S:
G:
I-Mục tiêu bài dạy.
1-Kiến thức:
-Giúp hs trên cơ sơ nhận thức rõ bản chất khái niệm văn bản nhật dụng là tính cập nhật về nội dung, hệ thống hóa được các chủ đề văn bản nhật dụng đã học bằng toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS.
2-Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.
3- Thái độ:
-Giáo dục ý thức tự học, tự ôn tập hệ thống kiến thức ở hs.
II-Phương tiện thực hiện.
-Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ, sgk Ngữ văn 6,7,8,9.
-Trò: vở soạn, vở ghi, sgk cả 4 khối.
III-Cách thức tiến hành.
-Nêu vấn đề, thảo luận -Tổng hợp.
IV-Tiến trình bài dạy.
A-Tổ chức:
B-Kiểm tra:
?Đọc thuộc lòng “Mây và sóng”? Nêu nội dung và nghệ thuật?
C-Bài mới.
1 2
?Văn bản nhật dụng có phải là khái niệm về thể loại không?
-Không phải là khái niệm thể loại.
?Đặc điểm của văn bản nhật dụng.
I-Khái niệm về văn bản nhật dụng.
1-Khái niệm.
-Không phải là khái niệm thể loại.
-Không chỉ kiểu văn bản.
*Đặc điểm: đề cập đến chức năng đề
-Đề cập chức năng, đề tài.
?Vậy em có nhận xét gì về phạm vi của đề tài văn bản nhật dụng?
-Phong phú.
?Em lấy ví dụ về thiên nhiên môi trường có tác phẩm nào?
-Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
?Đề tài trên có tác dụng gì đối với chúng ta?
-Giúp hs có cái nhìn rộng lớn hơn mọi khía cạnh trên mọi phương diện để từ đó có ý thức xây dựng xây dựng cuộc sống ngày càng đẹp đẽ hơn.
?Bên cạnh đề tài phong phú trên thì văn bản nhật dụng có chức năng gì?
-Bàn luận, thuyết minh.
?Từ đề tài phong phú, chức năng đa dạng trên thì em hiểu tính cập nhật của văn bản nhật dụng là gì ?
-Tính thời sự kịp thời.
?Văn bản nhật dụng có mang đậm giá trị văn chương không ?
-Không. Giá trị văn chương không phải là yêu
tài và tính cập nhật nhất.
2-Đề tài phong phú đề cập đến : -Môi trường
-Thiên nhiên -Văn hóa -Giáo dục
-Chính trị, xã hội
-Thể thao, đạo đức, nếp sống.
VD:
-Thiên nhiên, môi trường:Bức thư, thông tin, Ôn dịch..
-Văn hóa, giáo dục: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay …
-Đạo đực, nếp sống: Phong cách Hồ Chí Minh
-Chính trị, xã hội: Tuyên bố….,Đấu tranh…
3-Chức năng:
-Bàn luận -Thuyết minh -Tường thuật -Miêu tả.
-Đánh giá..
=> Những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội.
4-Tính cập nhật.
-Là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên các văn bản nhật dụng trong chương trình vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội.
VD : vấn đề môi trường, dân số bảo vệ di sản văn hóa chống chiến tranh hạt nhân, giáo dục, trẻ em, chống hút thuốc lá, đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để trong ngày một ngày hai.
5-Giá trị văn chương.
-Không phải là yêu cầu cao nhất nhưng đó là một yêu cầu quan trọng.
cầu cao nhất nhưng đó vẫn là một yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc một kiểu văn bản nhất định : miêu tả, thuyết minh, nghị luận, điều hành…nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
?Vởy, học văn bản nhật dụng để làm gì ? -Mở rộng kiến thức hiểu biết toàn diện.
?Em lấy một VD cụ thể về văn bản nhật dụng đã học đối với bản thân ?
-Học bài “Ôn dịch thuốc lá”,ta thấy khói thuốc có chất hắc ín gây ra ung thư. 80 % ung thư vòm họng và phổi do thuốc lá.
?Hoặc bài “Phong cách Hồ Chí Minh” ?
-Học tập được lối sống giản dị mà thanh cao của Bác.
?Thảo luận nhóm: chia 4 nhóm.
-Nhóm 1: liệt kê những văn bản nhật dụng lớp 6.
-Nhóm 2: lớp 7.
-Nhóm 3: lớp 8.
-Nhóm 4: lớp 9.
-Mỗi văn bản nhật dụng lại thuộc kiểu văn bản nhất định.
VD: Cầu Long biên chứng nhân lịch sử, Động phong nha (miêu tả)
VD: Cổng trường mở ra( Biểu cảm) 6-Tác dụng văn bản nhật dụng.
-Giúp hs mở rộng kiến thức hiểu biết toàn diện.
-Tích cực hòa nhập vào cuộc sống xã hội.
-Rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội.
II-Hệ thống hóa nội dung văn bản nhật dụng.
Lớp Tên văn bản Nội dung
6 -Cầu Long biên…
-Động Phong nha
-Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
-Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
-Giới thiệu và giữ gìn danh lam thắng cảnh.
-Bảo vệ môi trường và con người.
7 -Cổng trường … -Mẹ tôi
-Cuộc chia tay…
-Ca Huế
-Giáo dục, nhà trường, gia đình, trẻ em -……
-……
-Văn hóa dân gian 8 -Thông tin…
-Ôn dịch…
-Bài toán dân số
-Môi trường
-Chống tệ nạn xã hội
-Dân số và tương lai của nhân loại 9 -Tuyên bố về…
-Đấu tranh…
-Phong cách Hồ Chí Minh
-Quyền sống của con người(trẻ em,) -Chống chiến tranh, bảo vệ thế giới hòa bình.
-Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
1 2
?Những vấn đề trên có đạt yêu cầu của một văn bản nhật dụng không?
-Có.
?Có mang tính cập nhật không? Có ý nghĩa lâu dài không?
-Có.
?Những văn bản trên có giá trị văn học không?
-Phần lớn có giá trị văn học.
Riêng văn bản “Tuyên bố thế giới….” ít giá trị văn học.
-Những vấn đề trên đạt yêu cầu của văn bản nhật dụng.
-Vừa có tính cập nhật vừa mang ý nghĩa lâu dài.
D-Củng cố .
?Nêu tác dụng của văn bản nhật dụng đã học?
?Làm bài tập trắc nghiệm: nối cột A với cột B để có nhận xét đúng về kiểu văn bản –thể loại của văn bản nhật dụng sau?
A B 1-Cổng trường mở ra a-Thuyết minh 2-Động phong nha b-Biểu cảm 3-Cuộc chia tay… c-Bút kí
4-Cầu Long Biên.. d-Truyện ngắn 5-Đấu tranh.. đ-Thông báo 6-Thông tin… e-Xã luận 7-Bức tranh. g-Thuyết minh 8-Ca Huế… h-Thư từ.
E-Hướng dẫn đọc bài.
-Học bài: đọc bài những văn bản nhật dụng -Tìm phương pháp học văn bản nhật dụng.
-Hình thức của văn bản nhật dụng
-Bài tập về nhà: Nêu cảm xúc suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Đấu tranh cho thế giới hòa bình” và liên hệ thực tế trên thế giới hiện nay (Triều tiên).
TUẦN 27 –TIẾT 132