TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG (TIẾP)
TUẦN 31 TIẾT 154 TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP (tiếp)
G:
I-Mục tiêu bài dạy.(như tiết 147) II-Phương tiện thực hiện.
III-Cách thức tiến hành.
IV-Tiến trình bài dạy.
A-Tổ chức.
B-Kiểm tra: kết hợp trong giờ.
C-Bài mới.
1 2
?Hãy kể tên các thành phần chính và thành phần phụ?
-CN, VN, TN, KN.
?Phân tích thành phần của các câu trong bài tập?
-CN -VN
I-Các thành phần chính và thành phần phụ.
1-Bài tập 1.
-Thành phần chính: CN, VN -Thành phần phụ: TN, KN,.
2-Bài tập 2.
a-CN: đôi càng tôi -VN: mẫm bóng
b-CN: Mấy người học trò cũ
-VN: đến sắp hàng dưới hiên đi vào
-TN...
?Tìm thành phần CN, VN trong các câu ở bài tập 1? kể tên các thành phần biệt lập?
-Tình thái, cảm thán, gọi-đáp, phụ chú
?Cho biết các từ ngữ in đậm trong bài tập là thành phần gì?
?Tìm thành phần CN, VN trong các câu ở bài tập 1?
-HS đọc bài tập 2.
?Câu nào là câu đặc biệt?
?Tìm câu ghép trong bài tập 1?
-HS dựa vào cấu tạo ngữ pháp xác định các câu ghép?
?Chỉ ra các kiểu quan hệ giữa chúng?
lớp
-TN: sau một hồi trống thúc vang.
c-CN: Nó
-CN: Vẫn là...độc ác -KN: Còn tấm gương..
II-Thành phần biệt lập 1-Bài 1.
-Tình thái, phụ chú, cảm thán, gọi-đáp 2-Bài 2.
-Có lẽ(tình thái) -Ngẫm ra(tình thái)
-Dừa xiêm...vỏ hồng (phụ chú) -Bẩm(gọi-đáp)
-Có chi(phụ chú) -ơi (gọi –đáp) D-Các kiểu câu.
I-Câu đơn.
1-Bài tập 1.
a-CN: nghệ sĩ
-VN: ghi lại...mới mẻ.
b-CN: lời gửi...nhân loại.
-VN: phức tạp hơn, sâu sắc hơn c-CN: Nghệ thuật.
-VN: là tiếng nói của tình cảm.
2-Bài tập 2.
a-Có tiếng nói léo xéo ở gian trên -Tiếng mụ chủ
b-Một anh thanh niên 27 tuổi
c-Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao...thần tiên.
-Hoa trong công viên
-Những quả bóng...góc phố -Tiếng rao..trên đầu
-Chao ôi...cái đó.
II-Câu ghép.
1-Bài 1.
a-Anh gửi vào...chung quanh b- Nhưng vì bom...choáng.
c-Ông lão..cả lòng d-Còn nhà...kì lạ.
e-Để người....cô gái.
2-Bài 2: các kiểu quan hệ giữa chúng.
a-Các vế có quan hệ bổ sung.
b-Các vế có quan hệ nguyên nhân
?Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau đây là quan hệ gì?
?Từ mỗi cặp câu đơn sau đây, hãy tạo ra những câu ghép chỉ ra kiểu quan hệ nguyên nhân điều kiện, tương phản, nhượng bộ(theo chỉ dẫn) bằng quan hệ thích hợp?
?Đặt 3 câu ghép.
-Cho hs đặt câu, gọi hs đọc và phân tích cấu tạo ngữ pháp.
?Đặt 3 câu ghép có quan hệ tương phản?
-HS đặt, chữa, cho điểm.
?Hãy đặt 3 câu ghép có quan hệ nhượng bộ?
-HS đặt câu.
?Xác định câu rút gọn?
?Câu nào vốn là bộ phận của câu được tách ra?
c-Các vế có quan hệ bổ sung d-Các vế có quan hệ mục đích 3-Bài 3.
a-Quan hệ tương phản b-Quan hệ bổ sung
c-Quan hệ điều kiện-giả thiết 4-Bài 4.
a-Nguyên nhân: vì quả bom tung lên và nổ trên không nên hầm của Nho bị sập.
-Điều kiện: nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập.
b-Tương phản: Quả bom nổ khá gần nhưng hầm của Nho không bị sập.
-Nhượng bộ: Hầm của Nho không bị sập tuy quả bom nổ khá gần.
5-Bài tập mở rộng.
*Đặt 3 câu ghép có quan hệ nguyên nhân.
-Vì trời mưa đá, ruộng rau bị rập nát nhiều.
-Trường mất điện nên phòng máy không làm việc được.
-Vì chúng em lười ôn tập nên bài khảo sát đạt điểm kém.
*Đặt 3 câu ghép có quan hệ tương phản:
-Chúng em đi học đều nhưng chất lượng học tập chưa cao.
-Mặc dù thầy giáo đến gặp phụ huynh nhiều lần nhưng hs lớp 9B vẫn chưa tiến bộ.
-Dù được cô giáo quan tâm nhưng bạn Hải vẫn chưa cố gắng đi học đều.
*Đặt 3 câu ghép có quan hệ nhượng bộ.
-Quyển sách này chưa có chất lượng cao, tuy tôi đã được chọn tương đối kĩ.
-Kết quả kiểm tra học kì của lớp quá thấp mặc dù cô giáo đã ôn tập rất kĩ.
III-Biến đổi câu.
1-Bài 1: Tìm câu rút gọn -Quen rồi.
-Ngày nào ít nhất: ba lần.
2-Bài 2: Những câu tách ra
a- Và làm việc đó có khi suốt đêm
?Tác giả tách ra như vậy để làm gì?
?Biến đổi nhữngcâu sau thành câu bị động?
?Câu nào là câu nghi vấn?Chúng có được dùng để hỏi không?
?Những câu nào là câu cầu khiến?Chúng được dùng để làm gì?
?Câu nói của anh Sáu dùng để hỏi hay bộc lộ cảm xúc?
b-Thường xuyên
c-Một dấu hiệu chẳng lành
=>Tác giả tách ra thành câu riêng để nhấn mạnh, gây ấn tượng cho điều muốn miêu tả, muốn khẳng định.
3-Bài 3: Biến đổi thành câu bị động.
a-Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm.
b-Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua sông này.
c-Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.
IV-Các kiểu câu ứng với những mục đích khác nhau.
1-Bài 1
*Các câu nghi vấn dùng để hỏi:
-Ba con, sao con không nhận?
-Sao con biết là không phải?
2-Bài 2: Câu cầu khiến dùng để ra lệnh.
a-Ở nhà trông em nhá!
b-Đừng có đi đâu đấy!
*Câu cầu khiến dùng để yêu cầu/
-Thì má cứ kêu đi!
-Vô ăn cơm!
*Dùng để mời.
-Cơm chín rồi!
3-Bài 3.
-Câu nói của anh Sáu có hình thức của câu nghi vấn nhưng không dùng để hỏi mà dùng để bộc lộ cảm xúc.
-Sao mày...., hả?
D-Củng cố.
-GV khái quát lại bài:
+Các thành phần chính +Các thành phần phụ.
+các thành phần biệt lập.
+Các kiểu câu.
+Biến đổi câu.
+Các kiểu câu ứng với mục đích nói khác nhau.
E-Hướng dẫn học bài.
-Ôn lại những kiến thức đã học.
-Hoàn thiện các bài tập vào vở.
-Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
TIẾT 155: KIỂM TRA VĂN (Phần truyện) S
G
I-Mục tiêu bài dạy.
1-Kiến thức.
-Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của hs về các tác phẩm truyện hiện đại trong học kì II.
2-Kĩ năng.
-Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra 1 tiết: trắc nghiệm và tự luận.
3-Thái độ.
-Giáo dục ý thức tự giác làm bài kiểm tra cho hs.
II-Phương tiện thực hiện.
-Thầy: giáo án, đề photo -Trò: giấy nháp, bút.
III-Cách thức tiến hành:
-Làm bài.
IV-Tiến trình bài dạy.
A-Tổ chức.
B-Kiểm tra.
C-Bài mới.
I-Đề bài.
A-Trắc nghiệm khách quan(2 điểm ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho ở bên dưới.
“ Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở đây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.
Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bánh bích quy ngon lành:
“Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ” rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa.
Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên.
Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới...không đáng kể nữa.
Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tình hình. Tôi nói như gắt vào máy:
-Trinh sát chưa về!
Không hiểu vì sao mình lại gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang.Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi.Cao xạ đang bắn. Tiếng súng ở dưới đất lên quả là có hiệu lực. Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất. Dù chỉ một tiếng súng trường thôi, con người cũng thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồng tình.Cảm giác đó cũng thấy mình có một khả năng tự vệ rất vững vậy...”
1-Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A-Làng. B-Bến quê. C-Những ngôi sao xa xôi. D-Tôi và chúng ta.
2-Văn bản trên được viết vào thời kì nào sau đây?
A-Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B-Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
C-Cuộc chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. D-Kháng chiến chống Mỹ thắng lợi.
3-Văn bản có đoạn trích trên là sáng tác của tác giả nào sau đây?
A-Nguyễn Minh Châu. C-Nguyễn Thành Long B-Lê Minh Khuê. D-Nguyễn Quang Sáng.
4-Đoạn văn trên được kể lại từ nhân vật nào?
A-Vô nhân xưng. B-Tôi. C-Chị Thao. D- Chị Nho.
5-Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
A-Chân thực, đi sâu vào tâm tư nhân vật tôi, thuyết phục người đọc.
B-Bao quát được các đối tượng. C-Tạo ra cái nhìn nhiều chiều.
D-Giữ được thái độ một cách khách quan.
6-Từ “Tất cả” trong câu văn “Tất cả, cứ như lên cơn sốt” có vai trò gì?
A-Khởi ngữ đầu câu B-Từ kết nối câu với câu trước nó.
C-Thành phần chủ ngữ của câu. D-Thành phần phụ chú chỉ xuất xứ của lời nói.
7-Câu văn “Kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa” thuộc loại câu gì?
A-Câu rút gọn. B-Câu đặc biệt. C-Câu ghép chính phụ. D-Câu ghép đẳng lập.
8- Đoạn trích trên có mấy câu đặc biệt?
A-Một. B- Hai. C-Ba. D-Bốn.
B-Tự luận.( 8 điểm)
1-Câu 1 (2 điểm): Nêu tình huống của truyện ngắn “Bến quê” và tác dụng của nó?
2- Câu 2 (1 điểm): Em hiểu thế nào về ý nghĩa nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê?
3-Câu 3(5 điểm): Viết một đoạn văn tổng- phân- hợp nêu suy nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
II-Đáp án.
I-Trắc nghiệm: mỗi câu đúng cho 0,25 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án đúng
C C B B A A A C
II-Tự luận.
1-Câu 1: Làm đúng cho 2 điểm, phải nêu được tình huống và tác dụng của nó như sau : -Tình huống: Nhĩ làm một công việc đã cho anh có điều kiện đi đến hầu khắp mọi nơi trên thế giới “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất” và chắc hẳn cuộc đời anh là dành cho những chuyến đi liên tiếp đến mọi chân trời xa lạ.
Ấy thế mà ở cuối đời, căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh vào giường bệnh và hành hạ anh như thế hang năm trời. Vào cái buổi sang hôm ấy, khi Nhĩ muốn nhích người đến bên cửa sổ, thì việc ấy với anh khó khăn như phải đi hết cả một vòng trái đất, và phải nhờ vào sự trợ giúp của những đứa trẻ con hang xóm. Tình huống nghịch lí ấy lại dẫn đến một tình huống thứ hai trong truyện, cũng đầy tính nghịch lí. Khi Nhĩ đã phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lung của cái bãi bồi bên kia song, ngay phía trước cửa sổ nhà anh, nhưng anh biết rằng sẽ không bao giời có thể được đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh, Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát đó. Nhưng rồi cậu ta lại sa vào một đám cờ thế trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
-Tác dụng: những tình huống nghịch lí trên, tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận con ngưòi đầy những điều bất thường. và tình huống ấy còn mở ra một nội dung triết lí nữa, mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả đời người: đời người thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình, chỉ đến khi nếm trải hoặc sắp từ giã cuộc đời mới nhận ra những điều bình dị, đáng trân trọng
2-Câu 2: Nêu được ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”(cho 1 điểm):
-Cái tên gợi tâm hồn lãng mạn của các cô gái thanh niên xung phong, đó là đặc trưng của văn học thời chống Mĩ.
-Ngôi sao là thứ ánh sáng dịu ẩn hiện xa xôi có sức mê hoặc lòng người. Đó là biểu tượng sự sáng ngời của điểm sáng cách mạng. Họ là những ngôi sao xa xôi ở nơi cuối rừng Trường Sơn đều sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng
- Tinh thần gan dạ dũng cảm của các cô TNXP đã toả sáng xuống tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.
3-Câu 3(4 điểm): Viết được đoạn văn tổng- phân- hợp nêu lên suy nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
*Yêu cầu :
-Hình thức: viết một đoạn văn ngắn.
-Nội dung: Nêu bật được suy nghĩ của em về nhân vật Phương Định với những phẩm chất tốt đẹp của cô gái thanh niên xung phong.
-Đoạn văn phải có dẫn chứng tiêu biểu, rõ ràng mạch lạc.
*Gợi ý:
-Mở đoạn: Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là một cô gái có những phẩm chất tốt đẹp
-Thân đoạn:
+là con gái Hà Nội xinh đẹp, có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ.
Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng,khốc liệt của chiến trường.
+Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với những thử thách và nguy hiểm, giáp mặt hằng ngày với cái chết, nhưng ở cô cũng như những đồng đội, không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai. Nét cá tính ở nhân vật được thể hiện khá rõ. Phương Định là cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát “Tôi mê hát. Thường cứ thuộc bài hát nó rồi bịa ra lời mà hát…”
+cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.
+Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn…cái nhìn sao mà xa xăm”
+Tâm lí nhân vật Phương Định trong lần phá bom đã được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát: “tôi dùng xẻng….hoặc là mặt trời nung nóng”.Đó là tâm lí hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, nhưng hết sức dũng cảm, gan dạ, bản lĩnh.
-Kết đoạn:=>Nhà văn am hiểu và miêu tả sinh động tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong, mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định. Phương Định là tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mỹ.
D-Củng cố:
-Thu bài, nhận xét giờ làm bài, -Rút kinh nghiệm,
E-Hướng dẫn học bài.
-Ôn kĩ phần truyện
-Làm bài tập trắc nghiệm.
-Tóm tắt truyện ngắn đã học. Phân tích các nhân vật đã học.