CHƯƠNG IV: HÔ HẤP BÀI 20: HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
Bài 22. VỆ SINH HÔ HẤP
I. Mục tiêu 1. Kiến thức
- Trình bày được phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường.
- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng ra quyết định hình thành các kĩ năng bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại và tập luyện hô hấp thường xuyên.
- Kỹ năng tư duy phê phán những hành vi gây hại cho đường hô hấp.
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực kh hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.
II. Phương pháp - Dạy học nhóm - Vấn đáp - tìm tòi
- Trực quan.
- Giải quyế vấn đề.
III. Phương tiện
- Bảng phụ Bảng 22 SGK.
IV. Tiến trình dạy – học 1. Ổn định:
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày hoạt động của các cơ và sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào, thở ra.
Dung tích sống là gì?
- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra như thế nào?
3. Bài mới:
a. Mở bài:
- Kể tên các bệnh về đường hô hấp?
- Nguyên nhân gây ra các hậu quả tai hại đó như thế nào?
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Cần bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK.
- GV kẻ sẵn bảng 22 để trắng cột 2, 3. Yêu cầu HS thảo luận nhóm điền vào chỗ trống.
- Có những tác nhân nào gây hại tới hoạt động hô hấp?
- GV hướng dẫn HS dựa vào bảng 22 để trả lời: Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?
- GV treo bảng phụ để HS điền vào bảng.
- HS nghiên cứu thông tin ở bảng 22, ghi nhớ kiến thức.
- Đại diện các nhóm lên điền, các nhóm khác bổ sung.
- HS trả lời và rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS phân tích cơ sở khoa học của biện pháp tránh tác nhân gây hại.
- 1 số HS điền vào bảng.
I. Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại - Cần tích cực xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí trong sạch bắng các biện pháp như:
trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá…
- Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh hay hoạt động trong môi trường có bụi.
Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại
Biện pháp Tác dụng
1
- Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công cộng, trường học, bệnh viện và nơi ở.
- Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những nơi có hại.
- Điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ oxi và cacbonic) theo hướng có lợi cho hô hấp.
- Hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi.
2 - Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có
đủ nắng, gió tránh ẩm thấp. - Hạn chế ô nhiễm không khí từ vi sinh vật gây bệnh.
- Thường xuyên dọn vệ sinh.
- Không khạc nhổ bừa bãi.
3
- Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc.
- Không hút thuốc lá và vận động mọi người không nên hút thuốc.
- Hạn chế ô nhiễm không khí từ các chất khí độc (NO2; SOx; CO2; nicôtin...)
Hoạt động 2: Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II, thảo luận câu hỏi:
+ Vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?
+ Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
- Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có 1 hệ hô hấp khoẻ mạnh?
- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm, bổ sung và nêu được:
+ Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào thật sâu, thở ra gắng sức.
+ Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.
Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co dãn tối đa của các cơ thở. Vì vậy cần tập luyện từ bé.
+ Hít thở sâu đẩy được nhiều khí cặn ra ngoài=>
trao đổi khí được nhiều, tỉ lệ khí trong khoảng chết giảm.
- HS tự rút ra kết luận.
II. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh Nếu được rèn luyện thể dục thể thao đúng cách, tập thở thường xuyên, đều đặn từ bé sẽ có một hệ hô hấp khỏe mạnh và có dung tích sống lý tưởng.
4. Củng cố:
- Gọi HS đọc khung màu hồng.
- GV nhắc lại trọng tâm bài học: các tác nhân có hại cho hệ hô hấp, cách phòng tránh và vệ sinh hô hấp.
5. Kiểm tra đánh giá:
- Bài tập: Chọn câu đúng.
Người tích cực rèn luyện thân thể, khi cùng một cường độ lao động lâu mệt hơn người ít rèn luyện vì:
a. sức co của các cơ hô hấp tăng, thể tích lồng ngực tăng.
b. lượng khí lưu thông trong phổi lớn.
c. hệ cơ phát triển, dẻo dai.
d. dung tích sống cao hơn.
- Đáp án: a, b, d.
6. Nhận xét, dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 23.
7. Nhận xét bài dạy:
...
...
...
...
...