TIẾT 13 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI(tiếp)

Một phần của tài liệu Giao an Ngu van 9 day du va hay nhat (Trang 35 - 39)

QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

TUẦN 3 TIẾT 13 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI(tiếp)

G:

I -Mục tiêu bài dạy:

1-Kiến thức:

-Hiểu được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.

-Tích hợp với văn bản “Tuyên bố...”

2-Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng vận dụng có hiệu quả các phương châm hội thoại vào thực tế giao tiếp.

3-Thái độ:

-Giáo dục ý thức khi sử dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp.

II -Phương tiện thực hiện:

-Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.

-Trò: vở bài tập, sgk, III-Cách thức tiến hành:

-Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

-Phân tích, quy nạp.

IV-Tiến trình bài dạy:

A-Tổ chức:

B-Kiểm tra:

?Thế nào là phương châm quan hệ? cách thức? cho ví dụ.

?Phương châm lịch sự? cho ví dụ.

?Gọi 2 em chữa bài tập 4,5/23,24 trên bảng.

C-Bài mới:

1 2

-Gọi hs đọc truyện cười sgk.

?Nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không? Vì sao?

-Có.Vì đã quan tâm đến người khác.

?Câu hỏi ấy có được sử dụng đúng chỗ đúng lúc không?Tại sao?

-Sử dụng không đúng chỗ đúng lúc....

?Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?

-Ghi nhớ sgk.

-HS đọc ghi nhớ sgk/36

?Kể tên các phương châm đã học?

- 5 phương châm.

?Trong các bài học ấy, những tình huống nào tuân thủ phương châm hội thoại?

-Chỉ có 2 tình huống trong bài phương châm lịch sự, còn lại là không tuân thủ.

-HS đọc bài tập 2(thảo luận nhóm)

?Câu trả lời của Ba có đáp ứng được yêu cầu của An không?

-Không.Vì không cung cấp đầy đủ thông tin như An muốn biết mà trả lời một cách chung chung.

?Trong tình huống này, phương châm nào không được tuân thủ?

-Phương về lượng.

? Vì sao Ba không tuân thủ phương châm về lượng?

-Vì không biết máy bay được chế tạo năm

I-Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.

1-Bài tập sgk/36.

Văn bản “Chào hỏi”

-Tuân thủ phương châm lịch sự. Vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác.

-Sử dụng không đúng chỗ đúng lúc.

=> khi giao tiếp, không những tuân thủ các phương châm hội thoại mà còn phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp:

-Nói với ai?

-Nói khi nào?

-Nói ở đâu?

-Nói nhằm mục đích gì?

2-Kết luận: khi giao tiếp, không những tuân thủ các phương châm hội thoại mà còn phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp:

.II-Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.

1-Bài tập: sgk/37.

-Có 5 phương châm hội thoại đã học.

-Có 2 tình huống đã học trong bài phương châm lịch sự là tuân thủ phương châm hội thoại.

*Bài 2

-Đoạn đối thoại

+Câu trả lời chưa đáp ứng được câu hỏi.

=>không tuân thủ phương châm về lượng.

=> không nên nói điều không có bằng chứng xác thực.

nào.

-HS đọc tình huống 3 (Thảo luận nhóm)

?Khi bác sĩ nói tránh đi để bệnh nhân yên tâm thì bác sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

-Không tuân thủ phương về chất.

?Việc nói dối của bác sĩ có thể chấp nhận được không? Vì sao?

-Có.Vì giúp bệnh nhân lạc quan trong cuộc sống.

?Nếu bác sĩ nói thật thì phương châm nào không được tuân thủ?

-Phương châm lịch sự.

?Em hãy tìm tình huống tương tự?

-Người chiến sĩ không may rơi vào tay giặc không thể khai báo sự thật.

-Khi nhận xét về tuổi tác của người đối thoại..

*HS đọc bài tập 4 (thảo luận).

? Khi nói “tiền bạc chỉ là tiền bạc” có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không?

-Nếu xét về nghĩa hiển ngôn thì cách nói này không tuân thủ phương châm về lượng.

-Nếu xét nghĩa hàm ẩn thì cách nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng.

?Theo em, nên hiểu nghĩa của câu này thế nào?

-Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải mục đích cuối cùng của con người. Câu này muốn nhắc nhở chúng ta rằng: ngoài tiền bạc để duy trì cuộc sống, con người còn có mối quan hệ thiêng khác trong đời sống tinh thần như anh em, cha con, bè bạn. Vì vậy, đừng vì tiền bạc mà quên đi tất cả.

?Qua những tình huống trên, em rút ra kết luận gì?

-Gọi hs đọc ghi nhớ sgk.

-HS đọc bài 1.

?Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

-Không tuân thủ phương châm cách thức.Vì, với cậu bé 5 tuổi thì “Tuyển tập Nam Cao là câu chuyện mơ hồ, viển vông.

*Bài 3:

-Bác sĩ không tuân thủ phương châm về chất.

-Có thể chấp nhận được.Vì có lợi cho bệnh nhân.

*Bài 4:

-Tiền bạc chỉ là tiền bạc

+Về hiển ngôn: không tuân thủ.

+Về hàm ẩn: có tuân thủ phương châm về lượng.

2-Kết luận: ghi nhớ sgk/57.

III-Luyện tập:

1-Bài 1 sgk/38.

-Không tuân thủ phương châm cách thức.

?Câu trả lời này có thể coi là đúng trong trường hợp nào?

-Đúng với những người đã học ở những lớp lớn tuổi.

-HS đọc bài 2/38.

?Thái độ và lời nói của chân tay,tai, mắt đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp?

-Vi phạm phương châm lịch sự.

?Việc tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?

-Việc tuân thủ ấy là vô lí.Vì khách đến nhà phải hỏi chủ nhà rồi mới trò chuyện nhất là ở đây lời nói của vị khách thật hồ đồ không căn cứ.

2-Bài 2/38

- Vi phạm phương châm lịch sự.

D-Củng cố:

-HS đọc ghi nhớ sgk.

-Đặc điểm của giao tiếp là gì?

+Nói với ai?....?Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ nguyên nhân nào?

-Người nói vô ý vụng về thiếu văn hoá giao tiếp.

-Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại nào đó quan trọng hơn.

E-Hướng dẫn học bài:

-Ôn lại bài Phương châm hội thoại.

-Học ghi nhớ sgk

-Đọc trước bài xưng hô trong hội thoại.

--- TUẦN 3 -TIẾT 14+15 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

S:

G

I-Mục tiêu bài học:

1-Kiến thức:

-Viết được bài văn thuyết minh trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật, các phương pháp thuyết minh (về thiên nhiên,con người, đồ vật..).Tuy nhiên yêu cầu thuyết minh khoa học, chính xác, mạch lạc vẫn là chủ yếu.

2-Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng viết văn bản thuyết minh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, sử dụng yếu tố miêu tả.

3-Thái độ:

-Giáo dục ý thức tự giác, sáng tạo trong viết văn.

II-Phương tiện thực hiện.

-Thầy:giáo án, đề bài.

-Trò: giấy kiểm tra, III-Cách thức tiến hành.

-Ra đề, làm bài.

IV-Tiến trình bài dạy:

A-Tổ chức:

B-Kiểm tra:

C-Bài mới :

1-Đề bài: Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.

2-Đáp án-thang điểm.

a-Mở bài (2 điểm)

-Giới thiệu chung về cây lúa Việt Nam.(Diễn đạt bằng một đoạn văn mượt mà diễn cảm, không mắc lỗi chính tả).

b-Thân bài (7 điểm )

-Ý 1:Quá trình hình thành, nguồn gốc cây lúa: gắn liền với con người VN, lúa là cây lương thực chủ yếu không thể thiếu được đối với chúng ta.

-Ý 2:Quá trình phát triển cây lúa: cây mạ -cây lúa non –lúa con gái- trỗ đòng-lúa chín...( Có yếu tố miêu tả)

-Ý 3:đặc điểm của cây lúa:

+Thân:mềm, mọc thẳng, từng khóm,rễ chùm.Là cây có một lá mầm.

+Lá:phiến dài, mỏng, lá mọc bao quanh thân.Tuỳ từng thời kì sinh trưởng mà lá lúa có màu khác nhau.Lúc còn non, màu lá xanh mỡn,phất phơ dưới ánh nắng ban mai trông như thảm cỏ bạt ngàn thật thích mắt.

+Trỗ đòng:mỗi khóm lúa hàng chục bắp đòng thẳng tắp vươn lên rất đỗi hùng dũng...

+Hạt thóc:tròn mẩy,có màu vàng xuộm.

-Ý 4:Tác dụng cây lúa trong đời sống VN +Rơm,rạ;

+Gạo

-Ý 5:sức sống mãnh liệt của cây lúa trong sống của người Việt.

Hình ảnh cây lúa đã ăn sâu vào tiềm thức của con người Việt Nam.

3-Kết bài(1 điểm):khẳng định giá trị của cây lúa trong đời sống chúng ta.

D-Củng cố:

-Thu bài, nhận xét giờ làm bài.

-Về ôn kĩ bài thuyết minh.

E-Hướng dẫn học bài:

-Ôn lại kiểu bài thuyết minh

-Đọc trước bài “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”sgk/58.

Một phần của tài liệu Giao an Ngu van 9 day du va hay nhat (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(433 trang)
w