có sự xốc nổi và bồng bột, thiếu tính kiên nhẫn, lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn trong những nhiệm vụ mới, yêu cầu mới, nhƣng sự tích cực, tự giác, yêu thích khám phá những điều mới lạ của sinh viên sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hình thành các phẩm chất nhân cách và nghề nghiệp trong tương lai.
* Học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật:
Học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật là hoạt động tự tổ chức, điều khiển, điều chỉnh việc học nhằm lĩnh hội hệ thống tri thức, thái độ, hình thành kỹ năng nghề nghiệp tương ứng dưới sự hướng dẫn của giảng viên để tích lũy đủ số lƣợng tín chỉ theo quy định đối với kỹ sƣ một ngành cụ thể và đối với chứng chỉ nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề.
Theo quan điểm trên, học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật bao gồm tất cả các công việc sinh viên phải thực hiện trong quá trình học tập để đạt đƣợc văn bằng, chứng chỉ. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án gắn với các đặc điểm học tập thep học chế tín chỉ đã phân tích, chúng tôi xem xét học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ĐHSP kỹ thuật gồm các công việc: lập kế hoạch học tập, học theo nhóm sinh viên và tự học tự nghiên cứu.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
- Về mục tiêu học tập: Sinh viên ĐHSP kỹ thuật đƣợc xác định mục tiêu học tập là trở thành giáo viên dạy nghề và đồng thời là một người kỹ sƣ một trong các ngành kỹ thuật: Công nghệ kỹ thuật ôtô, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông. Vì vậy trong quá trình học tập các em vừa học nội dung chương trình đào tạo kỹ sư, vừa học nội dung chương trình nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề để trở thành giáo viên dạy nghề.
- Về nội dung học tập: Năm thứ nhất chủ yếu học các môn học kiến thức đại cương, giáo dục thể chất, quốc phòng. Bắt đầu từ năm thứ 2, sinh viên học song song hai khối kiến thức về chuyên môn kỹ thuật của một ngành học mà các em đã lựa chọn và các kiến thức về nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề.
+ Đối với khối kiến thức chuyên môn kỹ thuật: các môn học gắn với từng ngành cụ thể nhƣ: Công nghệ kỹ thuật Điện-Điện tử, Công nghệ chế tạo máy (Cơ khí chế tạo), Công nghệ kỹ thuật ôtô (Cơ khí động lực), Công nghệ thông tin. Mỗi ngành đều bao gồm cả lý thuyết, thực hành nghề và thực tập sản xuất.
+ Đối với khối kiến thức nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề: gồm các môn học về lý luận sƣ phạm nhƣ: Tâm lý học nghề nghiệp, Giáo dục học nghề nghiệp, Phương tiện dạy học, Kỹ năng và Phương pháp dạy nghề, Phát triển chương trình dạy nghề, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp và thực tập sƣ phạm.
- Về văn bằng, chứng chỉ: Khi tích lũy đủ số lƣợng tín chỉ và đảm bảo yêu cầu theo quy định, sinh viên đƣợc cấp một bằng kỹ sƣ gắn với chuyên ngành kỹ thuật đƣợc đào tạo và một chứng chỉ sƣ phạm dạy nghề.
- Về vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp hệ đào tạo ĐHSPKT, SV có cơ hội việc làm nhƣ những kỹ sƣ công nghệ, ngoài ra còn có
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
thêm cơ hội việc làm, giảng dạy ở các trường Sư phạm kỹ thuật, các trường đào tạo nghề và các cơ sở dạy nghề khác.