CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.4. Cơ sở đánh giá
2.2.4.1. Đánh giá thể trạng của bệnh nhân
Dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI): BMI = [Cân nặng (kg)] /[Chiều cao2 (m)].
Phân loại thể trạng theo tiêu chuẩn của WHO năm 2000 áp dụng cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương [59]
Bảng 2.1: Phân loại thể trạng theo tiêu chuẩn của WHO năm 2000 áp dụng châu Á –Thái Bình Dương
Phân loại Chỉ số IBM
Gầy < 18,5
Bình thường 18,5 - 22,9
Thừa cân ≥ 23
Tiền béo phì 23 - 24,9
Béo phì độ I 25 - 29,9
Béo phì độ II ≥ 30
2.2.4.2. Đánh giá chức năng gan, thận của bệnh nhân
- Phân loại chức năng gan: ASAT/ALAT < 3 lần giới hạn bình thường, ASAT/ALAT > 3 lần giới hạn bình thường.
- Chức năng thận của BN được đánh giá dựa vào độ thanh thải creatinin (Clcr) theo công thức Cockcroft-Gault:
(140 - tuổi) x Cân nặng (kg) (x 0,85 đối với nữ) Độ thanh thải creatinin (ml/phút) =
Creatinin huyết thanh (micromol/l) x 0,81 Phân loại chức năng thận theo ngưỡng Clcr: phân loại Clcr ≥ 90 ml/ phút, Clcr 50-89 ml/phút, Clcr 30-49 ml/phút, Clcr < 30 ml/phút.
2.2.4.3. Phân loại mức độ rối loạn lipid máu Theo khuyến cáo NCEP ATP III [54]
Bảng 2.2: Phân loại mức độ rối loạn lipid máu Chỉ số lipid máu
Phân loại Chỉ số mg/dL (mmol/L)
LDL (mg/dL) (mmol/L = mg/dL x 0,0257)
Tối ưu < 100 (<2,6)
Gần tối ưu 100 – 129 (2,6 – 3,4)
Cao giới hạn 130 – 159 (3,4 – 4,1)
Cao 160 – 189 (4,1 – 4,9)
Rất cao ≥ 190 (≥4,9)
HDL-C (mg/dL) (mmol/L = mg/dL x 0,0257)
Thấp < 40 (<1)
Bình thường 40 – 60 (1 - 1,5)
Cao ≥ 60 ( ≥ 1,5)
Cholesterol toàn phần (TC) (mg/dL) (mmol/L = mg/dL x 0,026)
Bình thường < 200 (< 5,2)
Cao giới hạn 200 – 239 (5,2 - 6,2)
Cao ≥ 240 (≥6,2)
Triglycerid (TG) (mg/dL) (mmol/L = mg/dL x 0,0115)
Bình thường < 150 (<1,7)
Cao giới hạn 150 -199 (1,7 - 2,3)
Cao 200 – 499 (2,3 - 5,7)
Rất cao ≥ 500 (≥5,7)
2.2.4.4. Phân loại các typ rối loạn lipid máu
Theo khuyến cáo của Hội vữa xơ động mạch Châu Âu [30].
Bảng 2.3: Phân loại các typ rối loạn lipid máu Phân loại Cholesterol
(mmol/l)
LDL-C (mmol/l)
Triglycerid (mmol/l)
Bình thường < 5,2 < 3,4 < 1,7
Tăng cholesterol (Typ II a) ≥ 5,2 Và, hoặc ≥ 3,4 < 1,7 Tăng triglyceride (Typ IV) < 5,2 < 3,4 ≥ 1,7 Tăng lipid hỗn hợp (typ II b) ≥ 5,2 Và, hoặc ≥ 3,4 ≥ 1,7
2.2.4.5. Đánh giá nguy cơ tim mạch của bệnh nhân Theo khuyến cáo NCEP ATP III [54]
Không
Có
Hình 2.2: Các bước phân loại nguy cơ tim mạch của bệnh nhân Bước 1: Kiểm tra bệnh nhân
- Bệnh mạch vành:
+ Tiền sử nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực ổn định hoặc không ổn định + Phẫu thuật mạch vành
+ Có bằng chứng rõ ràng về thiếu máu cơ tim cục bộ - Hoặc các nguy cơ tương tự bệnh mạch vành:
+ Đái tháo đường
+ Bệnh động mạch ngoại biên, phình động mạch chủ bụng
Bước 2: Đếm số yếu tố nguy cơ của bệnh nhân - Các yếu tố nguy cơ
+ Hút thuốc lá
+ Tăng huyết áp (≥ 140/90 mmHg hoặc đang dùng thuốc tăng huyết áp).
+ HDL-C thấp (<1.05 mmol/l).
+ Tiền sử gia đình bị BMV ( nam ≤ 55 tuổi, nữ ≤ 65 tuổi).
+ Tuổi (nam ≥ 45 tuổi, nữ ≥ 55 tuổi).
- Các yếu tố nguy cơ âm tính, HDL-C ≥ 1,55 mmol/l (nếu có trừ đi 1 yếu tố nguy cơ)
2 YTNC 0-1 YTNC
Bước 3: Đánh giá nguy cơ bệnh mạch vành trong vòng 10 năm theo Framingham
>20% 10 -20% <10%
Nguy cơ cao trung bình
Nguy cơ trung bình
Nguy cơ thấp Nguy cơ
cao
2.2.4.6. Đánh giá tương tác thuốc
Đánh giá tương thuốc theo phần mềm online http://www.drug.com, http://www.medscape.com. Khi phần mềm phát hiện được tương tác xuất hiện trong đơn, tiến hành ghi nhận mức độ nghiêm trọng của tương tác. Có tham khảo thêm Dược thư quốc gia Việt Nam của Bộ y tế, Stockey’s drug interactions ninth edition.
Mức độ tương tác thuốc: - Mức độ nhẹ
- Mức độ trung bình - Mức độ nghiêm trọng 2.2.4.7. Cơ sở ra quyết định dùng thuốc điều trị RLLPM
Cơ sở ra quyết định dùng thuốc điều trị RLLPM đánh giá theo khuyến cáo NCEP ATP III (xem mục 1.3.2.1, phụ lục 4) và ACC/AHA 2013 (mục 1.3.2.4).
Với khuyến cáo ACC/AHA 2013, uớc tính nguy cơ bệnh tim mạch xơ vữa (BTMXV) theo thang điểm tổng hợp (Pooled Cohort Risk Assessement Equation) được tính theo phần mềm online http://clincalc.com/Cardiology/ASCVD/PooledCohort.aspx.
Các yếu tố đưa vào công thức gồm: tuổi, giới tính, chủng tộc, thói quen hút thuốc, cholesterol máu, HDL-C, huyết áp tâm thu, có hay không dùng thuốc hạ áp, tình trạng ĐTĐ.
2.2.4.8. Liều dùng cho bệnh nhân theo chức năng thận
Hiệu chỉnh liều thuốc điều trị RLLPM ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận được căn cứ theo Dược thư Quốc gia Việt Nam, AHFS Drug Information [6], [25]
(theo phụ lục 4)