NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
TUẦN 26-TIẾT 129 KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)
S:
G:
I- Mục tiêu bài dạy 1- Kiến thức
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các văn bản thơ trong chương trình Ngữ văn 9 kỳ II của học sinh.
2- Kỹ năng
- Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm, cảm thụ đoạn thơ, bài thơ.
3-Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác làm bài kiểm tra của học sinh II- Phương tiện thực hiện
- Thầy: giáo án, đề photo - Trò: giấy, bút
III- Cách thức tiến hành - Làm bài
IV- Tiến trình bài dạy:
A- Tổ chức:
B- Kiểm tra: không C- Bài mới:
A- Đề bài:
I- Phần trắc nghiệm (2,5 đ): mỗi câu đúng cho 0,25 đ.
Hãy lựa chọn phương án đúng ứng với A, B, C hoặc D cho các câu hỏi bên dưới. Cho đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.
1-Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào sau đây?
A-Viếng lăng Bác. C-Sang thu.
B-Mùa xuân nho nhỏ. D-Nói với con.
2-Đoạn thơ trên là của tác giả nào sau đây?
A-Y Phương. C-Thanh Hải B-Viễn Phương. D-Hữu Thỉnh.
3-Phương án nào đúng với nhận xét sau về nội dung của đoạn thơ?
A-Cảm xúc ngợi ca tự hào của tác giả về quê hương, đất nước.
B-Cảm xúc nâng niu trân trọng của tác giả trước mùa xuân quê hương.
C-Lời ca ngợi quê hương của nhà thơ trước lúc đi xa.
D-Suy ngẫm và ước nguyện dâng hiến của nhà thơ cho đất nước.
4- Từ “Ta” ở đoạn thơ dùng được hiểu theo cách nào sau đây?
A-Nhân vật trữ tình trong bài thơ. C-Tất cả mọi người trên đất nước.
B-Cá nhân nhà thơ. D-Những người cùng quê hương với tác giả.
5-Hình ảnh “Một mùa xuân nho nhỏ” được tác giả sử dụng phép tu từ nào sau đây?
A-Nhân hóa. B-Hoán dụ. C- So sánh. D-Ẩn dụ.
6-Câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ” trong đoạn trích được hiểu theo cách nào sau đây?
A-Mùa xuân thiên nhiên. C-Mùa xuân của những người ra đồng.
B-Mùa xuân của chính nhà thơ. D-Mùa xuân của những người cầm sung.
7-Đoạn thơ trên sử dụng đa dạng nghệ thuật. Đúng hay sai?
A-Đúng. B-Sai.
8-Hình ảnh “Con chim, cành hoa” được lặp lại ở đoạn này có tác dụng nào sau đây?
A-Tạo nên tính nhạc. C-Tạo sự đối ứng chặt chẽ.
B-Tạo vần thơ trong sáng. D-Tạo nên nhịp thơ đều đều.
9- Hai câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ- Lặng lẽ dâng cho đời” hiểu theo cách nào sau đây?
A- Một mùa đầu năm đẹp, trong sáng. B- Tuổi trẻ của một đời người.
C-Khát vọng được sống trên quê hương.
D- Ước nguyện dâng hiến cho đất nước của nhà thơ một cách khiêm tốn.
10-Nhận xét nào sau đây đúng với giọng điệu của đoạn thơ trên?
A- Giọng thơ vui, say sưa. C-Giọng thơ hồi hộp.
B-Giọng thơ trầm lắng, trang nghiêm, tha thiết. D-Giọng điệu sôi nổi, tha thiết.
II-Phần tự luận (7,5 đ).
1-Câu 1 ( 2 đ):Bằng sự hiểu biết của em, hãy giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm của đoạn thơ trên,?
2-Câu 2 (4,5đ)Viết đoạn văn nghị luận theo cách lập luận tổng phân hợp khoảng 12-15 câu, trình bày cảm nhận của em về giá trị của đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép nối, thành phần phụ chú (gạch chân phép nối, thành phần phụ chú).
3-Câu 3( 1đ)Sau khi học xong bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương, em có nhận xét gì về cảm hứng bao trùm trong toàn bộ bài thơ?
B – Đáp án
I - Trắc nghiệm: 2,5đ Mỗi câu đúng cho (0,25 đ)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ.án B C D C D B A C D B
II-Tự luận (7,5)
1-Câu 1 làm đúng các ý sau, mỗi ý cho 1 điểm:
- Phạm Bá Ngoãn(1930-1980) quê ở Thừa thiên Huế. Tham gia văn nghệ từ những năm chống Pháp. Sáng tác: “Những đồng chí trung kiên”, “Huế mùa xuân”, “Dấu võng Trường Sơn”
-Bài thơ ra đời tháng 11/1980 trước khi nhà thơ qua đời một tháng.
2-Câu 2 phải đạt được những yêu cầu sau(4,5)
*Nội dung: (2,5đ)
+Ước nguyện của nhà thơ: ta làm con chim hót, ta làm một cành hoa, ta nhập vào hòa ca nốt trầm xao xuyến.
-Đại từ “ta” vừa chỉ số ít: sắc thái trang trọng, vừa chỉ số nhiều: tâm sự của nhiều người=>ta vừa nói được niềm riêng vừa diễn tả được cái chung.
-Điệp ngữ “Ta làm” tô đậm tâm niệm hiến dâng tự nguyện dâng hiến của tác giả đối với đất nước và nhân dân.
-Hình ảnh:Con chim hót cho rộn ràng mùa xuân.Cành hoa nhỏ lặng lẽ toả hương thơm cho đời.Nốt nhạc trầm hoà vào bản đồng ca xây dựng đất nước.=> giản dị, cảm động thể hiện tâm niệm tự nguyện hiến dâng khiêm nhường.
-Hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ”:Là mùa xuân của tài hoa và sáng nghệ thuật thi ca của Thanh Hải.
-Điệp ngữ “dù là”,giọng thơ nhỏ nhẹ, chân thành có sức khái quát cao.=> đó là lẽ sống cao đẹp, là lẽ cống hiến lặng lẽ khiêm tốn.
*Hình thức: (2đ)
-Viết một đoạn văn tổng phân hợp (0,5đ), -Có độ dài 12- 15 câu, (0,5đ)
-Đoạn văn diễn đạt giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả (0,5đ) -Có dùng thành phần phụ chú, phép nối, có gạch chân (0,5đ) 3-Câu 3 làm được các ý sau cho (1 điểm):
-Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu bài thơ. Đó là giọng thành kính trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng Bác, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ. Cùng với giọng suy tư, trầm lắng là nỗi đau xót lẫn niềm tự hào.
D-Củng cố:
-Thu bài.
-Nhận xét giờ kiểm tra.
E-Hướng dẫn học bài.
-Ôn kĩ phần thơ hiện đại, học thuộc lòng và dàn ý các bài phân tích.
-Đọc tham khảo những bài phân tích, cảm thụ văn thơ lớp 9.
-Bài “Sang thu”
-Bài “Nói với con”