4.3. PHÂN TÍCH TÍNH HỢP LÝ TRONG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ
4.3.5. Sự thay đổi chức năng gan, thận trong quá trình điều trị
Trong nghiên cứu có 2,2% (4 trường hợp) ASAT/ALAT tăng gấp 3 lần giới hạn bình thường, trong đó 3/4 trường hợp sử dụng atorvastatin 20 mg. Hầu hết các trường hợp được ngừng điều trị thuốc statin. Có 1 trường hợp bệnh nhân vẫn tiếp tục sử dụng atorvastatin với mức liều giảm 20mg 10 mg, tháng tiếp theo chỉ số ASAT/ALAT đã giảm < 3 lần giới hạn bình thường (ASAT 42 U/L, ALAT 56 U/L). Thông thường, cần tiến hành các xét nghiệm chức năng gan trước khi bắt đầu điều trị và sau đó làm lại xét nghiệm, giám sát chức năng gan khi lâm sàng có các biểu hiện gợi ý có tổn thương gan (mệt mỏi bất thường, chán ăn, đau bụng, nước tiểu sẫm màu, vàng mắt, vàng da…).
Trong các thử nghiệm lâm sàng, một số ít người bệnh uống statin thấy tăng transaminase rõ rệt. Khi ASAT/ALAT > 3 lần giới hạn bình thường, ngừng thuốc ở những bệnh nhân này, nồng độ ASAT/ALAT thường hạ từ từ. Cần sử dụng thuốc thận trọng ở người bệnh có tiền sử bệnh gan. Tác dụng không mong muốn của fenofibrat cũng làm tăng enzym gan và ngừng điều trị khi ASAT/ALAT > 3 lần giới hạn bình thường. Vì vậy cần tiến hành các xét nghiệm chức năng gan trước khi bắt đầu điều trị, sau đó làm lại xét nghiệm trường hợp lâm sàng có chỉ định (biểu hiện gợi ý có tổn thương gan). Cần tăng cường theo dõi các phản ứng có hại xảy ra trên bệnh nhân vào mỗi lần tái khám để có biện pháp xử trí kịp thời [6].
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Qua phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên 180 bệnh nhân tại phòng khám Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
1/ Về đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
- BN nam chiếm 70%, phần lớn BN trên 55 tuổi chiếm 86,1 %. BN béo phì chiếm 36,1 % chủ yếu là giai đoạn tiền béo phì 32,8%.
- Đặc điểm bệnh lý thường gặp là THA 86,1%, BMV 74,4% và ĐTĐ 26,1%.
Phần lớn BN có 2 -3 bệnh lý phối hợp trong đó bệnh lý phối hợp BMV, THA 58,3%.
- BN có men gan tăng cao hơn giới hạn bình thường chiếm 21,1%. Không có BN nào có chỉ số ASAT/ ALAT > 3 lần giới hạn bình thường. BN có Clcr 30-49 ml/phút chiếm 26,1%. Chỉ có 1,1% (2 BN) Clcr < 30 ml/phút và có độ tuổi trên 70.
- Đa số BN có nồng độ TG cao hơn giá trị bình thường 76,7%. BN có HDL-C thấp chiếm 45,6%. Nhóm BN tăng lipid hỗn hợp và nhóm BN tăng TG chiếm tỷ lệ cao tương ứng là 49,5% và 27,2%. BN tăng CT chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,9%.
- Nhóm BN nguy cơ tim mạch cao và rất cao chiếm tỷ lệ lớn nhất 91,1%.
2/ Về tình hình sử dụng thuốc điều trị RLLPM
- Trong 3 tháng điều trị sử dụng nhóm statin 91,7%, phối hợp statin và fibrat 0,7%, fibrat 7,6%. Thuốc RLLPM phổ biến là statin liều trung bình atorvastatin 20mg 41,3%, atorvastatin 10mg 20,4%, statin liều thấp pravastatin 10mg 21,1%.
- Phác đồ khởi đầu atorvastatin 20mg chiếm tỷ lệ cao nhất 50,6%, tiếp theo pravastatin 10mg 18,9%, atorvastatin 10mg 17,2%. Số BN thay đổi phác đồ 1 lần chiếm tỷ lệ 45,6%, BN thay đổi phác đồ 2 lần 8,3%. Dạng thay đổi phác đồ làm giảm hiệu lực điều trị chiếm 58,9% trong đó atorvastatin 20mg10mg 32,1%, atorvastatin 10mg pravastatin 10mg 19,6%. Dạng thay đổi phác đồ làm tăng hiệu lực điều trị thường gặp nhất pravastatin 10mgrosuvastatin 10mg 22,3%.
- Có 39,4% BN với 102 lần gặp tương tác giữa thuốc RLLPM với thuốc khác.
Trong đó 1 tương tác mức độ nghiêm trọng atorvastatin- fenofibrat 3,9%, 6 tương
tác mức độ trung bình phổ biến là atorvastatin- omeprazol 44,1%, atorvastatin- lansoprazol 20,5%.
- BN biểu hiện đau mỏi cơ chiếm 5,6% với chỉ số CK lớn hơn giới hạn bình thường. Ngoài ra BN mệt mỏi (3,3%), rối loạn tiêu hóa (1,7%).
3/ Về tính hợp lý trong sử dụng thuốc điều trị RLLPM
- Có 2,2% BN nguy cơ tim mạch thấp chưa cần sử dụng thuốc điều trị RLLPM theo NCEP ATP III, ACC/AHA 2013. 13,9% BN nguy cơ tim mạch cao, mắc BMV, ĐTĐ sử dụng statin liều thấp pravastatin 10mg chưa phù hợp với khuyến cáo.
- Số BN Clcr < 50 ml/phút sử dụng liều fenofibrat chưa hợp lý chiếm 1,7%.
- Với BN có TG ≥5,7 mmol/l, dự phòng viêm tụy cấp là mục tiêu hàng đầu và fibrat được ưu tiên, 2,8% BN sử dụng statin chưa phù hợp với khuyến cáo. Với BN có TG < 5,7 mmol/l, 6,1% BN sử dụng fibrat chưa phù hợp.
- Sau 3 tháng điều trị, chỉ số LDL-C giảm 29,2%, TG giảm 24,8 %, CT giảm 19,1%, HDL-C tăng 12,7%. Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Trong quá trình điều trị có 2,2% (4 BN) ASAT/ALAT tăng > 3 lần giới hạn bình thường. Trong đó 1 BN tiếp tục atorvastatin 20mg10 mg tháng sau chỉ số ASAT/ALAT giảm < 3 lần giới hạn bình thường, 3 BN ngừng điều trị statin.
KIẾN NGHỊ
- Cân nhắc ưu tiên lựa chọn phác đồ statin, sử dụng liệu pháp statin liều cao hơn với những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch rất cao, mắc bệnh mạch vành, đái tháo đường, cũng như cân nhắc lợi ích khi thay đổi phác đồ điều trị cho bệnh nhân để dự phòng tiên phát và thứ phát biến cố tim mạch có ý nghĩa hơn.
- Nên thường xuyên theo dõi sự thay đổi các chỉ số lipid máu để đánh giá hiệu quả điều trị, đặc biệt với bệnh nhân bệnh mạch vành, đái tháo đường, tăng huyết áp.