VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học lớp 8 cả năm (Trang 29 - 48)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Chứng minh được sự tiến hóa của người so với ĐV thể hiện ở cơ và xương. Phân tích và so sánh sự khác nhau giữa hệ xương giữa người và thú để thấy được sự tiến hóa của bộ xương người thích nghi với quá trình lao động và đứng thẳng.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng QS, so sánh phân biệt và khái quát để thu nhận kiến thức.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ hệ cơ xương của bản thân.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV:

+ Hình 11.1  11.5 SGK.

+ Mô hình bộ xương người và bộ xương thú.

- HS: Xem bài trước ở nhà.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Công của cơ là gì? Công của cơ sử dụng vào mục đích nào?

- Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ?

- Giới thiệu vào bài: Chúng ta biết rằng con người có nguồn gốc từ ĐV thuộc lớp thú.

Nhưng người đã thoát khỏi ĐV trở thành người thông minh. Qua quá trình tiến hóa, cơ thể người có nhiều biến đổi, trong đó có sự biến đổi của hệ cơ và xương. Bài hôm nay giúp tìm hiểu Đ2 tiến hóa của hệ vận động ở người.

2. Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

1: Tìm hiểu sự tiến hóa của bộ xương người so với xương thú

- GV treo H.11.1  11.3, Y/C HS QSH và T.luận làm BT ở bảng 11.

- Treo bảng 11 gọi HS lên điền

-GV Y/C HS T.luận trả lời câu hỏi:

?Những Đ2 nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và di chuyển bằng 2 chân

- GVKL

- HS QSH và T.luận làm BT ở bảng 11.

- HS hoàn thành bảng, HS khác NXBS

- Đ2 cột sống(cong 4 chỗ);

Lồng ngực phát triển mở rộng; Tay chân phân hóa;

Khớp linh hoạt, tay giải phóng.

I. Sự tiến hóa của bộ xương người so với xương thú

- Hộp sọ và bộ xương ở người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.

- Hộp sọ phát triển

- Lồng ngực mở rộng sang 2 bên; Cột sống cong 4 chỗ.

- X.chậu nở, X.đùi lớn, X.gót phát triển, bàn chân hình vòm.

- Tay có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón kia.

2: Tìm hiểu sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú - GV treo tranh 11.4, Y/C

HS đọc thông tin, T.luận trả lời câu hỏi:

? Trình bày những Đ2 tiến hóa của hệ cơ người.

- GVKL

- HS đọc thông tin, thảo luận trả lời câu hỏi.

-Cơ chi người phân hóa khác với ĐV: Tay có nhiều cơ phân hóa giúp tay cử động linh hoạt hơn chân, thực hiện LĐ phức tạp và cơ chân lớn, khỏe, cử động gấp và duỗi.

- Người tiếng nói phong phú nên cơ vận động lưỡi phát triển; Cơ mặt phân hóa giúp người biểu hiện T.cảm ( Vui cười, lo âu ,sợ hãi,..)

II. Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú - Cơ nét mặt→Biểu thị trạng thái khác nhau

- Cơ vận động lưỡi phát triển

-Cơ mông, Cơ đùi, cơ bắp chân phát triển.

- Cơ vận động cánh tay và cơ vận động ngón cái phát triển giúp người có khả năng LĐ.

3: Tìm hiểu về các biện pháp vệ sinh hệ vận động -GV treo tranh 11.5 , Y/C

HSQS trả lời câu hỏi:

? Để phòng chống cong vẹo cột sống trong LĐ và học tập phải chú ý những Đ2 gì.

?Để xương và cơ phát triển cân đối, chúng ta cần phải làm gì.

- GV: Để hệ cơ phát triển cân đối, xương chắc khỏe cần:

+Có 1 chế độ d2 hợp lí +Tấm nắng để cơ thể có thể chuyển hóa tiền Vitamin D dưới da thành Vitamin D

- HS QS tranh vaà trả lời câu hỏi

-Không mang vác quá sức, ngồi học và làm việc phải ngay ngắn.

- Có chế độ ăn uống hợp lí;

Rèn luyện cơ thể:Tập TDTT, lao động vừa sức.

III. Vệ sinh hệ vận động - Để cơ xương phát triển cần:

+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý.

+ Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.

+ Rèn luyện TDTT thường xuyên và LĐ vừa sức.

- Khi mang vác vật nặng và khi ngồi học cần chú ý chống cong vẹo cột sống.

mà cơ thể mới chuyển hóa được Ca để tạo xương.

+Rèn luyện thân thể và LĐ vừa sức

- GV GD: Ngồi học đúng tư thế; LĐ vừa sức, khi mang vác nặng phải phân phối đều 2 tay.

- HS nêu các biện pháp phòng chống cong vẹo cột sống

4. Củng cố luyện tập: Bộ xương người có Đ2 nào của thích nghi với tư thế đứng thẳng và di chuyển bằng 2 chân?Hệ cơ có Đ2 nào tiến hóa hơn so với thú?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, trả lời câu hỏi SGK và sách bài tập.

- Xem trước bài TH: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương.

6. Nhận xét bài dạy

...

...

...

...

...

...

...

...

Bài 12. THỰC HÀNH

TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Biết nguyên nhân gây gãy xương.

- Kể được một số thao tác cần thực hiện khi nạn nhân bị gãy xương.

2. Kĩ năng

- Biết sơ cứu khi nạn nhân bị gãy xương.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu phương pháp sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương.

- Kỹ năng ứng phó với các tình huống để bảo vệ bản thân hay tự sơ cứu băng bó khi bị gãy xương.

- Kĩ năng hợp tác trong thực hành 3. Thái độ

- Có ý thức giúp đỡ sơ cứu người bị gãy xương.

II. Chuẩn bị:

- GV: Chuẩn bị nẹp, băng y tế, dây, vải, băng hình về tai nạn giao thông, băng hình giới thiệu về cách sơ cứu và băng bó cố định.

- HS: Chuẩn bị theo nhóm. (Giống như GV).

III. Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ

- Bộ xương và hệ cơ người thích nghi như thế nào với dáng đứng thẳng và lao động?

- Để chống cong vẹo cột sống, học sinh cần làm gì?

- Giới thiệu vào bài: GV có thể giới thiệu 1 vài số liệu về tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động làm gãy xương ở địa phương, dẫn dắt tới yêu cầu bài thực hành đối với học sinh.

2. Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

1: Thảo luận, trả lời 4 câu hỏi - GV Y/C HS T.luận nhóm:

?Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến gãy xương.

? Vì sao nói khả năng gãy xương liên quan đến lứa tuổi.

? Để B.vệ xương , khi tham gia giao thông em cần lưu ý những điểm gì.

?Gặp người tai nạn gãy xương chúng ta có nên nắn lại xương gãy không , vì sao?

- GVKL

- GV giới thiệu các thao tác sơ cứu băng bó cho người gãy xương khi gặp tai nạn.

+ Đặt nạn nhân nằm yên.

+Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhangh lau sạch vết thương

+ Tiến hành sơ cứu

- GV dùng H.12.1  12.4 Giới thiệu P2 sơ cứu và P2 băng bó cố định.

- Lưu ý HS sau khi sơ cứu phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

- HS Tluận nhóm ,báo cáo k/qủa

- Không nên, vì chổ đầu xương gãy dễ chạm vào dây thần kinh, làm thủng mạch máu hay làm rách da - HS QS thao tác GV tiến hành

- HS QS tranh,chú ý các thao tác sơ cứu.

I. Thảo luận nội dung bài thực hành

* Nguyên nhân gãy xương:

- Gãy xương do nhiều nguyên nhân.

- Khi bị gãy xương phải sơ cứu tại chổ.

- Không được nắn bóp bừa bãi

* Sơ cứu:

- Đặt 2 nẹt gỗ tre vào 2 bên chổ xương gãy

- Lót vải mềm gấp dày vào chổ đầu xương.

- Buộc định vị 2 chổ đầu nẹp và 2 bên chổ xương gãy.

* Băng bó:

- Xương tay: dùng băng y tế từ trong ra cổ tay; làm dây đeo cẳng tay vào cổ.

- Xương chân: Băng bó từ cổ chân vào, nếu xương đùi thì dùng nẹp dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân.

2: Học sinh tập sơ cứu và băng bó 1 / Sơ cứu:

- GV kiểm tra, uốn nắn thao tác thực hiện của nhóm, NX đánh giá và

- HS các nhóm thay phiên nhau tập sơ cứu người gãy xương cánh tay như H.12.1

II. Học sinh tập sơ cứu và băng bó

1. Phương pháp sơ cứu 2. Băng bó cố định

tuyên dương các nhóm làm tốt.

2/ Băng bó:

- GV treo H.12.2,3,4 và Y/C HS QS và thực hiện thao tác băng bó cố định - GV kiểm tra, uốn nắn thao tác của HS, NX đánh giá, tuyên dương các nhóm làm

- HS QSH, các nhóm thay phiên nhau tập băng bó theo H.12.2,3,4.

4. Củng cố luyện tập: Em cần làm khi tham gia giao thông, khi LĐ, vui chơi để tránh cho mình và người khác bị gãy xương? Viết báo cao tường trình P2 sơ cứu và băng bó khi gặp người gãy xương.

5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Thựcc hiện đúng luật giao thông để tránh gây tai nạn, thận trọng trong LĐ vui chơi để tránh bị gãy xương.

Chuẩn bị bài : “Môi trường trong cơ thể”: Tìm hiểu thành phần cấu tạo và chức năng của máu, các môi trường trong của cơ thể.

6. Nhận xét bài dạy

...

...

...

...

...

...

...

...

CHƯƠNG 3: TUẦN HOÀN

BÀI 13: MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Phân biệt được các thành phần C/tạo của máu và nêu được C/năng của huyết tương và hồng cầu. Phân biệt được máu, nước mô, bạch huyết. Nêu được vai trò của môi trường trong cơ thể.

2. Kỹ năng: QS hình, QS thí nghiệm→phát hiện kiến thức; Khái quát tổng hợp kiến thức; Hoạt động nhóm

3. Thái độ: Có ý thức cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể khi tiêu chảy, LĐ nặng ra mồ hôi nhiều.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Tranh

- HS: Xem bài trước ở nhà III. Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Bài mới: Em đã thấy máu chảy trong trường hợp nào? Theo em máu chảy ra từ đâu?

Máu có đặc điểm gì? Để tìm hiểu về máu ta đi vào bài hôm nay

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

1: Tìm hiểu về thành phần cấu tạo của máu - Y/C HS đọc thông tin SGK,

QS H.13.1

? Máu là gì, Máu có ở đâu?

? Máu gồm những thành phần nào?

? Có những loại TB máu nào?

? Những TB này có hình dạng ntn?

-GV gọi HS trả lời

- GV cho HS phần điền khuyết SGK

GVKL

-HS dựa vào thông tin, QSH.13.1 trả lời:

- Là chất lỏng màu đỏ, Có ở các Cquan.

- HS trả lời, HS khác NXBS

- HS dựa vào hình trả lời - HS trả lời, HS khác BS - HS hoàn thành

I. Thành phần cấu tạo của máu:

- Máu gồm : Huyết tương và các TB máu.

+ Huyết tương: lỏng, trong suốt , màu vàng(55%) + Các TB máu: Đặc, đỏ thẫm gồm: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.(45%)

2 : Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cấu - Y/C HS nghiên cứu thông tin

SGK.

? Huyết tương có những thành phần chủ yếu nào?

?Khi máu bị mất nước ( từ 70

%  90% ) thì trạng thái máu sẽ biến đổi ntn?

?Khi máu bị đặc lại thì sự vận chuyển của nó trong mạch sẽ ntn.

? Vậy huyết tương có chức năng gì. – Đọc lại bảng thành phần của huyết tương→Huyết tương còn làm nhiệm vụ gì?

-GVKL

? Vì sao máu từ phổi về tim rồi đến TB có màu đỏ tươi còn máu từ các TB về tim rồi đến phổi có màu đỏ thẫm.

- GV: Hồng cầu có Hb (huyết sắc tó) có khả năng kết hợp với CO2 →gây ngạt thở, cấp cứu.

- GVKL: bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể; Tiểu cầu thành phần chính tham gia đông

-HS đọc thông tin SGK .

- Máu sẽ đặc lại.

- Sự vận chuyển các chất khó khăn hơn. Máu khó lưu thông

-Duy trì máu…

- HS trả lời, HS khác NX,BS.

- Máu từ phổi về tim mang nhiều O2 nên có màu đỏ tươi, Máu từ các TB về tim mang nhiều CO2 do hô hấp nên có màu đỏ thẫm.

II. Tìm hiểu về chức năng của huyết tương và hồng cấu

a.Chức năng của huyết tương

+ Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch.

+ Vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất cần thiết và chất thải.

b. Chức năng của hồng cầu

- Hồng cầu: Vận chuyển O2 , CO2 (nhờ Hb)

- Bạch cầu: bảo vệ cơ thể - Tiểu cầu: giúp đông máu

máu.

3: Tìm hiểu về môi trường trong cơ thể -Y/C HS QS sơ đồ : QH máu,

nước mô, bạch huyết, hỏi:

? Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào.

?Các TB cơ, não… của cơ thể người có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường ngoài được không.

? Sự TĐC của các TB trong cơ thể người phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?(các TB B/bì da trực tiếp T/xúc với MT ngoài)

VD: O2, chất d2lấy từ các Cq hô hấp và T/hóa theo máu→mô→ TB.

CO2 chất thải từ TB→nước mô→máu→hệ bài tiết,hệ hô hấp→ra ngoài.

- Như vậy môi trường trong cơ thể có vai trò gì? Máu, nước mô, bạch huyết có quan hệ gì?

- GVKL :

? Khi em ngã xước da rớm máu, có nước chảy ra, có mùi tanh đó là chất gì?

-HS QS sơ đồ và đọc thông ti SGK trả lời câu hỏi.

- Máu, nước mô, bạch huyết

- Không. Do nằm sâu trong cơ thể người nên không liên hệ trực tiếp với MT ngoài nên không thể TĐC trực tiếp với MT ngoài.

- Sự TĐC của các TB trong cơ thể với MT ngoài phải g/tiếp thông qua MT trong của cơ thể.(

Yếu tố lỏng ở gian bào )

- HS trả lời, HS khác NXBS

III. Tìm hiểu về môi trường trong cơ thể

- Gồm máu, nước mô và bạch huyết.

- Giúp TB thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình TĐC.

4. Củng cố luyện tập:

? Yếu tố nào dưới đây không phải là thành phần của huyết tương:

a. Hồng cầu b. Nước c. Muối khoáng d.

Prôtêin

? Đặc điểm của bạch cầu là:

a. Có màu đỏ b. Có màu trắng c. có màu lục d. Không có màu

5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Về học bài, trả lời câu hỏi SGK

Xem bài 14: Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu, K/niệm về miễn dịch,Phân loại miễn dịch.

6. Nhận xét bài dạy

...

...

...

...

...

...

...

...

BÀI 14 : BẠCH CẦU – MIỄN DỊCH

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm và nêu được khái niệm miễn dịch.

- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, khái quát quá kiến thức, vận vụng kiến thức giải thích thực tế.

3. Thái độ: Có ý thức tiêm phòng bệnh; Bảo vệ cơ thể, rèn luyện cơ thể tăng khả năng miễn dịch.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Tranh

- HS : Xem bài trước ở nhà : Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu, K/niệm về miễn dịch, Phân loại miễn dịch.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Máu gồm những thành phần nào? Chức năng của huyết tương và hồng cầu?

- Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau ra sao?

2. Bài mới: Chân dẫm phải gai, chân có thể bị sưng và đau vài hôm rồi khỏi. Vậy chân đau do đâu? Cơ thể đã tự bảo vệ mình ntn?

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

1: Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu - QS sơ đồ H.14.1 Hoạt động

thực bào, kết hợp thông tin trả lời:

? Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể hoạt động đầu tiên của B/cầu là gì.

? Thực bào là gì, những loại Bạch cầu nào tham gia thực bào?

- Y/C HS QS H.14.2,3,4.

?Kháng nguyên là gì? Kháng thể là gì ?

?Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào.

?TB B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào

?TB T đã phá hủy các TB cơ thể nhiễm VK, virut bằng cách nào.

Tóm lại B/cầu đã tạo nên những hành rào phòng thủ nào đê bảo vệ cơ thể?

- GVKL

- QS H.14.1 Hoạt động thực bào, kết hợp thông tin, T.luận nhóm

-Bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào

- Là bạch cầu hình thành chân giả bắt, nuốt và tiêu hóa vi khuẩn. Bạch cầu trung tính, B.Cầu Môno.

-HS QS H.14.2,3,4.

-HS trả lời, HS khác NXBS - Theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa.

-Tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể sẽ gây kết dính các kháng nguyên.

- HS trả lời, HS khác NXBS

I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu

- Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể.

- Kháng thể là những phân tử protein do cơ thể tiết ra chống lại kháng nguyên.

- Cơ chế: chìa khóa và ổ khóa.

Bạch cầu đã tạo hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể:

+ Sự thực bào: B.Cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa.

+ Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên (TB Limphô B)

+ Phá hủy các TB đã bị nhiễm bệnh (TB Limphô T )

2: Tìm hiểu khái niệm về miễn dịch

- Nghiên cứu thông tin trả - HS nghiên cứu thông tin II. Miễn dịch

lời câu hỏi:

? Miễn dịch là gì?

? Có những loại miễn dịch nào.

? Nêu sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo

- GVNX, KL

Một người mắc bệnh đậu mùa, thương hàn,… Sau đó một thời gian hoặc cả đời không mắc nữa. Đây là loại miễn dịch gì?

-Tiêm vacxin phòng bệnh ( bạch hầu , uốn ván, , … ) thuốc loại miễn dịch gì?

?Vậy Vacxin có tác dụng gì?

trả lời K/niệm miễn dịch HS T.luận nhóm trả lời Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác NX

-HS trả lời, HS khác NXBS VD: Bệnh sởi, quai bị,…

VD: Bệnh dại, lao,…

- Phòng bệnh

- Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một bệnh nào đó.

- Có 2 loại miễn dịch:

+ Miễn dịch tự nhiên là khả năng cơ thể tự chống bệnh (miễn dịch bẩm sinh) nhờ kháng thể. Gồm:

* Miễn dịch bẩm sinh.VD:

* Miễn dịch tập nhiễm.VD:

+ Miễn dịch nhân tạo là chủ động tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch nhờ văcxin.VD:

4. Củng cố:

? Hiện tượng Bạch cầu bao lấy và nuốt vi khuẩn gây bệnh goi là:

a. Sự bài tiết b. Sự hấp thu c. Sự thực bào d. Sự TĐC Cho HS trả lời câu 2,3 SGK

5. Hướng dẫn về nhà: Học bài, Trả lời câu hỏi SGK và sách bài tập

Xem trước bài: “Đông máu và nguyên tắc truyền máu”: Tìm hiểu cơ chế đông máu và vai trò của nó,các nhóm máu, nguyên tắc truyền máu.

6. Nhận xét bài dạy

...

...

...

...

...

...

...

...

BÀI 15 : ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU I. Mục tiêu:

Một phần của tài liệu Giáo án sinh học lớp 8 cả năm (Trang 29 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w