Trong khoảng thời gian từ 01/2015- 12/2015 thu nhận 180 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu.
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới tính, thể trạng của bệnh nhân - Đặc điểm về tuổi, giới tính của bệnh nhân
Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi và giới của bệnh nhân
Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng
Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %
< 40 tuổi 1 0,6 2 1,1 3 1,7
40 - 54 tuổi 14 7,8 8 4,4 22 12,2
55 - 69 tuổi 65 36,1 34 18,9 99 55
≥ 70 tuổi 46 25,6 10 5,6 56 31,1
Tổng 126 70 54 30 180 100
Tuổi trung bình (năm) 67,3 ± 10,1 62 ± 11,7 65,7 ± 10,8
Tuổi thấp nhất (năm) 38 30 30
Tuổi cao nhất (năm) 87 87 87
Nhận xét:
Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, bệnh nhân nam (70%) chiếm tỷ lệ cao hơn bệnh nhân nữ (30%). Phần lớn bệnh nhân trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ 86,1 %, trong đó nhóm tuổi từ 55 – 69 chiếm tỷ lệ 55%. Tuổi trung bình là 65,7 ± 10,8 (năm).
Bệnh nhân ít tuổi nhất là 30 tuổi, cao tuổi nhất là 87 tuổi.
- Đặc điểm về thể trạng của bệnh nhân:
Thể trạng bệnh nhân được đánh giá theo tiêu chuẩn WHO 2000 áp dụng cho người dân các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương [59].
Kết quả được trình bày trong bảng 3.2:
Bảng 3.2: Đặc điểm về thể trạng của bệnh nhân
Phân loại Chỉ số BMI Số BN Tỷ lệ %
Gầy < 18,5 3 1,7
Bình thường 18,5 - 22,9 112 62,2
Thừa cân ≥ 23 65 36,1
Tiền béo phì 23 - 24,9 59 32,8
Béo phì độ I 25 - 29,9 6 3,3
Tổng 180 100
Nhận xét:
Đối tượng bệnh nhân có thể trạng bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất 62,2%.
Bệnh nhân có thể trạng gầy chiếm tỷ lệ thấp 1,7 %. Bệnh nhân béo phì chiếm 36,1%
trong đó chủ yếu là giai đoạn tiền béo phì (32,8%).
3.1.2. Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân nghiên cứu Kết quả được trình bày trong bảng 3.3:
Bảng 3.3: Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân
Nhóm đối tƣợng BN Số BN Tỷ lệ %
Bệnh mạch vành 12 6,7
Bệnh mạch vành + Tăng huyết áp 105 58,3
Bệnh mạch vành + Tăng huyết áp + Đái tháo đường 17 9,4
Đái tháo đường 9 5
Đái tháo đường + Tăng huyết áp 21 11,7
Tăng huyết áp 12 6,7
Không có bệnh mắc kèm 4 2,2
Tổng 180 100
*Bệnh mạch vành bao gồm: tiền sử nhồi máu cơ tim, hội chứng vành cấp, đau thắt ngực ổn định và không ổn định, BMV tiến triển hoặc bằng chứng thiếu máu cục bộ cơ tim qua khám lâm sàng và cận lâm sàng, bệnh nhân đã can thiệp mạch vành.
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%
60.0%
70.0%
80.0%
90.0%
BMV THA ĐTĐ
74.4%
86.1%
26.1%
Hình 3.1: Phân bố bệnh lý của mẫu nghiên cứu
Nhận xét:
Trong 180 bệnh nhân, đối tượng bệnh nhân tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 86,1% với 155 bệnh nhân, đối tượng bệnh nhân bệnh mạch vành 74,4% và đái tháo đường 26,1%. Phần lớn bệnh nhân có 2 bệnh lý phối hợp, trong đó bệnh lý phối hợp bệnh mạch vành và tăng huyết áp có 105 bệnh nhân chiếm 58,3%. Bệnh nhân 3 bệnh lý phối hợp BMV, THA, ĐTĐ có 17 BN chiếm tỷ lệ 9,4%.
3.1.3. Chức năng gan và thận của bệnh nhân khi bắt đầu điều trị
Ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận, sự chuyển hóa và thải trừ thuốc khỏi cơ thể bị ảnh hưởng, do đó liều dùng một số thuốc điều trị RLLPM cần phải được hiệu chỉnh phù hợp. Đồng thời một số thuốc điều trị RLLPM có ảnh hưởng tới chức năng gan thận của bệnh nhân. Vì vậy chúng tôi tiến hành đánh giá chức năng gan thận của bệnh nhân tại thời điểm bắt đầu điều trị.
3.1.4.1. Đặc điểm chức năng gan của bệnh nhân khi bắt đầu điều trị Đánh giá chức năng gan của bệnh nhân được trình bày trong bảng 3.4:
Bảng 3.4: Đặc điểm chức năng gan của bệnh nhân
Xét nghiệm chức năng gan Số BN Tỷ lệ % ASAT và ALAT trong giới hạn bình thường 142 78,9 ASAT hoặc ALAT > giới hạn bình thường và < 3
lần giới hạn bình thường 26 14,4
ASAT và ALAT > giới hạn bình thường và < 3
lần giới hạn bình thường 12 6,7
Tổng 180 100
Nhận xét:
Số bệnh nhân có men gan tăng cao hơn giới hạn bình thường là 38 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 21,1%, trong đó 12 bệnh nhân (6,7%) tăng đồng thời ASAT và ALAT.
Không có bệnh nhân nào có chỉ số ASAT/ ALAT > 3 lần giới hạn bình thường.
3.1.4.2. Đặc điểm chức năng thận của bệnh nhân khi bắt đầu điều trị
Đánh giá chức năng thận theo phân loại độ thanh thải creatinin. Kết quả được trình bày trong bảng 3.5:
Bảng 3.5: Đặc điểm chức năng thận của bệnh nhân
Độ thanh thải Creatinin (ml/ phút) Số BN Tỷ lệ %
≥ 90 26 14,5
50-89 105 58,3
30-49 47 26,1
< 30 2 1,1
Tổng 180 100
Nhận xét:
Nhóm đối tượng bệnh nhân Clcr 50-89 ml/phút chiếm tỷ lệ cao nhất 58,3%.
Bệnh nhân có Clcr ≥ 90 ml/phút chiếm tỷ lệ 14,5%. Bệnh nhân có Clcr 30-49 ml/phút chiếm 26,1%. Chỉ có 1,1% (2 bệnh nhân) Clcr < 30 ml/phút và có độ tuổi trên 70.
3.1.4. Phân loại mức độ rối loạn lipid máu
Hầu hết bệnh nhân được làm các xét nghiệm TC, TG, HDL-C, LDL-C tại thời điểm bắt đầu theo dõi. Một số bệnh nhân thiếu xét nghiệm LDL-C, chỉ số LDL- C được tính theo công thức Friedewald [34] với trường hợp TG < 400 mg/dl (4,6 mmol/l).
- Đặc điểm các chỉ số lipid máu của bệnh nhân khi bắt đầu điều trị Kết quả được trình bày trong bảng 3.6:
Bảng 3.6: Đặc điểm các chỉ số lipid máu của bệnh nhân
Chỉ số Giá trị các chỉ số (mmol/l)
Thấp nhất Cao nhất TB±SD
Cholesterol toàn phần 3,18 9,78 5,28 ± 1,18
LDL-C 1,56 6,54 3,25 ± 0,86
HDL-C 0,57 1,9 1,02 ± 0,2
Triglycerid 1,01 12,86 2,86 ± 1,52
Nhận xét:
Các chỉ số lipid máu trung bình của bệnh nhân ở mức cao hơn giới hạn bình thường. Một trường hợp bệnh nhân có mức cholesterol toàn phần cao nhất là 9,78 mmol/l, các chỉ số lipid khác của bệnh nhân cũng ở mức cao LDL-C 6,4 mmol/l, triglycerid 5,51 mmol/l, HDL-C 1,03 mmol/l. Trường hợp bệnh nhân có nồng độ triglycerid cao 12,86 mmol/l, các chỉ số cholesterol toàn phần là 7,84 mmol/l, LDL- C 4,11 mmol/l, HDL-C 1.06 mmol/l.
- Phân loại mức độ rối loạn lipid máu Kết quả được trình bày trong bảng 3.7:
Bảng 3.7: Phân loại mức độ rối loạn lipid máu Chỉ số lipid máu
Số BN Tỷ lệ % Phân loại Chỉ số mg/dL (mmol/L)
Cholesterol toàn phần (CT) (mg/dL) (mmol/L = mg/dL x 0,026)
Bình thường < 200 (< 5,2) 84 46,7
Cao giới hạn 200 – 239 (5,2 - 6,2) 51 28,3
Cao ≥ 240 (≥6,2) 45 25
LDL-C (mg/dL) (mmol/L = mg/dL x 0,0257)
Tối ưu < 100 (<2,6) 53 29,4
Gần tối ưu 100 – 129 (2,6 – 3,4) 48 26,7
Cao giới hạn 130 – 159 (3,4 – 4,1) 46 25,6
Cao 160 – 189 (4,1 – 4,9) 26 14,4
Rất cao ≥ 190 (≥4,9) 7 3,9
HDL-C (mg/dL) (mmol/L = mg/dL x 0,0257)
Thấp < 40 (<1) 82 45,6
Bình thường 40 – 60 (1 - 1,5) 91 50,5
Cao ≥ 60 ( ≥ 1,5) 7 3,9
Triglycerid (TG) (mg/dL) (mmol/L = mg/dL x 0,0115)
Bình thường < 150 (<1,7) 42 23,3
Cao giới hạn 150 -199 (1,7 - 2,3) 45 25
Cao 200 – 499 (2,3 - 5,7) 82 45,6
Rất cao ≥ 500 (≥5,7) 11 6,1
Nhận xét:
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 25% bệnh nhân có cholesterol toàn phần cao
≥ 6,2 mmol/l, 28,3% bệnh nhân có cholesterol toàn phần ở mức cao giới hạn ≥ 5,2 mmol/l. Số bệnh nhân có chỉ số LDL-C cao và rất cao chỉ đạt 14,4% và 3,9%. Đa số bệnh nhân có nồng độ triglycerid cao hơn giá trị bình thường, chiếm 76,7% trong đó 45,6% bệnh nhân có nồng độ TG ≥ 2,3 mmol/ll và 6,1% BN có TG ≥5,7 mmol/l . Số bệnh nhân có nồng độ HDL-C thấp (< 1mmol/l) chiếm tỷ lệ 45,6%.
- Phân loại các typ rối loạn lipid máu của bệnh nhân Kết quả được trình bày trong bảng 3.8:
Bảng 3.8: Phân loại các typ rối loạn lipid máu của bệnh nhân Phân loại Cholesterol
(mmol/l)
Triglycerid (mmol/l)
Số BN Tỷ lệ %
Bình thường < 5,2 < 1,7 35 19,4
Tăng cholesterol
(Typ II a) ≥ 5,2 < 1,7 7 3,9
Tăng triglyceride
(Typ IV) < 5,2 ≥ 1,7 49 27,2
Tăng lipid hỗn
hợp (typ II b) ≥ 5,2 ≥ 1,7 89 49,5
Tổng 180 100
Nhận xét:
Trong mẫu nghiên cứu, đa số là nhóm bệnh nhân tăng lipid hỗn hợp và nhóm bệnh nhân tăng triglycerid với tỷ lệ tương ứng 49,5% và 27,2%. Bệnh nhân tăng cholesterol đơn thuần chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,9%. Bệnh nhân có chỉ số lipid máu bình thường chiếm 19,4% tuy nhiên đây là những đối tượng bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao và rất cao được chẩn đoán bệnh mạch vành, đái tháo đường.
3.1.5. Nguy cơ tim mạch của bệnh nhân khi bắt đầu điều trị Kết quả được trình bày trong bảng 3.9:
Bảng 3.9: Phân loại nguy cơ tim mạch của bệnh nhân
Yếu tố nguy cơ Số BN Tỷ lệ (%)
Nguy cơ cao: BMV hoặc tương đương BMV 164 91,1 Nguy cơ cao – Trung bình: ≥ 2 YTNC + Nguy cơ 10
năm từ 10 – 20% 7 3,9
Nguy cơ trung bình: ≥ 2 YTNC + NC 10 năm < 10% 5 2,8
Nguy cơ thấp: 0 -1 YTNC 4 2,2
Tổng 180 100
Nhận xét:
Phân loại nguy cơ tim mạch của bệnh nhân giúp xác định sự cần thiết của việc điều trị bằng thuốc RLLPM. Phần lớn bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao và rất cao chiếm tỷ lệ 91,1%. Nhóm nguy cơ tim mạch cao – trung bình, nguy cơ trung bình, nguy cơ thấp chiếm tỷ lệ nhỏ tương ứng là 3,9%, 2,8% và 2,2%.