I. Mục tiêu 1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm bài tiết và vai trò của bài tiết đối với cơ thể và xác định Cq bài tiết chủ yếu là thận.
- Nêu được cấu tạo của cơ quan bài tiết nước tiểu.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh để thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.
3. Thái độ: GD y thức giữ gìn vệ sinh Cq bài tiết.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Tranh phóng to hình 38.1 SGK. Bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: Xem bài trước ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp 1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: Hằng ngày ta bài tiết ra môi trường những sản phẩm nào? Thực chất của hoạt động bài tiết là gì?
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu về bài tiết - Y/C HS đọc thông tin
SGK để thực hiện mục
SGK.
(?) Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?
(?) Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng?
- Giáo viên nêu câu hỏi phụ:
(?) Thế nào là bài tiết?
(?) Các chất nào là chất thải chủ yếu?
(?) Những cơ quan nào là cơ quan bài tiết chủ yếu?
? Bài tiết đóng vai trò quan trọng ntn với cơ thể sống?
- GVKL
- HS độc lập suy nghĩ, trao đổi nhóm, thống nhất đáp án
Từ hoạt động TĐC của TB và cơ thể.
Hoạt động: Bài tiết CO2
hệ hô hấp và bài tiết chất thải của hệ bài tiết nước tiểu.
Là sự lọc và thải các chất cặn bã do trao đổi chất ở tế bào tạo ra, cũng như các chất độc, hoặc các chất dư thừa ra ngoài cơ thể.
Cácbonic, nước tiểu, mồ hôi,...
Phổi bài tiết CO2, thận bài tiết nước tiểu, da bài tiết mồ hôi.
I. Bài tiết
- Giúp cơ thể thải loại các chất cặn bã và chất độc hại ra môi trường để duy trì tính ổn định của môi trường trong.
- Các sản phẩm bài tiết:
CO2, nước tiểu, mồ hôi, các chất thuốc, các ion, colesterol,…
HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu - Treo tranh H.38.1 cho HS
QS và Y/C các em đọc kĩ chú thích để rút ra KL về cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- HS QS, T/luận nhóm và cử đại diện trình bày kết quả thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả T/luận, nhóm khác NXBS
II. Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm:
Hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- GVNX:
+ Hình 38.1 A: Hệ bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóg đái và ống đái.
+ Hình 38.1B: Thận gồm có phần vỏ, phần tuỷ và bể thận
+ Hình 38.1C: Đơn vị chức năng của thận gồm: nang cầu thận, cầu thận và ống góp
+ Hình 38.1D: Nang cầu thận và cầu thận, ống thận ở phần vỏ, ống góp ở phần tuỷ.
- GV cho HS T/luận để thực hiện mục SGK
- Gọi 4 HS trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau
- Đưa đáp án đúng 1d, 2a, 3d, 4d - GVKL
- Lắng nghe và nắm kiến thức
- Thảo luân nhóm hoàn thiện
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác NXBS cho nhau - Sửa chữa
- Ghi nhớ kiến thức
- Mỗi quả thận có tới 1 triệu đơn vị chức năng (mỗi đơn vị gồm: nang cầu thận, cầu thận, ống thận)
4. Củng cố, luyện tập
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi
- Xem trước bài mới: Tìm hiểu sự tạo nước tiểu và thải nước tiểu ntn?
6. Nhận xét bài dạy
...
...
...
...
BÀI 39: BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giải thích được quá trình hình thành nước tiểu, thực chất của quá trình hình thành nước tiểu. Phân biệt được nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích thu thập kiến thức.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: Tranh H.39.1 SGK, bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: Xem bài trước ở nhà III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu?
- Đơn vị chức năng của thận gồm những cơ quan nào?
3. Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu về sự tạo thành nước tiểu - Treo H.39.1 SGK, Y/C
HS QS, đọc thông tin để trả lời câu hỏi:
(?) Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào?
Và diễn ra ở đâu?
- Gọi 1 vài nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
- GVNX và nắm những diễn biến ở từng quá trình.
(?) Quá trình hình thành nước tiểu đầu diễn ra như thế nào?
(?) Thành phần nước tiểu đầu và máu khác nhau ntn?
(?) Từ nước tiểu đầu chất nào được hấp thụ lại?
(?) Các chất được bài tiết tiếp là gì?
- Gọi HS trả lời NXBS cho nhau
- Y/C HS hoàn thành phiếu học tập
- HS QS tranh, N/cứu thông tin SGK, T/luận nhóm thống nhất ý kiến.
Quá trình tạo thgành nước tiểu gồm:
- Tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận
- Hấp thụ ở lại ống thận - Bài tiết ở ống thận - Lắng nghe
Máu từ động mạch thận đi vào tạo ra áp lực đẩy các chất qua lỗ lọc. Màng lọc là vách mao quản với các lỗ nhỏ (khoảng 30 – 40 Ăngtrôn). Các tế bào máu và protêin có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên vẫn giữ lại trong máu, chỉ cho phần huyết tương và một số tế bào máu vào nang thận.
Nướcc tiểu đầu giống với huyết tương của máu nhưng không có protêin
Chất dinh dưỡng, nước, các ion cần thiết (Na+, K+,
…)
Chất cặn bã (axít uric,
…), các chất thừa ( H+, K+
…) và các chất độc.
- HS trả lời NXBS cho nhau.
I. Sự tạo thành nước tiểu Quá trình tạo thgành nước tiểu gồm:
- Tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận
- Hấp thụ ở lại ống thận - Bài tiết ở ống thận
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm - Gọi các nhóm NX cho nhau
- GVKL
* Nước tiểu đầu: Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn, chứa ít chất cặn bãvà chất độc hơn, còn nhiều chất dinh dưỡng
* Nước tiểu chính thức:
Nồng độ các chất đậm đặc hơn, chứa nhiều chất cặn bã hơn, gần như không còn chất dinh dưỡng
- Hoàn thành phiếu học tập
- Cử đại diện báo cáo kết quả T/luận nhóm, bổ sung cho nhau
- Lắng nghe và sửa chữa cho đúng
HĐ2: Tìm hiểu quá trình thải nước tiểu - GV Y/C HS N/cứu thông
tin SGK để trả lời câu hỏi (?) Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào?
- Gọi HS trả lời, NX cho nhau
(?) Nước tiểu tạo thành liên tục nhưng sự bài tiết lại gián đoạn. Tại sao như vậy?
- Gv lưu ý: mỗi ngày cơ thể tạo khoảng 1.5 lít nước tiểu và dẫn xuống bóng đái.
Giữa bóng đái thông với ống đái có 2 cơ vòng bịt chặt (cơ nằm ngoài hoạt động theo ý muốn). Khi lượng nước tiểu lên đến 200ml sẽ gây áp suất trong bóng đái và cảm giác buồn đi tiểu. Có sự tham gia của cơ bụng và cơ bóng đái.
- Nhận xét, chốt ý
(?) Tại sao không nên nhịn đi tiểu?
- Gọi HS trả lời, NX cho nhau
- HS N/cứu thông tin SGK để nắm thông tin
Đường đi của nước tiểu:
ống thận ống góp bể thận ống dẫn nước tiểu
bóng đái ống đái
thải ra ngoài
- Máu luôn tuần hoàn liên tục qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục. Khi lượng nước tiểu lên đến 200ml sẽ gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra, phối hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp bài tiết nước tiểu ra ngoài.
- Ghi nhớ kiến thức
Nếu để lâu, các chất có thể tạo thành sỏi, có cơ hội tích tụ lại trong cơ quan bài tiết dẫn đến hình thành sỏi thận.
- HS trả lời, NX cho nhau
II. Thải nước tiểu
Đường đi của nước tiểu:
ống thận ống góp bể thận ống dẫn nước tiểu
bóng đái ống đái
thải ra ngoài
- Chốt ý
4. Củng cố luyện tập
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài 5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, xem trước bài 40: Tìm hiểu một số T/nhân gây hại cho hệ bài tiết.
- Cần xây dựng thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại.
6. Nhận xét bài dạy
...
...
...
...
BÀI 40: VỆ SINH BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. Mục tiêu 1. Kiến thức
- Xác định được nguyên nhân gây bệnh ở các cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Nêu được cơ sở khoa học và các biện pháp, phòng tránh các bệnh ở các cơ quan bài tiết nước tiểu.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh để thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: Tham khảo các tài liệu có liên quan đến bài. Bảng phụ, phiếu học tập ghi nội dung bảng 40.1.
- HS: Xem bài trước ở nhà III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày quá trình hình thành nước tiểu?
- Tại sao không nên nhịn tiểu?
3. Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu về một số tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu - Y/C HS đọc phần thông tin
SGK để trả lời câu hỏi (?) Những tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
(?) Khi cầu thận bị viêm và suy thoái, có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như thế nào về sức khỏe?
(?) Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến những hậu quả như thế nào về sức khỏe?
(?) Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi thận có thể ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
- Gọi HS trả lời, NXBS - GVKL
- HS đọc thông tin trao đổi nhóm thống nhất đp án.
Các tác nhân: Các vi khuẩn gây bệnh, các chất độc, khẩu phần ăn không hợp lí.
Làm cho quá trình lọc máu bị trì trệ, làm cho các chất cặn bã, chất độc hại tích tụ trong máu. Biểu hiện sớm nhất là cơ thể bị phù dẫn đến hôn mê và chết.
Các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả làm cho quá trình hấp thụ lại và bài tiết các chất cặn bã bị giảm
môi trường trong bị biến đổi, rối loạn quá trình trao đổi chất. Ống thận bị tổn thương có thể làm tắc ống thận hay nước tiểu trong ống có hòa thẳng vào máu và gây đầu độc cơ thể.
Gây tình trạng bí tiểu hay không đi tiểu được gây đau giữ dội nguy hiểm đến tính mạng
- HS trả lời, bổ sung cho
I. Một số tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu Các tác nhân : Các vi khuẩn gây bệnh, các chất độc, khẩu phần ăn không hợp lí.
nhau
HĐ2: Cần X/dựng thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại
- Y/C HS dựa vào kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế, tìm nội dung phù hợp điền vào phiếu học tập - GV treo bảng phụ
- Gọi HS lên điền bảng phụ, các em khác NXBS cho nhau
- GVNX, bổ sung công bố đáp án đúng
- Từng HS suy nghĩ, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập
- Quan sát nội dung bảng - Đại diện nhóm hoàn thành bảng phụ
- Sửa chữa nắm kiến thức
II. Cần xây dựng thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn bộ cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu
- Khẩu phần ăn không hợp lí
+ Không ăn quá nhiều protêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi + Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm độc
+ Uống đủ nước
- Nên đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu
Các thói quen sống khoa
học Cơ sở khoa học
Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn bộ cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu
Hạn chế các VSV gây bệnh
Khẩu phần ăn không hợp lí - Không ăn quá nhiều protêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi
- Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm độc
- Uống đủ nước
- Tránh thận làm việc quá sức, hạn chế khả năng tạo sỏi
- Hạn chế tác hại các chất độc
- Tạo đk thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục Nên đi tiểu đúng lúc,
không nên nhịn tiểu - tạo đk thuận lợi cho quá trình tạo thành nước tiểu được liên tục
- Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái
4. Củng cố luyện tập
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài
- Nêu câu hỏi: Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu? Các biện pháp phòng tránh các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Học bài, trả lời câu hỏi
CHƯƠNG VIII: DA