CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.3 Lý luận về hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT
Mục đích của HĐBDHSG đã quy định rõ trong điều 1 Quy chế thi HSGQG, đó chính là: “Động viên, khích lệ những HS học giỏi và các GV dạy giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng của công tác QL,
chỉ đạo của các cấp QLGD; đồng thời nhằm phát hiện HS có năng khiếu về môn học để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước”.
Giáo dục ở cấp THPT là một khâu quan trọng, một bộ phận hữu cơ của bậc giáo dục phổ thông, nằm trong cấu trúc chung của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục THPT với nhiệm vụ hình thành và hoàn thiện nhân cách toàn diện với những yêu cầu mới, tạo nên nguồn nhân lực có trình độ cao là cơ sở cho bồi dưỡng nhân tài. Chất lượng của giáo dục THPT là chất lượng của nền dân trí, là nguồn lực hữu cơ của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Do vậy, mục tiêu của HĐBDHSG ở trường THPT không nằm ngoài mục tiêu chung của giáo dục Việt Nam. Đó là:
xây dựng lực lượng tiềm năng để thực hiện mục tiêu bồi dưỡng nhân tài cho xã hội.
Song HĐBDHSG ở trường THPT còn có những mục tiêu cụ thể như:
- Mở rộng, nâng cao kiến thức môn học;
- Phát triển năng khiếu, bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo;
- Rèn luyện các kỹ năng học tập chuyên sâu, tự học, tự nghiên cứu, khám phá;
- Phát triển PP suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của HS;
- Nâng cao ý thức, khát vọng của HS về trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng, đóng góp cho xã hội nhằm phát triển trí tuệ Việt Nam đáp ứng yêu cầu thời đại mới.
1.3.2 Nguyên tắc hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT
Bản chất của hoạt động bồi dưỡng chính là hoạt động đào tạo con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách để đáp ứng mục tiêu về giáo dục của xã hội. Do vậy, hoạt động này phải tuân theo những quy luật cơ bản của quá trình giáo dục. Mặt khác, đối tượng của HĐBDHSG là những HS vốn đã có năng lực đặc biệt trong học tập, do vậy, quá trình bồi dưỡng cần phải bảo đảm năm nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
BDHSG là một dạng dạy học đặc biệt, với đối tượng HS được tuyển chọn là HSG, HSNK có chỉ số IQ cao hoặc trình độ tiếp thu nhanh. Vì thế, quá trình bồi dưỡng phải tiến hành theo cấu trúc khoa học bao gồm các thành tố như: mục tiêu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng, kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, điều kiện thực hiện bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng. Song, những kiến thức đưa vào nội dung bồi dưỡng phải mang tính hiện đại, liên tục cập nhật cái
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Trong quá trình BDHSG, phải lựa chọn nội dung, hình thức, PP để thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế. Quá trình bồi dưỡng phải thật sự giúp cho HS có khả năng giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn với mức độ cao hơn, sáng tạo hơn. Một mặt, nhà giáo dục phải tạo điều kiện cho HS hình thành năng lực học tập thực tiễn. Mặt khác, phải định hướng cho HS hiểu biết, nắm bắt tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các chính sách và cơ chế QL kinh tế, cơ cấu các thành phần kinh tế cũng như sự phát triển về các nhu cầu của xã hội. T đó, HS có thể điều chỉnh hứng thú, xác định động cơ học tập phù hợp hơn với những biến chuyển của thời cuộc, tránh tình trạng lý thuyết xa rời với thực tiễn đời sống xã hội.
- Nguyên tắc cá nhân hóa người học
Trong quá trình bồi dưỡng, ta phải tạo cơ hội để người học sử dụng vốn tri thức, hiểu biết đã có để tiếp tục phân tích, trao đổi, tiếp nhận những vấn đề mới hơn, với yêu cầu cao hơn trên cơ sở HS thật sự đóng vai trò chủ động trong quá trình phát triển những hiểu biết mới. Hiệu quả của HĐBDHSG ở trường THPT chuyên sẽ đạt được khi quá trình bồi dưỡng tuân thủ được tính cá nhân hóa người học. Nội dung, PP trong HĐ bồi dưỡng phải dựa trên cơ sở nhận định, đánh giá đúng năng lực, sở trường, khả năng trí tuệ, thể lực của t ng cá nhân HS. Có như vậy, HĐ bồi dưỡng sẽ giúp HS lĩnh hội các tri thức và kỹ năng phù hợp với năng lực cá nhân. T đó, mầm mống nhân tài ở trong mỗi cá nhân HS sẽ nẩy mầm và phát triển.
- Nguyên tắc tính khả thi
Hiệu quả của HĐBDHSG sẽ mang đến tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc khẳng định vị thế, uy tín, tên tuổi của nhà trường và các cơ sở giáo dục. Nhưng HĐBDHSG là một hoạt động đòi hỏi yêu cầu cao để tạo ra sản phẩm giáo dục chất lượng tốt. Do vậy, quy trình QL hoạt động này phải đảm bảo được tính khả thi, phải tính toán đến mọi yếu tố t khả năng của con người, tài chính, thời gian và các điều kiện khác để có thể đạt được những mục tiêu bồi dưỡng đặt ra.
- Nguyên tắc phát triển
Lứa tuổi THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển về thể chất cũng như nhân cách. Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của HS THPT, có vai trò phát triển trí tuệ cho HS. Hoạt động BDHSG cần đảm bảo cho HS phát triển tư duy
một cách mạnh mẽ, độc lập và sáng tạo. Những năng lực như phân tích, so sánh, tổng hợp cũng cần phát triển.
1.3.3. Nội dung hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT
- Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức: bồi dưỡng cho HS về động cơ học tập đúng đắn, trong sáng, có tinh thần trách nhiệm, say mê khoa học, khiêm tốn, tinh thần chủ động cao, kiên trì nhẫn nại, độc lập suy nghĩ và hành động.
- Bồi dưỡng kiến thức nâng cao: mở rộng và nâng cao phạm vi kiến thức của một môn học trên cơ sở chương trình chính khóa HS đã tiếp thu.
- Phát triển năng lực trí tuệ, tư duy, sáng tạo: rèn luyện cho HS năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, phân tích tổng hợp sự vật, hiện tượng có tính hệ thống và chính xác, có khả năng tr u tượng hóa, khả năng tiếp thu nhanh và sáng tạo.
- Rèn luyện, phát triển kỹ năng, kỹ xảo: rèn luyện kỹ năng nhận và xử lý thông tin, trình bày vấn đề mạch lạc, biết phán đoán đề ra phương án giải quyết nhanh chóng chính xác; linh hoạt về ngôn ngữ, vận dụng sáng tạo lý thuyết vào thực hành.
- Phát triển lòng đam mê môn học, hứng thú học tập: GV khi dạy BDHSG không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức cho HS mà còn khơi dậy cho HS lòng đam mê, hứng thú đối với môn học mình dạy. Đây là thái độ đặc biệt cần có của HSG trong hoạt động học tập.
1.3.4. Hình thức bồi dưỡng HSG ở trường THPT
Hình thức bồi dưỡng là cách thức tổ chức HĐ bồi dưỡng theo một trình tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện mục tiêu của HĐBDHSG với ba hình thức:
- Bồi dưỡng theo chương trình: là hình thức bồi dưỡng trên cơ sở hoàn thiện hơn một chương trình HS đã tiếp thu hoặc nâng cao chương trình, nội dung theo nhu cầu đặt ra trong quá trình bồi dưỡng.
- Bồi dưỡng theo chuyên đề: là hình thức bồi dưỡng chọn một phạm vi kiến thức, một số kỹ năng nhất định cho HS đáp ứng những nhu cầu về kiến thức và kỹ năng trong quá trình bồi dưỡng.
- Bồi dưỡng theo năng lực của HS: là hình thức bồi dưỡng chọn một nhóm HS có năng lực vượt trội để dạy trước chương trình và dạy sâu những lĩnh vực để HS có thể tham gia các kỳ thi HSG vượt cấp và có phạm vi lớn.
Việc lựa chọn và quyết định các hình thức bồi dưỡng cần phải căn cứ trên cơ sở đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh của đối tượng HS tham gia học bồi dưỡng, điều kiện tổ chức của nhà trường và nội dung cần phải bồi dưỡng.
1.3.5. Thời gian tổ chức hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT - Bồi dưỡng tập trung vào thời gian hè;
- Bồi dưỡng tập trung cao điểm trước các kỳ thi;
- Bồi dưỡng song song với hoạt động dạy và học chính khóa.