TIẾT 157 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Giao an Ngu van 9 day du va hay nhat (Trang 393 - 396)

TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG (TIẾP)

TUẦN 32- TIẾT 157 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

S:

G:

I-Mục tiêu bài dạy.

1-Kiến thức.

-Đánh giá kiến thức về Tiếng Việt của hs từ đầu năm đến nay. Kiểm tra kĩ năng sử dụng kiến thức tiếng Việt và hoạt động giao tiếp xã hội,

2-Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng làm bài tự giác cho hs.

3-Thái độ.

- Giáo dục ý thức tự giác làm bài cho hs.

II-Phương tiện thực hiện.

-Thầy: giáo án, đề poto -Trò: đồ dùng học tập.

III-Cách thức tiến hành.

-Ra đề, làm bài.

IV-Tiến trình bài dạy.

A-Tổ chức:

B- Kiểm tra:

C-Bài mới.

A-Đề bài.

I-Phần trắc nghiệm (2,5 điểm).

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1-2:

“Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má.”

1-Đoạn văn trên dùng phép liên kết nào sau đây?

A-Phép nối. B- Phép thế. C- Phép liên tưởng, đồng nghĩa. D-Phép lặp.

2-Câu văn “Mưa” thuộc kiểu câu nào sau đây?

A-Câu đơn. B-Câu rút gọn. C-Câu đặc biệt. D-Câu ghép.

3-Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau?

Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc

A- Ẩn dụ. B-Hoán dụ. C-Điệp ngữ. D-So sánh.

4-Từ “lộc” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được hiểu theo nghĩa nào sau đây là chính xác nhất?

A-Lợi lộc. B-May mắn.

C-Chồi non. D-Đem mùa xuân đến cho mọi nơi trên đất nước.

5-Câu văn “ Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe” có mấy cụm động từ?

A-Một. B- Hai. C-Ba. D-Bốn.

6-Các bộ phận in đậm trong câu văn sau thuộc cụm từ gì? “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”?

A-Cụm danh từ. B-Cụm tính từ. C-Cụm động từ. D-Tổ hợp từ.

7-Nối cột A với cột B để có nhận xét đúng về cụm từ.

A B

1-Những băn khoăn. a-Cụm động từ.

2-Rất Việt Nam b-Cụm tính từ.

3-đã đến gần anh c-Cụm danh từ

8-Từ “lý tưởng” trong câu văn “Làm khí tượng ở cao thế mới là lý tưởng chứ”thuộc từ loại nào sau đây?

A-Danh từ. B-Tính từ. C-Động từ. D-Tình thái từ.

9-Trong tiếng Việt có bốn kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau (trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán) đúng hay sai?

A-Đúng. B-Sai.

10-Những câu thơ sau dùng thành phần biệt lập nào?

Cô bé nhà bên(có ai ngờ) Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

A-Thành phần phụ chú. B-Thành phần cảm thán.

C-Thành phần tình thái. D-Thành phần gọi-đáp.

II-Tự luận (7,5điểm).

Cho đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt Không mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.

(Nói với con-Y Phương) 1-Câu 1 (0, 5đ): Em hiểu cụm từ “Người đồng mình” là gì?

2-Câu 2 (1đ):Chỉ ra các phép tu từ trong đoạn thơ trên và tác dụng của nó?

3-Câu 3(1đ)Thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” được hiểu như thế nào?

3-Câu 4 (5)Viết một đoạn văn diễn dịch, trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Đoạn văn có sử dụng phép nối và thành phần phụ chú.(gạch chân phép nối và thành phần phụ chú)

B-Đáp án- thang điểm.

I-Trắc nghiệm (3 điểm): mỗi câu đúng cho 0,5 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án đúng

D C C D D B 1-c

2-b 3-a

C A A

II-Tự luận (7điểm)

1-Câu 1 (0,5 điểm): Người đồng mình: là người cùng vùng miền mình, cùng quê hương, đất nước mình, dân tộc mình.

2-Câu 2 (1đ) : So sánh “Sống như sông như suối” hình ảnh song suối vốn là nơi của dòng chảy không bao giờ cạn được tác giả mượn để so sánh với lối sống, phong cách sống của người miền núi là để ngợi ca sức sống mạnh mẽ, khoáng đạt của người vùng miền mình.

3-Câu 3 (1đ): Thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” gợi tả ý chí kiên cường, bền gan vững chí vượt qua những gian khổ, cực nhọc trong cuộc sống để xây dựng quê hương.

4-Câu 4: (5 điểm):

*Về hình thức (1đ)

-Viết được đoạn văn nghị luận theo cách lập luận diễn dịch, -Có thành phần phụ chú và phép nối (1đ)

*Về nội dung (4đ): Phân tích Những đức tính cao đẹp của người đồng mình với 2 ý sau:

+Người đồng mình thương lắm…. Nghe con”: Người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn nhiều cực nhọc, đói nghèo. Từ đó, người cha mong muốn con phải có nghĩa tình thủy chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.

+Người đồng mình thô…phong tục”: người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí niềm tin. Họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Chính những con người như thế, bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại hằng ngày, đã làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương- …phong tục”. Từ đó, người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống tốt đẹp của quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước đi trên đường đời.

IV-Củng cố:

-GV nhận xét giờ kiểm tra.

-Rút kinh nghiệm khi làm bài: phải chú ý thời gian để làm bài tốt hơn V-Hướng dẫn học bài.

-Về nhà làm đề cương ôn tập tiếng Việt từ đầu năm đến nay.

-Chú ý: các phương châm hội thoại, sự phát triển từ vựng, các thành phần biệt lập, khởi ngữ, liên kết câu, Tường minh và hàm ý, ....

-Giờ sau kiểm tra học kì bài tổng hợp

Một phần của tài liệu Giao an Ngu van 9 day du va hay nhat (Trang 393 - 396)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(433 trang)
w